Đóng hàng cho khách được xem là khâu bắt buộc mà mọi chủ kinh doanh online đều cần lưu ý để đảm bảo quá trình giao nhận đơn cũng như chất lượng hàng hóa khi đến tay khách hàng.
Có khá nhiều cách để đóng gói hàng hóa, tuy nhiên thông thường các hãng vận chuyển sẽ có quy định rõ ràng đối với từng loại hàng hóa buộc chủ kinh doanh phải tuân thủ để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề đáng tiếc nào xảy ra trong quá trình vận chuyển.
1. Quy định chung về đóng gói hàng hóa
Hàng hóa phải được đóng gói bằng thùng, hộp bằng bìa cứng bên ngoài (trừ các sản phẩm không dễ vỡ và biến dạng như quần áo, vải vóc,…)
Khi đóng hàng cho khách, các sản phẩm phải được bọc kín và gia cố bằng các mút, xốp hoặc giấy báo bên trong hộp đóng gói để hàng hóa không bị đổ vỡ trong suốt quá trình vận chuyển và đến tay người mua hàng một cách an toàn.
Đối với các đơn hàng chứa chất lỏng hoặc thực phẩm tươi sống, đông lạnh cần được bọc kỹ bằng các loại bao bì chống thấm.
Nếu sản phẩm là các loại hàng hóa dễ vỡ, đơn vị vận chuyển khuyến khích khách hàng dán nhãn “hàng dễ vỡ” phía bên ngoài bao bì đóng gói.
2. 10 quy cách đóng hàng cho khách chi tiết đối với từng loại sản phẩm
2.1 Quy cách đóng gói đối với sản phẩm dễ vỡ
Đối với các loại sản phẩm như ly tách, chén dĩa hay thủy tinh,…khi đóng hàng gửi khách, việc đóng gói kỹ càng và hạn chế tối đa các khoảng trống là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản phẩm một cách tốt nhất trong việc đóng gói hàng hóa.
Bước 1: Sử dụng các loại Bubble bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3-4 lớp và dùng băng keo để cố định sản phẩm
Bước 2: Đặt sản phẩm vào thùng carton, sử dụng PE hoặc mút xốp để có thể cố định sản phẩm cho vừa khít và không còn các khoảng trống so với hộp/ thùng carton cũng như các sản phẩm khác bên trong. Tiếp tục dùng băng keo để đóng và cố định thùng carton.
Bước 3: Dán tem hàng dễ vỡ và thử lắc nhẹ hàng hóa để đảm bảo không còn tiếng động lạ bên trong để khẳng định một lần nữa về tính an toàn cho sản phẩm.
2.2 Quy cách đóng gói hàng hóa chứa chất lỏng, hóa mỹ phẩm
Đối với các mặt hàng có chai lọ và được đậy nắp, chủ kinh doanh cần đảm bảo được khả năng đậy kín để hàng hóa không bị đổ hay rỉ các loại chất lỏng ra ngoài.
Bước 1: Khóa Seal nắp sản phẩm bằng các loại băng keo, đảm bảo hàng hóa đóng gói luôn được bịt kín để chất lỏng không bị chảy ra ngoài ngay cả khi bị dốc ngược.
Bước 2: Sử dụng Bubble bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3-4 lớp và dùng băng keo để cố định.
Bước 3: Dán tem hàng dễ vỡ và thử lắc nhẹ hàng hóa để đảm bảo không còn tiếng động lạ bên trong, khẳng định một lần nữa về tính an toàn cho sản phẩm.
2.3 Quy cách đóng hàng cho khách với sản phẩm, linh kiện điện tử giá trị cao
Bước 1: Sử dụng các loại Bubble bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3-4 lớp và dùng băng keo để cố định sản phẩm.
Bước 2: Đặt cố định sản phẩm vào thùng carton, sử dụng PE hoặc cáp mút xốp để cố định sao cho không còn khoảng trống so với thùng, dùng băng keo gia cố thùng carton.
Bước 3: Dán tem hàng dễ vỡ.
2.4 Cách đóng gói hàng hóa quần áo, giày, túi xách,…
Bước 1: Sử dụng Bubble hoặc màng co bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm 3-4 lớp và dùng băng kéo cố định sản phẩm.
Bước 2: Đưa sản phẩm đã gói vào thùng carton và dùng băng keo dán gia cố.
2.5 Quy cách đóng gói hàng hóa là Sách và Văn phòng phẩm
- Đối với các loại hàng sách, báo, tạp chí, catalog, tài liệu,…
Bước 1: Sử dụng Bubble hoặc màng co bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3-4 lớp và sử dụng băng keo để gia cố hàng hóa.
Bước 2: Cho sản phẩm đã đóng gói vào thùng carton và sử dụng băng keo để gia cố.
- Đối với hàng hóa là tranh vẽ
Bước 1: Sử dụng Bubble hoặc màng co để gói sản phẩm trong khoảng 3-4 lớp và dán băng keo cố định lại.
Bước 2: Cuộn tròn tranh và cho vào ống nựa với độ dày khoảng 0,3 – 0,5 cm và bịt kín lại 2 đầu ống.
2.6 Quy cách đóng gói thực phẩm khô
Bước 1: Sử dụng bao bì chống thấm và hút chân không để đóng gói và bảo quản. Sử dụng Bubble hoặc màng co để đóng gói hàng hóa trong 3 – 4 lớp sau đó dùng băng keo để cố định sản phẩm.
Bước 2: Cho sản phẩm đã đóng gói vào thùng carton và gia cố hộp/ thùng hàng bằng băng keo.
2.7 Cách đóng gói màn hình máy tính, màn hình tivi
Bước 1: Sử dụng xốp bọc xung quanh tất cả 6 mặt của sản phẩm và dùng băng keo cố định 6 mặt xốp.
Bước 2: Dùng túi khí bọc hàng hóa và dùng băng keo dán cố định lại.
Bước 3: Dán tem hàng dễ vỡ lên thùng hàng hóa.
2.8 Đóng gói sản phẩm được đựng trong hộp thiếc, hộp giấy cứng (bột, sơn,…)
Bước 1: Sử dụng màng co gói chặt sản phẩm và dán băng keo cố định hộp cũng như nắp sản phẩm.
Bước 2: Dùng Bubble đóng gói sản phẩm khoảng 3-4 lớp và gia cố lại bằng băng keo.
Bước 3: Đặt sản phẩm vào hộp carton có chèn xốp mềm để hạn chế tối đa khoảng trống.
Bước 4: Dán tem hàng dễ vỡ lên thùng hàng đã đóng gói
2.9 Đóng gói phụ tùng xe máy, ô tô, đồ cơ khí
Bước 1: Bọc đệm các cạnh sắc, góc nhọn cũng như gờ cạnh các bộ phận như tấm kim loại hay lưới kim loại.
Bước 2: Bọc hoặc gói bề mặt gia công cơ khí của các bộ phận như ren cũng như đầu nối.
Bước 3: Bảo vệ các bộ phận của sản phẩm dễ bị móp méo hoặc trầy xước bằng đệm lót phù hợp và sau đó đặt phụ tùng vào các hộp đựng cứng, chắc chắn.
2.10 Đóng gói nhiều loại sản phẩm trong cùng 1 kiện hàng
Bước 1: Bọc từng loại sản phẩm theo đúng quy cách riêng
Bước 2: Tiếp tục đặt hàng vào các hộp carton có chèn xếp mềm để lấp đầy khoảng trống giữa hộp cũng như các sản phẩm bằng hạt xốp hoặc Bubble để tránh sự chuyển động, va đập giữa các loại hàng hóa, tránh để sát nhau.
Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững để đảm bảo quy trình đóng hàng cho khách lẻ, khách sỉ đúng quy chuẩn. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh tối ưu hoạt động giao hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Tất tần tật về vận chuyển trong kinh doanh online
- Cách ước tính phí vận chuyển theo khối lượng và kích thước