Năm 2024 được dự đoán là một năm bùng nổ với những xu hướng marketing đi vào chiều sâu, giúp tiếp cận chính xác đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 10 xu hướng marketing hot nhất 2023 mà bạn cần nắm được nếu muốn tiếp thị hiệu quả.
1. Xu hướng marketing 2024 – Marketing vì mục đích tốt đẹp cho cộng đồng
Xu hướng marketing 2023 vì mục đích tốt đẹp là phương pháp có từ lâu nhưng trong thời gian gần đây mới thực sự phát triển. Bên cạnh các xu hướng marketing 2023 mang tính chuyên môn, tính chiến lược hay kỹ thuật thì xu hướng marketing hiện đại vì mục đích tốt đẹp cho cộng đồng đang được áp dụng một cách hiệu quả trong việc định vị thương hiệu cũng như tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Một trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thành công nhất phải kế đến chính là Vinamilk. Đây là đơn vị đầu tiên áp dụng và triển khai thành công chiến lược marketing này một cách hiệu quả cách đây 10 năm. Với chương trình xây dựng quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” tặng 1 triệu, 3 triệu hay 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo tại vùng cao, Vinamilk không chỉ góp phần phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em nghèo mà còn tạo dựng được niềm tin, sự ủng hộ của khách hàng trên cả nước.
2. Tối ưu content để phát triển quan hệ khách hàng
Sự gắn kết cảm xúc với khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc marketing. Hiện nay, các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn vào việc phát triển nội dung như một chiến lược phát triển, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Nội dung content theo xu hướng marketing 2024 là chạm đến cảm xúc, thấu hiểu tâm lý của khách hàng.
Trong thời buổi mà sản phẩm cạnh tranh ít có sự khác biệt và đâu đâu cũng thấy quảng cáo, người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên những quyền lợi mình được hưởng, chế độ bảo hành và chế độ chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, yếu cố cảm xúc là mối liên kết vô cùng quan trọng giúp bạn có thể cạnh tranh được với đối thủ. Việc xây dựng những nội dung content theo nghệ thuật kể chuyện sẽ giúp tạo được sự đồng tình, sự quan tâm từ phía khách hàng nhiều hơn là những nội dung mang tính quảng cáo nhiều.
3 Xu hướng marketing 2024 – Xây dựng nội dung bài viết có tương tác nhiều hơn
Bên cạnh việc tối ưu content để phát triển quan hệ khách hàng, các doanh nghiệp còn phát triển hướng nội dung có tương tác nhiều hơn. Trong đó, khách hàng sẽ phải đưa ra những tương tác ảnh hưởng đến kết quả bài viết. Điều này đã được phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, 2023 và trong xu hướng marketing online 2024, điều này còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa đặc biệt là với các nội dung và video tương tác trên Blog. Khi khách hàng hay độc giả tác động trực tiếp đến nội dung thì họ sẽ cảm thấy thích thú, nhớ đến thương hiệu quả mình và có thể chia sẻ với bạn bè nhiều hơn. Mỗi khách hàng sẽ có những trải nghiệm khác nhau và chiến dịch truyền thông xã hội của mỗi doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.
4. Cá nhân hóa marketing để tạo ra trải nghiệm khác biệt
Cá nhân hóa marketing là cung cấp thông tin đến cho từng khách hàng với những nội dung phù hợp với nhu cầu tim kiếm thông tin của từng cá nhân. Mục đích của phương pháp này để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, củng cố lòng trung thành với thương hiệu của chúng ta và mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng doanh thu. Chiến dịch marketing cá nhân hóa đang được marketers áp dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh.
Đọc thêm: 20 mẹo tối ưu cho một chiến dịch marketing
5. Xu hướng marketing hiện đại có chọn lọc
Hiện nay, các mạng xã hội lớn như Google, LinkedIn, G+, Folkd, Twitter và Facebook đều hỗ trợ có chọn lọc giúp cho nhà quảng cáo tiếp thị linh hoạt hơn với đối tượng của mình. Họ có thể sử dụng các công cụ như tạo lập hồ sơ người dùng, đánh giá dự toán, chia nhỏ tập dữ liệu để đẩy lên các nền tảng khác nhau. Điều đặc biệt nhất là các nhà quảng cáo có thể xác định được những đối tượng mục tiêu và chuyển tải được nội dung mang tính cá nhân hóa tới phân khúc thị trường tiềm năng.
Hiện nay, sự tương tác giữa các banner truyền thống giảm sút và ngày càng có nhiều người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo. Vì thế, mục tiêu quảng cáo nhắm đến các tài khoản cá nhân hóa qua các kênh mạng xã hội sẽ có độ bao phủ rộng lớn hơn, mục tiêu nhắm đối tượng tiềm năng chính xác hơn và giảm thiểu ngân sách marketing.
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
6. Tích hợp hoạt động marketing với chu trình mua hàng
Marketing ngày càng gia tăng mức độ phức tạp, những phương pháp phân tích hành vi khách hàng như xây dựng bản đồ chu trình mua hàng (Lifecycle), xây dựng chân dung khách hàng (Buyer Persona) ngày càng được chú trọng hơn. Đây là một trong những chiến lược quyết định sự thành bại của chiến dịch marketing. Bất cứ một doanh nghiệp nào dù to hay nhỏ đều cần phải phân tích, hiểu rõ tâm lý, nhu cầu và thói quen mua hàng của khách hàng để có thể hoạch định chiến lược và tạo nội dung phù hợp với khách hàng.
7. Tích hợp Marketing automation vào bán hàng
Với Marketing Automation, doanh nghiệp có thể xây dựng một quy trình tiếp thị tự động và liên tục, từ việc thu thập thông tin khách hàng, tạo liên lạc và tương tác với khách hàng, đến việc xây dựng quan hệ và bán hàng. Điều này giúp cải thiện kỹ năng tiếp thị, tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng, từ đó đạt được hiệu quả tiếp thị và tăng trưởng doanh số.
Trong đó, phần mềm Sapo Hub phù hợp với tất cả các chủ shop đang kinh doanh kể cả là bán trực tiếp tại cửa hàng, bán online trên Facebook, sàn TMĐT hay bán hàng trên các Website và đặc biệt là bán hàng đa kênh
Phần mềm Sapo Hub với mức chi phí rất hợp lý, giá chỉ từ 6,000/ngày, cho phép nhà bán hàng có thể quản lý bán hàng chuyên nghiệp, phân chia nhóm khách hàng tự động và tạo chiến dịch marketing automation hiệu quả để gia tăng doanh thu, đơn hàng cũng như tối ưu chi phí cho các hoạt động quản lý.
Sapo Hub hỗ trợ nhà bán hàng gửi chiến dịch marketing tới từng nhóm khách hàng phù hợp theo từng chiến dịch để chăm sóc khách hàng, push sale hoặc theo từng điều kiện cụ thể như số lượng đơn hàng, hạng thẻ của khách hay các điều kiện thông tin nhân khẩu học.
Nhà bán hàng sẽ được nâng cao trải nghiệm với tính năng gửi tin nhắn Zalo/SMS/Mesenger tự động theo kịch bản phù hợp với từng nhóm đối tượng để tăng hiệu quả chuyển đổi cũng như chăm sóc khách hàng.
- Đối với kênh Zalo:
Gửi tin nhắn từ trình quản lý Zalo Official Account của cửa hàng đến tài khoản cá nhân khách hàng. Như vậy giúp nhà bán hàng gửi tin nhắn dễ dàng tới khách không ấn quan tâm kênh zalo của cửa hàng. Bạn có thể tận dụng các mẫu tin nhắn có sẵn và đăng ký duyệt với Zalo, như vậy giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ duyệt đối với tin thường và tin ưu tiên
- Đối với kênh SMS:
Nhà bán hàng có thể gửi tin nhắn đến số điện thoại người mua ở tất cả các nhà mạng ngay trên phần mềm Sapo Hub, cho phép lựa chọn tin nhắn từ brandname chuyên nghiệp cho tới các đầu số ngẫu nhiên. Sapo Hub hỗ trợ tạo sẵn các mẫu tin nhắn và đăng ký duyệt với nhà mạng, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian chờ duyệt.
- Messenger
Nhà bán hàng chỉ cần kết nối Fanpage sẵn có với phần mềm Sapo và sử dụng Sapo để quản lý hội thoại, lên đơn là có thể gửi được tin nhắn Marketing tới khách hàng. Sapo hỗ trợ gửi tin nhắn trực tiếp từ Fanpage không giới hạn số lượng đến người mua hàng, không hề mất phí và có thể gửi tin nhắn hàng loạt.
Sau khi đã triển khai các kế hoạch tin nhắn tự động, phần mềm Sapo Hub còn cung cấp các loại báo cáo chi tiết về lượng tin nhắn SMS/Zalo đã gửi đi, số lượng tin thành công, số lượng tin lỗi được thống kê chi tiết. Thêm vào đó. Phần mềm còn cho phép lưu trữ thông tin và lịch sử mua hàng để nhà bán hàng nắm bắt được hành vi mua sắm của từng đối tượng.
8. Sử dụng mạng xã hội để kinh doanh giữa các doanh nghiệp
2024 sẽ là năm của xu hướng buôn bán online trên mạng xã hội. Ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng và đối thủ hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng facebook, Zalo, Twitter hay Linkdeln để quảng bá hình ảnh, sản phẩn của mình hoặc quảng bá hình ảnh đến một công ty với mục đích cụ thể. Với xu hướng marketing hiện nay, dù bạn phát triển trên kênh nào đi chăng nữa thì nghệ thuật bán hàng online trên mạng xã hội cũng sẽ phát triển hơn nữa trong năm 2024
9. Xu hướng marketing online 2023 – Chứng kiến sự sụp đổ của nội dung Facebook “hữu cơ”
Facebook đã chỉnh sửa thuật toán trên News Feed nhằm ưu tiên các bài đăng của người thân, bạn bè của người dùng. Điều này khiến cho hiệu quả thu hút người đọc hữu cơ tới các trang web của doanh nghiệp lẫn báo chí bị giảm sút mạnh. Hiểu một cách đơn giản là khách hàng like fanpage của bạn nhưng không có nghĩa là bài post mới của bạn sẽ hiện trên tường của họ.
Theo thống kê khảo sát hơn 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của GetApp về hiệu quả của Facebook trong việc thu hút truy cập về website của họ, có đến ¼ những người được phỏng vấn trả lời là không hiệu quả. Trong năm 2024, doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang marketing và quảng cáo trên Facebook nhiều hơn thay thì thu hút người dùng sang trang web của mình
10. Kể một câu chuyện truyền thông bằng video có tính viral cao
Xu hướng marketing 2024 hiện có có sự truyển dịch sang các bài viết có tính bền vững, chất lượng cao đặc biệt là các bài post có chứa video sẽ thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng hơn. Một số mạng xã hội như Snapchat, Instagram,.. đã tích hợp tính năng mới cho phép người dùng kể chuyện qua video.
Đọc thêm: 5 bước làm một video marketing tuyệt vời hơn cả mong đợi
Theo phân tích xu hướng marketing hiện nay, người dùng muốn xây dựng những video dài hơn để chia sẻ hoặc lưu giữ những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Nếu như trước đây chỉ có những ứng dụng cho phép tạo video ngắn vài giây thì sự ra đời của Zipline có thể nổi lên trong năm 2024 vì ứng dụng này có nhiều tính năng đặc biệt như cho phép người dùng chụp ảnh, biên tập video đầy sáng tạo và có thể chia sẻ với follower.