Những kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết này được trích từ bản tin được in ấn của Sacha Greif. Ông là người đã từng thiết kế và vận hành một trang blog xuất sắc, nếu bạn đang đi tìm giải pháp xây dựng nội dung cho blog thì ngay tại đây, bạn nên bớt chút thời gian nghe những chia sẻ của ông. “Content Marketing” – Tiếp thị nội dung, là một thuật ngữ thông dụng để nói cách tiếp thị, quảng cáo cho doanh nghiệp thông qua việc cung cấp cho khách hàng những nội dung thông tin miễn phí, hữu ích, qua đó thu hút họ đến với webiste của bạn.
Ý tưởng xây dựng nội dung cho “Content Marketing” được dựa trên vấn đề cốt lõi là: Khách hàng đang cần những gì và họ đang tìm kiếm những thứ đó thông qua các công cụ và liên kết trên mạng xã hội nào?
Bạn là một doanh nghiệp, nếu bạn có một blog với nội dung thu hút được sự quan tâm của khách hàng, ngoài việc lượng khách ghé thăm website của bạn sẽ tăng lên thì thương hiệu doanh nghiệp của bạn chắc chắn cũng được cải thiện. Marketing theo các hình thức truyền thống vừa tốn kém chi phí, thời gian và cả chất xám. Thông thường các công ty nhỏ hay bị sa đà vào một trong 3 yếu tố trên. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng giành được sự quan tâm của khách hàng bằng cách tập trung xây dựng nội dung cho các trang cộng đồng. Vấn đề đặt ra là xây dựng nội dung như thế nào?
Nên viết những gì để blog của bạn được nhiều khách hàng biết đến? Làm thế nào để bạn tạo ra các đường dẫn tới website của mình một cách hiệu quả nhất mà không tốn kém thời gian? Câu trả lời ngắn gọn đó là, bạn hãy viết tất cả những gì khách hàng đang cần được giải đáp, thậm chí cả những vấn đề khiến họ hài lòng, họ bực tức, hoặc đơn giản chỉ là thắc mắc họ đang đi tìm kiếm… Dưới đây là 11 ý tưởng xây dựng nội dung được đúc rút từ kinh nghiệm vận hành của những trang web thành công.
1. Hãy trở thành một chuyên gia
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một lĩnh vực riêng, sự hiểu biết về lĩnh vực đó chắc chắn phải là thế mạnh không thể thiếu của bạn, nó giúp bạn giải thích được một cách tường tận các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đó. Công ty phân tích web KISSmetrics đã có một blog siêu hiệu quả. Nó được rất nhiều khách hàng quan tâm và thường xuyên ghé thăm, và một trong những bài viết được chia sẻ nhiều nhất của họ đó là “Những Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu dùng Google Analytics”.
Vậy bạn đang làm trong lĩnh vực gì, bạn hãy suy nghĩ những tiêu đề tương tự với cấu trúc như: “Hướng dẫn người mới bắt đầu…” hoặc “Để bắt đầu… cần những gì?”. Điều này không chỉ giúp bạn nhận được nhiều lượng truy cập hơn mà khách hàng của bạn cũng sẽ được học hỏi tri thức và trở nên có hiểu biết hơn nhờ những bài viết của bạn.
2. Đóng vai người mới bắt đầu
Bạn hãy viết về một đề tài, trong đó bạn đóng vai nhân vật đang đi tìm hiểu một vấn đề nào đó. Tiêu đề bài viết của bạn sẽ có cấu trúc dạng như: “Tôi phải làm gì khi muốn…?” hoặc “Để đạt được… tôi cần phải làm những gì”.
Sau đó bạn hãy viết ra những nội dung giải đáp cần thiết, những kinh nghiệm, chia sẻ thực tế của bạn trong quá trình bạn làm, thậm chí cả những lời khuyên hữu ích dành cho những người đi sau để tránh được những sai lầm mà bạn đã mắc phải. Một trong những bài ăn khách nhất của Sacha Greif, đó chính là chia sẻ kinh nghiệm về “Reddit Quảng cáo”, đây là một lĩnh vực mới mẻ và ít người tham gia, tuy nhiên ông đã viết về những trải nghiệm của mình trong lĩnh vực này, và ông đã thành công khi thu hút được người quan tâm tới bài viết cũng như blog của mình.
3. Thảo luận về những đối thủ cạnh tranh cũng như lĩnh vực kinh doanh của bạn
Bạn là một khách hàng mua hàng trên mạng, bạn luôn muốn chắc chắn rằng mình là một người mua sắm khôn ngoan, bạn cần phải có kiến thức về ngành nghề, cũng như các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn nghĩ gì, khách hàng cũng nghĩ vậy. Họ cũng suy nghĩ về những đối thủ cạnh tranh của bạn, họ cũng đang nghĩ xem liệu họ có mua được giá rẻ hơn trên Amazon hay không, hay họ đã nghe được những thông tin không hay về lĩnh vực ngành nghề của bạn.
Theo quan điểm này, Shopify đã áp dụng vô cùng tốt với website của họ. Họ đã dành một phần riêng để so sánh họ với các đối thủ cạnh tranh theo một cách rất khách quan và hòa nhã. Tuy nhiên, bằng cách này, nhiều blog đã dùng để tiếp thị sản phẩm của mình một cách không lành mạnh, thêm vào đó lối viết nghèo nàn đã làm tiêu tốn thời gian của những khách hàng quan tâm tới nó, điều tồi tệ hơn, họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên thực sự không được tốt.
4. Cách bạn làm có gì khác biệt?
Mỗi một doanh nghiệp đều làm những việc khác nhau, và trong đó đều có những bí kíp để giúp bạn chiến thắng. Bạn có một tuyệt chiêu nào đó ẩn sau những cánh gà kia, bạn hãy chia sẻ và viết nó lên. Và khi mọi người muốn tìm những cách làm mới, thì họ sẽ tìm thấy bài viết của bạn ở đó. Nó không những làm cho khách hàng biết đến bạn nhiều hơn, mà còn giúp họ thực sự có được thành công từ những điều bạn chia sẻ.
Một ví dụ điển hình đó là đoạn video trên Youtube của hãng hàng không Lufthansa đã được khách hàng rất quan tâm, với những hình ảnh hậu trường kỹ thuật để chiếc máy bay Airbus A380 ở San Francisco hạ cánh an toàn. Nó không chỉ là thông tin quảng bá thương hiệu, mà còn nhằm nhấn mạnhsự an toàn và chuyên nghiệp tạo nên lợi thế của họ.
5. Thất bại của bạn
Thất bại của bạn có thể là đáng xấu hổ, nhưng nó sẽ là những bài học hữu ích bổ sung vào vốn kiến thức bạn trang bị cho riêng mình, và bạn hãy đừng ngần ngại chia sẻ nó với những người khác. Mời bạn tiếp tục nghiên cứu “11 ý tưởng xây dựng nội dung Blog giúp bạn thu hút được khách hàng – Phần 2” tại đây
(Tổng hợp từ http://www.shivarweb.com)