Những lý do kinh doanh thua lỗ mà hầu hết những chủ cửa hàng từ “lính mới” cho đến thâm niên “đầy mình” đều dễ dàng mắc phải là gì? Làm sao để bản thân không đi vào vết xe đổ này luôn là điều bạn trăn trở mà chưa có câu trả lời? Vậy hãy đọc ngay lý do kinh doanh 1 vốn 4 lời mà vẫn không thấy tiền đâu ngay dưới đây nhé!
— Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ kiến thức hữu ích đến với bạn —
1. Nhập hàng không có kế hoạch
Nguồn vốn mạnh luôn là một ưu thế lớn giúp bạn dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ. Hơn nữa một cửa hàng có sản phẩm đa dạng sẽ giúp người mua có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên nếu không có kế hoạch nhập hàng cụ thể và cái nhìn chi tiết về sản phẩm cũng như khả năng cung – cầu của thị trường mà chỉ nhìn thấy ai bán gì có lãi cũng chạy theo nhập rồi đến lúc vô tình lựa chọn kinh doanh một mặt hàng mà thị trường đang dư cung thì thực sự đáng tiếc.
Điều này dễ dàng dẫn đến tồn kho hàng hóa cả đống khiến bạn phải bán tháo, mất lãi, thậm chí là thua lỗ lớn nếu tình trạng đó diễn ra nhiều lần trong thời gian dài. Nhập hàng không có kế hoạch và nghiên cứu trước về sản phẩm thật sự là một quyết định sai lầm, nhiều chủ shop đã phải đóng cửa bởi không thể “giải quyết” được hàng tồn hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần cân nhắn và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường trước khi có quyết định nhập mặt hàng nào để kinh doanh nhé.
Xem thêm: 8 mặt hàng kinh doanh giúp “hốt bạc” nhanh nhất 2020
Xem thêm: Phần mềm quản lý đơn hàng Shopee HIỆU QUẢ – DỄ SỬ DỤNG
2. Không thưởng xuyên theo dõi lãi lỗ, quản lý dòng tiền
Một trong những lý do kinh doanh thất bại bởi các chủ cửa hàng không thường xuyên theo dõi lãi lỗ và quản lý dòng tiền chặt chẽ. Nhất là các chủ cửa hàng nhỏ lẻ có thói quen ghi chép bằng sổ sách. Việc quản lý theo phương thức thủ công khiến mỗi lần tổng kết lãi lỗ, theo dõi tình hình bán hàng của từng sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian.
Xem thêm: Thất thoát tiền tỷ khi quản lý cửa hàng thiếu khoa học
Do đó thông thường 1 tuần hoặc thậm chí cả tháng chủ tiệm mới tổng kết lãi lỗ, đồng thời khi tiền trong tay mà có sản phẩm hết họ thường nhập hàng luôn mà ít để ý đến việc hàng hóa đó có thực sự là sản phẩm nên ưu tiên nhập trước hay không, cần phân bổ nguồn tiền như thế nào . Điều này đôi khi làm nguồn tiền hao hụt mà không rõ lý do, hoặc sử dụng kém hiệu quả.
Để hạn chế tối đa những thất thoát không đáng có và quản lý nguồn tiền hiệu quả, hãy để KiotViet – Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay giúp bạn. Có KiotViet, chủ shop không cần dành thời gian ghi chép, tính toán thống kê thu chi, lãi lỗ mỗi ngày bởi phần mềm đã tự động tổng hợp hoàn toàn chính xác. Dùng thử MIỄN PHÍ ngay để trải nghiệm tất cả những tính năng ưu việt của phần mềm nhé.
>> BẠN CÓ BIẾT Cách quản lý đơn hàng Shopee TOÀN DIỆN và NHANH CHÓNG
3. Ít kiểm kê hàng hóa – lý do kinh doanh thua lỗ điển hình
Thông thường một cửa hàng có rất nhiều nguyên vật liệu, hàng hóa từ vài chục, vài trăm, cho đến cả ngàn mã khác nhau do đó nếu chỉ một người quản lý, việc kiểm kê sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn công sức. Chưa kể nếu hàng hóa sắp xếp không theo thứ tự thì đếm thừa hay kiểm thiếu cũng dễ hiểu.
Tuy nhiên nếu vì những lý do trên mà không theo dõi số lượng hàng hóa thường xuyên thì thất thoát hàng hóa, sản phẩm bị quá hạn cần bỏ đi hay thậm chí nhân viên gian dối “cầm nhầm” đồ của cửa tiệm về nhà đều có thể xảy ra.
Vậy nên việc quản lý cửa hàng chặt chẽ giúp bạn không mắc phải 3 lý do kinh doanh thua lỗ, thiếu hiệu quả, lỗ vốn liên miên vì thất thoát dù buôn may bán đắt là cần thiết. Để làm được điều này bạn có thể nâng cao năng lực quản lý, kiểm kê, chăm sóc khách hàng, bán hàng, xuất – nhập kho, doanh thu, nguồn vốn… đồng thời thường xuyên thống kê chi tiết để hạn chế lãng phí không đáng có và điều chỉnh hướng kinh doanh phù hợp với thị trường, cũng như tối đa hóa lợi nhuận của cửa hàng.
Một trong những cách làm mà nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để thực hiện các yêu cầu trên một cách nhanh chóng dễ dàng, với chi phí rẻ hiện nay chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Đừng chần chừ nữa hãy trải nghiệm ngay để “cứu sống” cửa hàng mình thôi nào!