Mặc dù đang trên đà phát triển nóng nhưng lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực chưa bao giờ hết khó khăn. Ngay cả các thương hiệu lớn như McDonald’s, Burger King cũng không thành công như dự tính trên thị trường Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất bại của mô hình này? Trong bài viết này, KiotViet sẽ giới thiệu cho bạn 3 thách thức trong kinh doanh chuỗi nhà hàng.
3 thách thức trong kinh doanh chuỗi nhà hàng
1. Thách thức trong vấn đề quản lý chất lượng của chuỗi
Một lý do phổ biến khiến một số mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng thất bại là khi mở quá nhiều địa điểm lại không quản lý được chất lượng.
Để chuỗi nhà hàng đi vào hoạt động được hiệu quả thì nhất thiết phải duy trì được chất lượng phục vụ. Đây là một bài toán khó mà nhiều thương hiệu Việt vẫn chưa thực hiện được khi mở rộng kinh doanh. Các cửa hàng chung một chuỗi nhưng thực tế chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm tại mỗi chi nhánh rất khác nhau.
Nói cho cùng, để đảm bảo và kiểm soát tốt chất lượng phục vụ tại mỗi cửa hàng trên từng chuỗi, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của mình. Nói cụ thể hơn, chủ kinh doanh phải làm sao loại bỏ được tất cả các yếu tố thừa thãi mà quy trình hóa một cách chuẩn mực. Liên tục tổ chức đào tạo cho nhân viên về trách nghiệm của mình và các kỹ năng trong nghề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Cùng với đó, chủ kinh doanh nên cho nhân viên áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng cho chuỗi cửa hàng của mình để tăng năng suất phục vụ cũng như giảm sai sót trong quá trình bán hàng.
2. Thách thức trong vấn đề thay đổi tư duy kinh doanh
Khi xác định mô hình phát triển chuỗi trong lĩnh vực ẩm thực, thách thức lớn nhất nằm ở vấn đề tư duy bảo thủ trong kinh doanh. Người chủ không không muốn hay chẳng dám mở rộng và phát triển chuỗi nhà hàng vì sợ thua lỗ. Phần lớn họ sẽ lại chọn cách mở rộng menu, bán thêm sản phẩm để tăng doanh thu.
Nhưng khi quyết định nâng cấp nhà hàng lên thành chuỗi thì chủ kinh doanh phải chấp nhận “hy sinh”, nghĩa là tối giản nhất menu và loại bỏ những sản phẩm khó làm và không quy chuẩn hóa được.
Ví dụ như menu ban đầu khi Highlands Coffee ra thị trường Hà Nội có tới 50 món, giờ khi đã phát triển tới 150 quán, thương hiệu này rút gọn lại chỉ còn gần 20 món trên menu. Điều họ tập trung chính là đào tạo nhân lực và giữ gìn chất lượng dịch vụ.
Xem thêm:5 điều phải đảm bảo khi bắt đầu mở nhà hàng ăn uống
3. Sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường
Sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường
Phần lớn nhà hàng thất bại tại thị trường Việt Nam đều vấp phải những yếu tố sau.
Thứ nhất, sản phẩm kinh doanh không phù hợp. Nhiều nhà hàng muốn “tây hóa” món ăn của mình tuy nhiên lại gặp khó khăn do sản phẩm không phù hợp với gu ẩm thực của người Việt. Ví dụ như, Burger King kinh doanh rất thành công tại nước ngoài nhưng khi bước chân vào thị trường nước ta thì lại thiếu có cơ hội để mở chuỗi do số lượng người thích ăn món này không nhiều.
Thứ hai là môi trường cạnh tranh. Muốn mở chuỗi nhà hàng thì bạn phải lường trước được sự cạnh tranh của nhiều bên khác nhau. Ngoài việc tìm hiểu xem đối thủ trực tiếp của mình là ai thì chủ kinh doanh nên xem xét thêm về các đối thủ tiềm ẩn khác chính là vô số quán ăn bán những sản phẩm thay thế như cơm bình dân, phở, bún chả, xôi,…
Kết luận:
Trước khi tính đến việc mở rộng, bạn cần xem xét tính khả thi bắt đầu từ địa điểm đầu tiên. Những tín hiệu gì tại cửa hàng đầu tiên cho thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng để mở rộng thành chuỗi các nhà hàng?
Tiêu chí để một thương hiệu sau khi ổn định tại một cửa hàng và có khả năng mở rộng nằm ở hai yếu tố: khả năng quy trình hóa việc tạo ra sản phẩm và khả năng giữ vững chất lượng dịch vụ. Đây là 2 yếu tố cơ bản nhất để một mô hình F&B có thể bắt đầu thử sức mở rộng. Khi kinh doanh thành chuỗi chắc chắn sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên nếu hai vấn đề trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công.