Trong kinh doanh online, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quy trình marketing. Vì vậy, sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng, giúp cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp chủ cửa hàng, doanh nghiệp online có thể đưa ra chiến lược phát triển, kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp do đánh giá không đúng tầm quan trọng của các công cụ nghiên cứu thị trường hoặc do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu nên đưa ra những quyết định không sát thực tế, kết quả là họ vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường.
Để thành công trong thị trường kinh doanh online, các công cụ nghiên cứu thị trường giúp thực hiện khảo sát thị trường của Google sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp.
1. Google Search
Đây là công cụ nghiên cứu thị trường đơn giản, thuận tiện nhất trong khảo sát thị trường. Qua công cụ tìm kiếm, ta có thể thấy được các trang web có liên quan đến từ khóa mà bạn gõ, từ đó từng bước xác lập được đối thủ cạnh tranh với mình trên thị trường online. Để xác định được mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần làm theo những cách sau:
“Keyword”- (có ngoặc kép): Đây là biện pháp để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khóa này. Tuy nhiên nếu bạn chỉ dựa vào cách làm này thì rất khó khăn bởi có rất nhiều website, forum,… không xác định từ khóa mà bạn gõ là từ khóa chính nhưng nó vẫn xuất hiện trong danh sách tìm kiếm. Ngay cả khi bạn search có ngoặc kép thì kết quả trả lại bao gồm các trang web có cụm từ khóa trong description mà không cần có trong title. Như vậy vẫn không phải là đối thủ cạnh tranh từ khóa với bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể làm theo 2 cách dưới đây để thu được hiệu quả cao nhất
Allinanchor: “Keyword”-(có ngoặc kép): Giúp xác định có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.
Allintitle: “keyword” – (có ngoặc kép): Cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa mà bạn gõ trong phần title. Tìm kiếm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số trang web bạn phải cạnh tranh chính.
2. Google Trends
Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website Sapo Web ngay nào!
Là công cụ nghiên cứu thị trường thuộc Google Search cho phép chúng ta thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Trends sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta biết khi nào mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp. Điều này sẽ thật sự hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.
Tính năng Hot Searches sẽ hiển thị từ khóa đang “hot” ở một nước nào đó vào một ngày nhất định. Tại đây có hiển thị tổng số lượt tìm kiếm, mức độ phổ biến của từ khóa. Trong khi đó, tính năng Top Charts trình diễn mức độ phổ biến của từ khóa theo từng thể loại như thể thao, du lịch,… Bạn sẽ thấy được từ khóa đã tăng giảm bao nhiêu hạng so với tháng trước, từ khóa nào mới xuất hiện, tất nhiên là có cả ảnh minh họa.
3. Google Insight for search
Đây là công cụ nghiên cứu thị trường tìm kiếm giúp các nhà quảng cáo trực tuyến, tiếp thị hiểu được thói quen của người tìm kiếm. Với công cụ này bạn có thể thay đổi cách tiếp cận khách hàng tùy thuộc từng hoàn cảnh.
Kiểm tra theo mùa: Ví dụ khu nghỉ dưỡng trực tuyến có thể tìm hiểu xem khi nào mọi người tìm kiếm cụm từ khóa có liên quan đến trượt tuyết thường xuyên nhất. Từ đó có thể đoán trước được nhu cầu và đưa ra quyết định sáng suốt trong việc chi ngân sách quảng cáo, đội ngũ nhân viên đến các tài nguyên khu nghỉ dưỡng.
Thâm nhập thị trường mới: Các nhà phân phối có thể dựa vào Gooogle Insight để tìm cách mở rộng thị trường. Chỉ cần nhập mặt hàng bạn muốn kinh doanh, bạn có thể nắm được ở đâu có nhu cầu lớn nhất.
Ngoài ra bạn có thể nắm được các từ khóa liên quan được chú ý và các từ khóa được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều nhất khi sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường này.
4. Google Keywords Tool
Đây là công cụ nghiên cứu thị trường miễn phí hay được sử dụng trên Google. Nó cho phép người dùng biết được nhiều thông tin về hành vi đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, để từ đó xây dựng chiến lược quảng cáo qua công cụ tìm kiếm hiệu quả.
Bạn có thể nắm được số lượng các nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho một từ khóa cụ thể, giúp xác định mức độ cạnh tranh của vị trí quảng cáo.
Nếu bạn đã chỉ định một quốc gia hoặc ngôn ngữ cho tìm kiếm của mình, đây là số truy vấn trung bình gần đúng của người dùng trong 12 tháng cho từ khóa cho các quốc gia và ngôn ngữ đó
5. Google Docs
Là ứng dụng trực tuyến giúp soạn thảo, biên tập, quản lý và chia sẻ văn bản mạnh mẽ của Google. Nó tương tự Microsoft Word nhưng lại không quá phức tạp về thao tác nên người dùng không tốn nhiều thời gian để làm quen. Trong nghiên cứu thị trường, công cụ này giúp xây dựng bảng khảo sát đơn giản, nhanh chóng.
Chức năng Google Docs SpreadSheet tạo một form khảo sát đơn giản, bạn chỉ việc chỉnh sửa, thêm bớt bao nhiêu câu hỏi tùy thích. Có nhiều loại câu hỏi khác nhau phục vụ từng mục đích của bạn: Text, Paragraph text để nhận phản hồi trực tiếp bằng cấp nhập câu trả lời; Multiple Choice, Checkboxes, Choose from a list để khách bình chọn dựa trên câu trả lời đã nhận sẵn.
Ngoài ra, hệ thống còn có sẵn khá nhiều bộ theme để trang trí cho bài mẫu của bạn. Khi hoàn tất, Google Docs sẽ hiển thị một số tùy chọn, ví dụ như gửi qua email hoặc tạo đường dẫn nhúng, bạn sẽ nhận được danh sách phản hồi đối với mỗi người trả lời tương ứng.
Đọc thêm: Đi tìm thị trường ngách qua những bước siêu chuẩn này sau đây