5 Điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh ăn uống

Bước vào ngành kinh doanh ăn uống, chủ đầu tư thường mắc sai lầm là vẽ ra những tương lai thành công, siêu lợi nhuận,… Tuy nhiên khi bắt tay vào khởi nghiệp thì mới vỡ mộng vì bản thân còn thiếu sót rất nhiều kiến thức trong khi mục tiêu bản thân đặt ra lại quá cao. Do vậy, trước lúc bắt đầu khởi nghiệp bạn phải trang bị cho mình đầy đủ hành trang kiến thức để tư tin thành công trên con đường kinh doanh ăn uống.

5 Điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh ăn uống

1. Không gì quý hơn việc hiểu khách hàng

Sở hữu một lượng khách hàng đông đảo sẽ là một lợi thế giúp bạn có chỗ dựa vững chắc để phát triển kinh doanh ở những bước tiếp theo. Nhưng, làm thế nào để có khách hàng? 

Đơn giản thôi, hãy thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Bạn có thể hiểu và chia các đối tượng khách hàng theo nhu cầu ăn uống như sau:

kinh doanh ăn uống

Những khách hàng không thích ăn ngoài

Đây là nhóm khách hàng không có nhu cầu ăn uống ở ngoài, thông thường họ là người lớn tuổi có thu nhập trung bình. Họ mong muốn ăn uống cùng gia đình hơn là ở ngoài.

Nhóm khách hàng chi li

Nhóm khách hàng này thường là những người cầm tiền chi tiêu cho gia đình có thu nhập tương đối trở lên. Vì họ là người quyết định và nắm rõ các khoản chi tiêu trong gia đình nên rất tiết kiệm và có tính toán với đồng tiền của mình. Với nhóm khách hàng này, cho dù bạn cố “gợi ý” cho họ thêm một vài món nữa thì cũng vô ích. 

Nhóm khách hàng sành ăn

Có thể nói đây là tệp khách hàng rất khó tính trong ăn uống bởi họ không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức những món ăn mà  còn muốn “thẩm định” nhà hàng của bạn. Họ là những người thích ăn đồ ngon cũng như biết đánh giá hương vị của chúng ra sao. Phần lớn họ là những người có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả hào phóng cho món ăn của mình nếu nó xứng đáng.

Nhóm khách hàng dễ tính

Khách hàng thường là người có thu nhập thấp hoặc trung binh do vậy họ thường dễ tính trong việc thưởng thức các món ăn. Có thể thấy, nhóm khách hàng này rất dễ tiếp cận, bởi họ không yêu cầu quá nhiều hay khắt khe trong việc ăn uống.

Nhóm khách hàng phàm ăn

Đa  số họ là người trẻ tuổi, mức thu nhập trung bình. Họ thích ăn và ăn thường xuyên, đặc biệt là những đồ ăn nhanh hay các món ăn vặt. Họ có thói quen đặt đồ online nhiều hơn là ăn ngoài.

Nhóm khách hàng thích món mới lạ

Đây là tập hợp những người có sở thích ăn uống, thường xuyên đi các quán ăn, nhà hàng để trải nghiệm món ngon khác nhau. Họ thường rất hay quan tâm đến những món ngon mới lạ. Tuy nhiên, rất khó để “giữ chân” đối tượng khách hàng này.

Nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe

Đây là đối tượng khách hàng khi ăn ngoài thì đặc biệt quan tâm đến chất lượng vệ sinh của món ăn. Đây là nhóm đối tượng ghét đồ ăn nhanh, các món ăn ngập dầu mỡ. Họ cũng  sẵn sàng chi trả cao cho một bữa ăn miến là món ăn hợp vệ sinh và ngon.

 

Xem thêm:4 quy tắc giúp cách QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĂN UỐNG chuyên nghiệp

 

2. Biết sử dụng đồng vốn sao cho đúng đắn nhất

Tiền với người khởi nghiệp chính là “máu” và bạn sẽ gặp thất bại nếu không biết sử dụng đồng vốn. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách để tiết kiệm tiền đầu tư cho dự án khởi nghiệp của mình. 

Thông thường chi phí bạn bỏ ra sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền trong 1 năm tới chứ đừng có hi vọng là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Bắt đầu kinh doanh mở nhà hàng ăn uống cũng nên cân nhắc xem mua lại đồ cũ hay mới, nên dùng phần mềm bán hàng nào tiết kiệm,… rồi từ từ sẽ nâng cấp sau.

Bạn đừng lầm tưởng là khi khởi nghiệp là giai đoạn “đốt tiền” bởi nếu hết tiền thì bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác. Cái quan trọng nhất là cách bạn xoay vòng vốn ra sao. Bạn nên xác định giữ được đồng vốn ổn định thì bạn sẽ sống, do đó trong giai đoạn đầu kinh doanh bạn hãy lên kế hoạch đầu tư thật chi tiết và đảm bảo không để lãng phí bất cứ đồng tiền nào.

3. Hiểu biết những rủi ro bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh

Kinh doanh chắc chắn không sớm thì muộn bạn cũng sẽ gặp một vài rủi ro dù nhỏ hay lớn. Tuy nhiên, thấu hiểu và biết trước những “điềm xấu” xảy ra trong quá trình kinh doanh ăn uống sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Trong quá trình kinh doanh bạn sẽ gặp một số rủi ro phổ biến như:

Rủi ro khi thuê mặt bằng

Thuê mặt bằng là một điều có thể nói là “nan giải” với bất cứ nhà kinh doanh nào. Xui rủi nếu bạn không tìm được một vị trí nhà hàng đẹp mà phải chấp nhận thuê một địa điểm “đường cùng ngõ cụt” thì bạn sẽ bị  giới hạn lượng khách đến với nhà hàng. 

Trên các diễn đàn, group hàng ngày có rất nhiều người sang nhượng lại cửa hàng, do vậy để lựa chọn được một vị trí thuê nhà hoàn hảo thì bạn cần sự nhanh tay, nhanh mắt và có khả năng thuyết phục chủ nhà, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội vào tay người khác.

Lưu ý một điều là bạn nên thỏa thuận giá thuê mặt bằng sao cho không vượt quá không vượt quá 10% tổng doanh thu của nhà hàng.

Nhân viên của bạn gian lận trong bán hàng

Sẽ là một tổn thất rất lớn nếu bạn không nhận ra nhà hàng của mình đang bị nhân viên bòn rút tài sản hàng ngày. Việc gian lận thường diễn ra chủ yếu ở khâu thanh toán và quản lý kho. Điều này gây thất thoát nghiêm trọng nguyên liệu chế biến, tiền bạc của nhà hàng. 

Biện pháp tối ưu nhất là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để bạn hoàn toàn có thể nắm bắt mọi hoạt động của nhân viên trong quá trình bán hàng từ đó hạn chế tối đa tình trạng gian lận của nhân viên.

Khách hàng khó chịu với dịch vụ

Kinh doanh hàng ngày đều không sao, nhưng nếu một ngày nhà hàng của bạn bị khách phàn nàn và đánh giá xấu thì phải làm sao? Việc khách hàng thấy khó chịu không phải hiếm khi kinh doanh ăn uống, họ có thể gặp vấn đề với tiếp tân, phục vụ, hay chất lượng của món ăn,…

Do vậy, để phòng tránh bạn hãy đảm bảo nhà hàng của bản thân luôn sạch sẽ, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và biết khéo léo xử lý tình huống, luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp đón khách hàng. 

 

Xem thêm:Kinh nghiệm tuyển dụng trong kinh doanh nhà hàng ăn uống vừa và nhỏ

 

4. Yếu tố con người: Chọn mặt gửi vàng

Trong quá trình khởi nghiệp bạn chỉ nên hợp tác với những người thực sự tâm huyết, tốt nhất đội ngũ sáng lập không quá hai người làm điều hành bởi người thứ 3 dễ làm cho sự hợp tác trở nên mâu thuẫn. 

Việc chọn người trong giai đoạn mở cửa hàng rất quan trọng bởi sai sót về tuyển người có thể “kết liễu” câu chuyện kinh doanh của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào không làm việc vì lợi ích cá nhân mà làm vì yêu ý tưởng, cùng nhau xây dựng.

Bên cạnh đó, nên chọn những người mình thực sự tin tưởng và làm được được để khi gặp khó khăn còn hỗ trợ được cho nhau. Trong giai đoạn đầu chỉ nên chọn những người xác định gắn bó lâu dài với bạn và coi họ như những người anh em. Vì họ là những người sẽ giúp mình rất nhiều trong quá trình kinh doanh và phần quyết định đến thành công của bạn. Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn khi khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn. 

5. Hãy sử dụng phần mềm quản lý ngay từ khi bắt đầu

Chắc hẳn khi bắt đầu kinh doanh ăn uống bạn sẽ gặp vô vàn những gian nan, vất vả. Nào là lo tìm, thuê mặt bằng, tuyển nhân viên, kiểm soát chi phí,… rồi vốn hạn hẹp cần “chắt chiu” từng đồng vốn nên đầu tư sao cho hiệu quả. Thế nên, ngay khi mở kinh doanh bạn hãy mua cho mình một phần mềm quản lý nhà hàng để trút bỏ gánh nặng trong quản lý.

Thực tế cho thấy, phần mềm tỏ ra hữu ích bởi trong giai đoạn bạn “chập chững” kinh doanh. Bởi nó giúp bạn kiểm soát doanh thu – chi phí- lợi nhuận dễ dàng để đảm bảo từng đồng vốn của bạn được đầu tư đúng cách. Giúp bạn rất nhiều trong quá trình phục vụ, order đồ ăn cho khách hay giúp bếp làm đồ nhanh với chính xác hơn và vô vàn tính năng ưu việt khác khiến bạn kinh doanh đơn giản hơn bao giờ hết.