5 kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt cho học sinh

Hiện nay, ở nhiều thành phố lớn các quán ăn vặt đang mọc lên như nấm nhằm đáp ứng nhu cầu dồi dào của người Việt Nam. Đây là một hình thức kinh doanh ít vốn mà có tỷ suất lợi nhuận cao, vì vậy rất nhiều người đã khởi nghiệp bằng cách mở quán ăn vặt. Tuy nhiên, cứ chạy theo xu thế mà không tìm hiểu kỹ thì rất dễ gặp thất bại nhanh chóng. Vì vậy, trước khi quyết định mở cửa hàng thì bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt chi tiết.

 Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt cho học sinh

1. Xác định tệp khách hàng

Khách hàng mục tiêu là nền tảng để bạn quyết định xem sẽ kinh doanh đồ ăn gì. Thế nên, việc xác định đúng đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt là giai đoạn tìm hiểu tập khách hàng. Bạn hãy tìm hiểu kỹ xem quán ăn vặt thì phù hợp với đối tượng như thế nào (Độ tuổi, giới tính, sở thích)? Đồ ăn như nào sẽ thu hút họ?

Việc xác định chi tiết thông tin của khách hàng giúp bạn tìm hiểu được sở thích ăn uống của họ để có phương hướng chế biến, thiết kế quán sao cho phù hợp với đối tượng bạn hướng đến.

Ví dụ: Bạn quyết định mở quán ăn vặt cho học sinh lứa tuổi từ 11 – 17 tuổi thì khách hàng thường thích đồ ăn vặt như nem chua rán, trà chanh, chè thập cẩm,… Họ cần một không gian trẻ trung, có chỗ ngồi lớn theo nhóm để buôn chuyện. Với học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi thì cần một không gian để vui chơi nô đùa, món ăn yêu thích thường là kem hoặc sneaker. Dựa vào các yếu tố trên bạn có thể hình dung được mình nên thiết kế cửa hàng hay lựa chọn món ăn như thế nào.

 

Xem thêm:4 Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong kinh doanh quán ăn văn phòng.

 

2. Tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Khi đã có dữ liệu khách hàng thì bước tiếp theo của lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt là tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp.

Đối với khách hàng là học sinh từ 11-17 tuổi thì địa điểm lý tưởng nhất để thuê mặt bằng kinh doanh là gần trường THCS, THPT,… Mặt bằng này sẽ là nơi đem lại nhiều khách hàng nhất cho cửa hàng. Cùng với đó, bạn nên thuê mặt bằng đối diện cổng trường để tạo sự thu hút. Nếu không tìm được địa điểm như vậy thì nên tìm mặt bằng kinh doanh trên đường đi học về của khách hàng. Ngoài ra, hãy đảm bảo chỗ để xe an toàn cho khách hàng để họ không phải lo nghĩ gì khi ăn tại quán.

3. Thiết kế trang trí quán

Thiết kế trang trí quán ăn vặt

Quán ăn vặt cho đối tượng học sinh thì phải có một thiết kế trẻ trung, tươi tắn. Bạn có thể thiết kế một không gian ngộ nghĩnh bằng những bức tranh nhân vật hoạt hình, nên chọn giấy dán đường đầy màu sắc và có hình ảnh ấn tượng hoặc bạn có thể vẽ trực tiếp theo ý muốn. Về vấn đề nội thất, bạn nên lựa chọn bàn ghế bằng nhựa để tiết kiệm chi phí, hoặc bàn gỗ thấp kết hợp với tấm đệm ngồi,… Nội thất thì cần yếu tố đơn giản, nhẹ và dễ di chuyển để thuận tiện cho việc ghép bàn trong trường hợp khách đi theo nhóm lớn.

 

Xem thêm:Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng?

 

4. Xây dựng menu phù hợp

 Xây dựng menu phù hợp

Xác định được đối tượng khách hàng, bạn sẽ lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt với những món mà họ ưa thích. Về đồ ăn mặn, thì nên chọn những món ăn phổ biến với giới trẻ như nem chua rán, topokki, xúc xích rán, pho mai que, khoai tây chiên, bánh tráng trộn,… Còn về đồ uống thì bạn có thể xây dựng menu gồm những món chè hoa quả, caramen, sữa chua đánh đá, kem đủ loại, trà chanh, trà sữa,… Một menu như vậy sẽ rất phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.

5. Nguồn vốn kinh doanh ban đầu

Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh thì bạn đã biết cần chuẩn bị và mua những thứ cần thiết. Nguồn vốn kinh doanh ban đầu bỏ ra để mở quán ăn vặt sẽ không đắt đỏ như nhiều hình thức kinh doanh khác. Chủ quán sẽ cần phải tính trước về quy mô, chi phí nguyên liệu, nhân viên, chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tiền thuê mặt bằng và nhiều vấn đề khác,…

Do mặt bằng thuê là gần trường học thì giá đặt cọc cho 3 tháng với tùy địa điểm trong ngõ hay mặt đường có thể giao động từ 18 – 40 triệu đồng. Tiền nội thất và trang trí sẽ rơi vào khoảng 10 – 90 triệu tùy quy mô với không gian cửa hàng. Tiền lương cho nhân viên tháng đầu tiên khoảng 4 triệu đồng/nhân viên fulltime hoặc 15.000 VNĐ/giờ cho nhân viên thời vụ..

Dự trù được nguồn vốn kinh doanh ban đầu luôn sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý hay cân đối chi tiêu sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho công việ quản lý doanh thu – lợi nhuận được thuận lợi bạn nên sử dụng ngay phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet