Thị trường Đất Phú Mỹ hiện tại trong năm 2021, rất giống với Sài Gòn cách đây 20 năm, khi cả hai cùng là trung tâm kinh tế vùng với tầm quan trọng lớn và đang ở bước đầu của quá trình phát triển. Người ta vẫn thường nói “Giàu nghèo hơn nhau ở tầm nhìn: Tầm nhìn xa giúp bạn dẫn đầu, tầm nhìn hẹp khiến bạn trở thành cái đuôi của kẻ khác”.
[toc]
Vậy đối với thị trường bất động sản Phú Mỹ, nếu phóng tầm nhìn dài hạn hơn khoảng từ 5 – 10 năm nữa chúng ta sẽ hình dung ra được thành phố Phú Mỹ tương lai như thế nào khi tìm hiểu về các yếu tố nội tại như sau:
Vị trí thị xã Phú Mỹ – Tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh BRVT, nằm ngay ở đầu tỉnh đoạn tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Long Thành (Đồng Nai). Đây chính là Tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam những năm sắp tới, khi sân bay Long Thành hoạt động và hệ thống Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải (Phú Mỹ) dần thay thế cho hệ thống cảng TP. HCM.
Thị xã Phú Mỹ có địa giới hành chính:
- Đông giáp huyện Châu Đức.
- Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nam giáp thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.
- Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Định hướng phá triển thị xã Phú Mỹ – thành phố cảng biển và công nghiệp nặng
Phú Mỹ – Thành phố Cảng biển
Tại hội thảo bàn về giải pháp phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng ngày 18/6/2020, Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định cảng Cái Mép – Thị Vải không chỉ phục vụ riêng cho tỉnh mà là cho cả vùng: “Ở thế kỷ 18, cảng Hội An sầm suất vì lúc đó chỉ đi tàu 1.000 – 2.000 tấn. Khi người ta đi tàu 10.000 tấn thì cảng ở Sài Gòn nổi lên, Hội An trở thành phố cổ. Bây giờ, người ta đi tàu 100.000 tấn, Cái Mép – Thị Vải phải nổi lên và sớm muộn cảng cũng sẽ trở thành cửa ngõ phía Nam. Đó là quy luật thuận thiên, là lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Theo quy hoạch phát triển, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng, hướng đến phát triển thành một “thành phố cảng” lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải, một chuyên gia địa ốc: “Ít nhất trong 5 năm tới, Phú Mỹ sẽ có nhiều tiềm năng để đạt được quy mô ngang bằng Hải Phòng và tương lai sẽ trở thành ‘Bussan, Thượng Hải’ của Việt Nam”.
Phú Mỹ – Thành phố Công nghiệp
Phú Mỹ với diện tích hơn 33.000 ha nhưng có tới gần 7.000ha là diện tích đất dành cho các khu công nghiệp. Có thể nói, các khu công nghiệp cảng bố trí dọc sông Thị Vải và bao quanh Phú Mỹ là các Khu Công Nghiệp tầm cỡ, phải kể đến như KCN Mỹ Xuân A, KCN Mỹ Xuân A2, KCN Mỹ Xuân B1 Conac, KCN Phú Mỹ 1, KCN Phú Mỹ 2, KCN Phú Mỹ 3, KCN Hắc Dịch
Thị trường địa ốc Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phân tích tiềm năng thị trường bất động sản Phú Mỹ
- Tìm hiểu về phường Tóc Tiên của thị xã Phú Mỹ
- 10 lý do chính nên dịch chuyển cảng Sài Gòn về cảng Cái Mép Thị Vải
Hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh và kết nối với các tỉnh lân cận
Từ khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được phê duyệt, Cảng hàng hải Quốc tế Cái Mép-Thị Vải (Phú Mỹ) cũng được chú trọng đầu tư. Liên tục các công trình giao thông trọng điểm được xúc tiến đầu tư để tăng tính kết nối giữa Phú Mỹ, Long Thành, và Thành phố HCM đi các tỉnh miền Nam.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua khu vực nào của Phú Mỹ?
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án đường cao tốc nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng chiều dài 77.6 km, đường cao tốc BH – VT có thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe. Theo đó, đoạn đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến đi qua các địa phương của Phú Mỹ như phường Hắc Dịch, xã Tóc Tiên, xã Châu Pha.
Đường vành đai 4 đi qua khu vực nào của Phú Mỹ?
Đường Vành Đai 4 là tuyến đường huyết mạch nối các khu công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ, đi qua 5 tỉnh thành là TP HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Lộ trình Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài là 197,6 km, gồm 5 phân đoạn:
Trong đó, đoạn 1 (Phú Mỹ – Trảng Bom) bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (ngay khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại huyệnTrảng Bom (Đồng Nai). Tại thị xã Phú Mỹ, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, phường Tóc Tiên, xã Sông Xoài, rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài – Châu Pha với đến điểm cuối là cụm cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Quỹ đất ở đô thị còn ít
Tầm quan trọng của Thành phố cảng Phú Mỹ là rất lớn, tuy nhiên, quỹ đất ở (ODT, ONT) lại rất ít. Thành phố ưu tiên một quỹ đất rất lớn dành cho phát triển hệ thống Cảng biển & Logistics, cũng như phát triển 9 Khu Công Nghiệp tầm cỡ bên cạnh cảng biển. Trên thông số, chúng ta có 50,35% là đất Phi Nông Nghiệp, nhưng thực tế trong đó quỹ đất ở chỉ chiếm một phần nhỏ. Đất ở ít mà tầm quan trọng lại lớn, chắc chắn giá đất ở trong tương lai gần sẽ tăng rất cao.
Khu dân dụng hình thành 6 khu đô thị để ở với tổng quy mô 6.644ha gồm:
- Khu đô thị Phú Mỹ có diện tích 1.382ha,
- Khu đô thị Mỹ Xuân có diện tích 1.625ha,
- Khu đô thị Phước Hòa có diện tích 1.081ha,
- Khu đô thị Hắc Dịch có diện tích 1.172ha,
- Khu đô thị Tóc Tiên có diện tích 378ha,
- Khu đô thị Tân Hòa – Tân Hải có diện tích 1.006ha.
Dân số trẻ và đang tăng nhanh
Năm 2019, Phú Mỹ có hơn 80.000 lao động, tăng 20% so với năm 2017. Trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%. Thống kê dân số Phú Mỹ năm 2019:
- Tổng cộng 688 người
- Thành thị 525 người (67%)
- Nông thôn 163 người (33%)
- Mật độ 622 người/km²
Điều quan trọng là dân số thị xã Phú Mỹ đang tăng lên rất nhanh theo tốc độ đô thị hoá của thành phố cảng tương lai này. Kể từ khi giao thông được tăng tốc kết nối với TP. HCM, các tỉnh miền Tây (Cao tốc BL-LT), các tỉnh miền Đông (Cao tốc LT=DG), Phú Mỹ từ một vùng quê nghèo nhanh chóng thay da đổi thịt. Hiện tại, khi bạn xuống Phú Mỹ, bạn vẫn thấy rất nhiều vùng đất trống và dấu tích của một vùng quê, nhưng nếu so với trước năm 2018 thì đây quả thật đang là một sự lột xác ngoạn mục. Khi hạ tầng giao thông hoàn thiện và các KCN hoàn tất xây dựng, dự đoán sẽ có một cuộc “di cư” kỷ lục dân số đổ về Phú Mỹ.
Phú Mỹ đang ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng
Tôi xin trích một bài đăng so sánh Phú Mỹ với các đô thị khác của một bạn sale mà tôi cảm thấy rất thuyết phục:
- “Long Khánh: từ đô thị loại 3 lên Thành Phố mất 3 năm 4 tháng (12/2015 – 4/2020): giá đất tăng 5-7 lần, có nơi tăng cả gần 10 lần.
- Thuận An: từ đô thị loại 3 lên Thành Phố mất gần 2 năm 9 tháng (4/2017 – 1/2020): giá đất tăng từ 15-20tr/m2 giờ có chỗ 60-70tr/m2, căn hộ từ 12-15tr/m2 giờ lên tới 40tr/m2, tăng ít nhất 3-5 lần.
- Dĩ An: cũng vậy, trước mua 15tr/m2 sau hơn 3 năm lên TP giá tăng cũng gần 50tr/m2.
Vậy Phú Mỹ, hiện tại mới lên Đô Thi loại 3, có Cảng Biển Quốc Tế thuộc top thế giới – lớn nhất Việt Nam, diện tích Khu Công Nghiệp lớn nhất phía Nam, nhà nước đang dồn chính sách phát triển, giao thông phát triển hàng ngày, GDP thuộc top 3 Cả Nước, đang định hướng phát triển thành Thành Phố Khu Công Nghiệp và Cảng Biển đến năm 2023 -2025. Liệu sau 3 năm nữa giá đất như thế nào, giá có x3 – x5 (khiêm tốn thôi) được không ?”
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐẤT ĐAI
HOTLINE 24/7: 0983 888 381
Tóm lại, thị xã Phú Mỹ chính là Sài Gòn lặp lại ở những năm đầu phát triển. Với tầm quan trọng của Thành Phố Cảng, giá bất động sản tương lai được dự đoán sẽ tương đương với giá bất động sản tại Sài Gòn hiện tại. Điều đáng mừng là hiện tại (7/2021) giá đất nền tại Phú Mỹ còn rất mềm, trung bình chỉ khoảng 10tr/m2. Điều này khiến cho việc đầu tư đất nền tại Phú Mỹ hiện tại là điều cực kỳ hấp dẫn và an toàn. Nói không quá, hiện nay là cơ hội vàng cho ai muốn bứt phá tài chính và có một nền đất ở thành phố cảng sầm uất trong tương lai gần này.
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu mà cụ thể là Phú Mỹ được nhắc đến nhiều. Đây không chỉ là khu vực duy nhất của thị trường phía Nam được đầu tư đồng bộ từ 4 tuyến giao thông: Thủy – Bộ – Không – Sắt mà còn có lợi thế kế cận sân bay Quốc tế Long Thành sắp khởi công, điều này đã khiến thị trường bất động sản Phú Mỹ nơi đây rục rịch, nhất là sau thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.