Thực tế chứng minh, đã có rất nhiều thương hiệu thành công từ thị trường ngách như: Red Bull, sữa đậu nành Vinasoy,…Tìm ra thị trường ngách đúng là điều kiện cần và đủ để cửa hàng vừa và nhỏ phát triển thành công. Tuy nhiên việc lựa chọn thị trường ngách đúng không phải là việc dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu về thị trường ngách và các tiêu chí giúp cửa hàng xác định đúng lối đi cho riêng mình trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Thị trường ngách là gì?
5 tiêu chí lựa chọn thị trường ngách cho cửa hàng vừa và nhỏ
Cơ hội phát triển của thị trường ngách
Thách thức của cửa hàng vừa và nhỏ khi lựa chọn thị trường ngách
Cách tìm kiếm thị trường ngách
Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách (niche market) được hiểu là một phân đoạn nhỏ, một khoảng trống của thị trường với mục tiêu là phân khúc khách hàng tiềm năng riêng biệt. Chủ cửa hàng lựa chọn thị trường ngách sẽ tập trung nguồn lực phát triển thị trường nhỏ, phân khúc khách hàng riêng biệt mà không chạy đua và cạnh tranh với các thị trường lớn, từ đó xây dựng “đế chế” cho riêng mình, thành công và phát triển doanh thu bền vững.
Đối với cửa hàng vừa và nhỏ, đây là một hướng đi khá an toàn, hạn chế các rủi ro khi không phải cạnh tranh dành thị phần với các ông lớn, nguồn lực mạnh, có thời gian để nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó thị trường mới chưa được khai thác, khách hàng tiềm năng lớn là điểm cộng giúp doanh nghiệp vững vàng hơn.
5 tiêu chí lựa chọn thị trường ngách cho cửa hàng vừa và nhỏ
– Thị trường đó phải đủ rộng để có thể mở rộng quy mô và kinh doanh bền vững
– Biên lợi nhuận đủ rộng và chất lượng
– Có cơ hội trở thành “thủ lĩnh” thị trường
– Có đủ nguồn lực để thực thi
– Sản phẩm khác biệt hóa, khó sao chép, năng lực nghiên cứu & phát triển mạnh
Cơ hội phát triển của thị trường ngách
– Có khả năng tiếp cận sâu tới các khách hàng mục tiêu từ đó dễ dàng khơi gợi tính tò mò, sự quan tâm và kích thích nhu cầu mua hàng khi đã nắm bắt đúng nhu cầu khách hàng.
– Sức ép cạnh tranh không lớn, đồng thời có lợi thế cạnh tranh riêng biệt so với đối thủ (chuyên môn hóa thị trường).
– Tăng nhận diện thương hiệu, tạo dựng dấu ấn riêng khác biệt trong nhận thức khách hàng
– Tỉ lệ chuyển đổi cao và chất lượng
– Sử dụng ít nguồn lực và tài nguyên hơn so với thị trường khác
– Dễ dàng “scale up” ra thị trường lớn khi đã tạo dựng, phát triển và đứng vững, trở thành người đứng đầu trong phân khúc thị trường ngách đã xác định và theo đuổi ban đầu.
Thách thức của cửa hàng vừa và nhỏ khi lựa chọn thị trường ngách
– Kích thước thị trường ngách khá nhỏ, nguy cơ cao khi không đủ đáp ứng và duy trì hoạt động và mở rộng chi nhánh cửa hàng. Cần phải cẩn trọng khi nghiên cứu và lựa chọn thị trường ngách trước khi dấn thân vào con đường phát triển theo hướng này. Quy mô của thị trường ngách phải đủ lớn để có thể duy trì và phát triển trong thời gian dài.
– Nguy cơ tiềm ẩn khi các ông lớn có thể tham gia vào thị trường này, cửa hàng nhỏ sẽ rơi vào cuộc chiến không cân sức, rủi ro thất bại cao nếu không đủ nguồn lực và có kế hoạch phát triển “dài hơi”.
– Thị trường ngách cũng có thể tiềm ẩn rủi ro nhất định khi vấn đề nằm ở khách hàng: khách hàng không cố định, dễ dàng thay đổi, chạy theo và bị ảnh hưởng bởi xu hướng mới mẻ hơn,…
Cách tìm kiếm thị trường ngách an toàn
Vậy làm thế nào để cửa hàng nhỏ có thể tận dụng lợi thế, nguồn lực sẵn có và vượt qua thách thức để phát triển với thị trường ngách đầy tiềm năng?
Câu thần chú căn bản khi nghiên cứu thị trường ngách chính là: “sản phẩm của chúng tôi có thể giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng trong các trường hợp cụ thể”.
Nghiên cứu sản phẩm, xác định đúng insight khách hàng, cẩn trọng nghiên cứu quy mô thị trường và cơ hội phát triển sẽ giúp cửa hàng vừa và nhỏ phát triển bền vững trong “sân khấu” riêng của mình.
Xem thêm: Cách tìm kiếm thị trường ngách để kinh doanh một phát ăn luôn
Tham khảo thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh TẠI ĐÂY. Doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp cho tất cả các ngành hàng khác nhau nhờ giao diện được tối ưu riêng, đơn giản, dễ dùng, và tiết kiệm chi phí.