Nghề làm nail là một trong những nghề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi đây là một trong những công việc rất phù hợp với người yêu thích làm đẹp và dễ có thu nhập đủ cao để lo cho bản thân. Tuy vậy, khi bước vào kinh doanh tiệm nail thì không ít bạn do còn non nớt mà vướng phải những sai lầm không đáng có. Những kinh nghiệm dưới đây là bài học được đúc kết từ rất nhiều thợ nails, chủ tiệm đi trước đã để lại. Hãy tham khảo ngay nhé.
6 Điều cần phải ghi nhớ trong nghề làm nail
1. Khi làm việc hãy ăn mặc thật gọn gàng sạch sẽ
Chú ý vào phong cách ăn mặc không phải là một câu trả lời mà nhiều người kỳ vọng, tuy nhiên với nghề làm nail, điều quan trọng nhất là giữ chân được khách hàng, với tính chất của ngành dịch vụ này, việc giữ chân khách hàng cũ sẽ là cách giúp bạn có mức thu nhập tốt.
Khi làm việc hãy ăn mặc thật gọn gàng sạch sẽ
Có nhiều người thường thắc mắc không biết khi làm tại tiệm nail thì ăn mặc như thế nào? Tự do mặc đồ mình thích hay mặc đồng phục? Câu trả lời đúng nhất được ghi nhận là chỉ cần mặc gọn gàng sạch sẽ là được. Rõ ràng bạn không thể để khách nhìn thấy bộ dạng “xuề xòa” cẩu thả của mình trong khi làm cái nghề “đầy tính nghệ thuật” như thế này đúng không nào?
Trong khi đó, một số tiệm spa có luôn đồng phục cho nhân viên để đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như hạn chế việc nhân viên tự ý ăn mặc quá “lố” khiến khách hàng phản cảm.
2. Hãy đeo khẩu trang trong khi làm việc để bảo vệ bản thân
Bước chân vào nghề làm nail bạn phải xác định rằng bản thân phải liên tục tiếp xúc với hóa chất từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Theo một nghiên cứu, thợ làm móng hít thở mùi mà các các hóa chất này tỏa ra trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ ung thư và mắc những căn bệnh liên quan tới phổi. Do vậy, khi làm nghề này nhất quyết phải có biện pháp bảo vệ bản thân.
Đối với các tiệm nail cần thì phải có quạt thông gió để thải bớt mùi khó chịu từ sơn móng tay ra khỏi không gian. Bên cạnh đó, vì các hóa chất có thể nguy hại đến sức khỏe ngay cả với nồng độ thấp nên bạn hãy đeo khẩu trang và dùng găng tay để hạn chế tối đa việc hít phải chúng. Hơn nữa việc bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho khách hàng của bạn cũng giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn, tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn.
Thực tế, các nhân viên hiện nay thường chủ quan mà đeo khẩu trang y tế mỏng không có tác dụng mấy trong việc ngăn cản họ hít thở phải các chất độc hại. Do vậy, bạn hãy lựa chọn những loại khẩu trang có bộ phận lọc khí.
Xem thêm:11 bước đơn giản để thành công khi mở tiệm nail
3. Luôn đảm bảo dụng cụ làm móng được vệ sinh hay khử trùng trước khi làm cho khách
Các bộ dụng cụ cắt, tỉa móng được coi là vật dụng trung gian truyền nhiễm virus viêm gan B, nấm móng,… hay thậm trí là HIV nếu chúng được dùng chung giữa các khách hàng với nhau. Do vậy, để phòng ngừa tối đa rủi ro và giúp khách hàng cảm thấy yên tâm các tiệm nail buộc phải vệ sinh dụng cụ thật cẩn thận trước khi làm móng cho khách tiếp theo. Tất cả nhân viên tại cửa hàng đều phải có trách nghiệm thực hiện công việc vệ sinh này.
Đừng tưởng khách hàng không để ý tiểu tiết nhỏ này nhé, các khách hàng sẽ rất hài lòng và thường xuyên ghé thăm cửa hàng của bạn khi thấy dịch vụ của bạn an toàn và luôn đảm bảo vệ sinh. Sẽ không một ai muốn quay lại cửa hàng nơi mà việc vệ sinh cơ bản cũng không làm được.
4. Phải biết cách “chiều chuộng” các thượng đế
Phải biết cách “chiều chuộng” các thượng đế
Biết chiều khách là phương pháp khôn ngoan trong kinh doanh nghề này. “Cao thủ” hơn là vừa chiều được khách lại vừa hướng khách theo sự hướng dẫn của bạn trên cơ sở tôn trọng sự chọn lựa của họ.
Với những khách dễ thương thì không sao nhưng nhiều người khó tính hành lên hành xuống nhân viên tại tiệm. Chẳng hạn như, có khách bắt thợ sơn cho đã mấy ngón tay rồi lại nói không thích, đòi đổi nước sơn khác, có lúc yêu cầu nhiên viên làm theo ý họ nhưng sau cùng không ưng lại quay ra khiển trách,… Tuy nhiều khách đòi hỏi vô lý nhưng bạn vẫn phải chiều họ cho bằng được. Tốt nhất là trong trường hợp khách không hài lòng thì hãy đổi thợ khác khéo nói và “ cao tay hơn”.
Ngoài ra, để khách hàng yêu thích tiệm nail của mình thì nhất định phải thấu hiểu sở thích của họ. Phải biết khách thích dịch vụ móng nào, thích màu sơn gì, các xu hướng “hot” thiết kế ra sao,… để làm theo ý họ, thể hiện sự chăm sóc hay quan tâm tích cực đến mong muốn của khách. Có như vậy khách hàng sẽ luôn muốn quay lại làm tiếp và tự nhiên lợi nhuận sẽ tăng cao.
Xem thêm:10 bước kinh doanh spa nhỏ cho người mới bắt đầu
5. Trau dồi kinh nghiệm quản lý
Tiệm nail mở ra nhiều, lượng dân làm nail cũng ngày một lớn hơn, nhưng không phải cứ mở cửa hàng là đã “hốt bạc” ngay được. Cũng nhiều tiệm phải đóng cửa, thợ bỏ nghề do không đảm bảo được doanh thu, lợi nhuận. Ở góc độ kinh doanh, có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại khi mở tiệm, trong đó hơn 90% là từ sự quản lý yếu kém và thiếu kinh nghiệm.
Lý do là đa phần chủ tiệm nails đi lên từ người thợ lâu năm, có kinh nghiệm làm móng chuyên nghiệp nhưng lại thiếu kiến thức về vấn đề quản lý từ nhân viên, hàng hóa, khách hàng,… đến cả doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Cái sự yếu kém trong quản lý đã tạo nên vô vàn những khó khăn trong quá trình kinh doanh và phát triển tiệm nail.
*Gợi ý: Một trợ thủ đắc lực nhất bạn có thể sử dụng ngay chính là Phần mềm quản lý tiệm Nail – KiotViet.
6. Tay nghề thật vững vàng để hạn chế rủi ro
Tay nghề thật vững vàng để hạn chế rủi ro
Các tai nạn dễ xảy ra nhất trong tiệm nails chính là làm khách hàng bị bỏng và trầy da. Khi rủi ro xảy ra dù mức độ nặng hay nhẹ thì khách hàng cũng sẽ đánh giá tính chuyên nghiệp, kỹ năng trong nghề của người thợ làm đã làm móng cho họ. Thế mới thấy, muốn làm nghề nail thì tay nghề phải thật vững và luôn trau dồi kỹ năng nếu không muốn để xảy ra tai nạn không đáng có với khách hàng.
Xem thêm:10 tình huống chăm sóc khách hàng thường gặp