8 cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping

Bạn đã biết cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping như thế nào hiệu quả chưa? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp chạy quảng cáo Google Shopping đạt được lượt hiển thị cao hơn đối thủ, và tăng tỷ lệ chốt đơn tốt hơn.

Quảng cáo Google Shopping hiển thị dạng slide ngay dưới thanh tìm kiếm Google Search, một số quảng cáo có thể hiển thị cả bên phải kết quả tìm kiếm trên máy tính. Google Shopping được tối ưu hóa cho chuyển đổi bằng cách cho hiển thị trực quan thông tin đầy đủ về sản phẩm trên quảng cáo, bao gồm:

  • Hình ảnh sản phẩm
  • Tiêu đề sản phẩm
  • Giá bán
  • Đánh giá
  • Giảm giá (nếu có)
  • Đơn vị cung cấp

Quảng cáo Google Shopping hiển thị trên trang tìm kiếm.

Mặc dù Google Shopping là loại quảng cáo được tối ưu cho chuyển đổi nhưng nếu không biết cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping thì có thể khiến chi phí quảng cáo bị đội lên rất cao. 8 cách tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Shopping sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và giảm thiểu chi phí.

1. Quảng cáo Google Shopping hiển thị dựa vào đâu?

Nó dựa trên điểm chất lượng của quảng cáo.

Điểm chất lượng là một sáng kiến tuyệt vời của Google để khuyến khích các nhà quảng cáo đầu tư vào việc tối ưu trang đích sao cho thân thiện và có ích với người dùng thay vì chỉ đầu tư tiền vào chạy quảng cáo. Điểm chất lượng cao sẽ giúp quảng cáo hiển thị nhiều hơn, thu hút được nhiều lượt nhấp chuột hơn và khiến người dùng thỏa mãn hơn khi được đưa đến trang đích quảng cáo.

Điểm chất lượng của quảng cáo dạng văn bản được chấm dựa trên 3 tiêu chí:

  • CTR của bạn hoặc CTR dự kiến
  • Mức độ liên quan của quảng cáo
  • Trải nghiệm trang đích

Điểm chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí hiển thị của quảng cáo trên trang tìm kiếm. Thứ hạng của quảng cáo sẽ được tính theo công thức:

Điểm chất lượng x CPC tối đa = Thứ hạng quảng cáo

Điều này có nghĩa là, điểm chất lượng cao hơn sẽ giúp bạn phải trả ít chi phí hơn mà vẫn có thể nâng thứ hạng quảng cáo so với đối thủ.

Tuy nhiên, khác với 1 chiến dịch quảng cáo dạng text là bạn có thể nhìn thấy ngay điểm chất lượng của mỗi từ khóa trong Google AdWords thì quảng cáo Google Shopping lại không thể hiện rõ ràng điểm chất lượng của mỗi sản phẩm. Nhưng, không phải không hiển thị nghĩa là quảng cáo Google Shopping không có điểm chất lượng.

Điểm chất lượng của quảng cáo Google Shopping cũng tương tự như quảng cáo dạng văn bản, chỉ khác 1 điểm duy nhất đó là mức độ liên quan. Nếu như ở quảng cáo Google Ads thì Google sẽ đánh giá mức độ liên quan giữa từ khóa và quảng cáo, còn với quảng cáo Google Shopping là mức độ liên quan giữa từ khóa và nguồn cấp dữ liệu. Đó chính là lý do tại sao việc tối ưu nguồn cấp dữ liệu lại quan trọng đến vậy. Hãy thực hiện đúng như những hướng dẫn dưới đây, một khi nguồn cấp dữ liệu được tối ưu hóa thì điểm chất lượng sẽ tăng lên và CPC cũng sẽ giảm theo.

2. Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu quảng cáo

2.1. Tại sao cần tối ưu nguồn cấp dữ liệu?

Nguồn cấp dữ liệu (Feed) là nơi chứa thông tin sản phẩm theo định dạng mà Google có thể đọc và hiểu. Vì Google Shopping không phải là loại quảng cáo theo từ khóa, nghĩa là bạn không thể lựa chọn những từ khóa mà quảng cáo của bạn sẽ hiển thị mà Google sẽ tự động thu thập thông tin từ nguồn cấp dữ liệu và xác định xem những sản phẩm nào phù hợp với một truy vấn tìm kiếm cụ thể để hiển thị những sản phẩm đó lên danh sách Google Shopping trên trang tìm kiếm.

Chúng ta có thể nhận thấy điều này khá giống với SEO, vì thế tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu chính là yếu tố quan trọng giúp bộ máy tìm kiếm của Google có thể đọc, hiểu thông tin và hiển thị sản phẩm của bạn cho những tìm kiếm liên quan.

Vì vậy, tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sẽ giúp:

  • Quảng cáo chỉ hiển thị với các truy vấn tìm kiếm phù hợp
  • Làm tăng tỷ lệ nhấp chuột nhờ đúng nhu cầu người mua
  • Giúp quản lý dễ dàng hơn

Bên cạnh đó, tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu còn làm tăng điểm chất lượng của quảng cáo Google Shopping, từ đó giúp giảm giá thầu mà quảng cáo của bạn vẫn có thứ hạng và lượt hiển thị tốt.

2.2. Điểm chất lượng của quảng cáo Google Shopping

Điểm chất lượng là một sáng kiến tuyệt vời của Google để khuyến khích các nhà quảng cáo đầu tư vào việc tối ưu trang đích sao cho thân thiện và có ích với người dùng thay vì chỉ đầu tư tiền vào chạy quảng cáo. Điểm chất lượng cao sẽ giúp quảng cáo hiển thị nhiều hơn, thu hút được nhiều lượt nhấp chuột hơn và khiến người dùng thỏa mãn hơn khi được đưa đến trang đích quảng cáo.

Điểm chất lượng của quảng cáo dạng văn bản được chấm dựa trên 3 tiêu chí:

  • CTR của bạn hoặc CTR dự kiến
  • Mức độ liên quan của quảng cáo
  • Trải nghiệm trang đích

Điểm chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí hiển thị của quảng cáo trên trang tìm kiếm. Thứ hạng của quảng cáo sẽ được tính theo công thức:

Điểm chất lượng x CPC tối đa = Thứ hạng quảng cáo

Điều này có nghĩa là, điểm chất lượng cao hơn sẽ giúp bạn phải trả ít chi phí hơn mà vẫn có thể nâng thứ hạng quảng cáo so với đối thủ.

Tuy nhiên, khác với 1 chiến dịch quảng cáo dạng text là bạn có thể nhìn thấy ngay điểm chất lượng của mỗi từ khóa trong Google AdWords thì quảng cáo Google Shopping lại không thể hiện rõ ràng điểm chất lượng của mỗi sản phẩm. Nhưng, không phải không hiển thị nghĩa là quảng cáo Google Shopping không có điểm chất lượng.

Điểm chất lượng của quảng cáo Google Shopping cũng tương tự như quảng cáo dạng văn bản, chỉ khác 1 điểm duy nhất đó là mức độ liên quan. Nếu như ở quảng cáo Google Ads thì Google sẽ đánh giá mức độ liên quan giữa từ khóa và quảng cáo, còn với quảng cáo Google Shopping là mức độ liên quan giữa từ khóa và nguồn cấp dữ liệu. Đó chính là lý do tại sao việc tối ưu nguồn cấp dữ liệu lại quan trọng đến vậy. Hãy thực hiện đúng như những hướng dẫn trên đây, một khi nguồn cấp dữ liệu được tối ưu hóa thì điểm chất lượng sẽ tăng lên và CPC cũng sẽ giảm theo.

2.3. Tối ưu nguồn cấp dữ liệu Google Merchant Center thế nào?

Dưới đây là 10 thông số của sản phẩm mà nhà quảng cáo cần phải có và chuẩn hóa nếu muốn chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả.

2.3.1. Tiêu đề sản phẩm

Tiêu đề sản phẩm cần vừa ngắn gọn mà vẫn đảm bảo có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Thông tin phải chính xác và chi tiết thì Google mới có thể xác định được sản phẩm mà bạn đang mô tả để hiển thị quảng cáo đến các truy vấn tìm kiếm tương ứng.

Tiêu đề sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất trong các trường thông tin của nguồn cấp dữ liệu. Nếu đã từng làm SEO thì tiêu đề sản phẩm trên nguồn cấp dữ liệu được ví như thẻ title trên website.

Dưới đây là một số cách để tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm chạy quảng cáo Google Shopping:

Nên:

Chứa từ khóa chính: Bạn muốn hiển thị quảng cáo Google Shopping trên trang tìm kiếm khi người dùng gõ vào từ khóa gì? Hãy thêm vào tiêu đề sản phẩm từ khóa đó.

Đọc thêm: Cách nhắm mục tiêu, nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh khi chạy quảng cáo Google Shopping

Có tên sản phẩm: Đây là thông tin cần phải có trong tiêu đề. Nếu sản phẩm có nhiều tên gọi khác nhau thì bạn nên sử dụng cái tên phổ biến nhất.

Có tên thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ: Như đã nói trong các phần trước, từ khóa tìm kiếm càng dài và chi tiết càng chứng tỏ người dùng có nhu cầu mua sắm thực sự đối với sản phẩm đó. Ví dụ một người search “áo phông nam adidas climate xanh” sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn người chỉ gõ vào ô tìm kiếm “áo phông”. Vì vậy, hãy thêm vào tiêu đề các thông tin như thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ… để quảng cáo của bạn hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chi tiết.

Sắp xếp các thông tin quan trọng ở trước: Cũng giống như khi tối ưu thẻ title trong SEO, những thông tin quan trọng nên được ưu tiên đứng đầu tiên trong tiêu đề. Ví dụ bạn kinh doanh các sản phẩm in ấn thì tiêu đề sản phẩm nên để là “Catalog size A5, giấy cán bóng, khổ dọc” thay vì “Size A5 catalog, khổ dọc, giấy cán bóng”.

Cung cấp các thông số kỹ thuật (nếu có): Một số loại sản phẩm sẽ có các thông số kỹ thuật mà bạn không nên bỏ qua trong tiêu đề sản phẩm. Giả sử bạn kinh doanh sản phẩm công nghệ, điện máy hãy đưa vào tiêu đề các thông số cần thiết của sản phẩm như mẫu mã, cấu hình, phiên bản…, ví dụ: “Iphone X 256MB màu bạc” hoặc “Máy ảnh Canon EOS 60D Kit 18-135mm IS” hay “Điều hòa LG Dual Inverter 12.000BTU”…

Luôn nhớ giới hạn độ dài tiêu đề sản phẩm là 70 ký tự: Tiêu đề sản phẩm nên càng chi tiết càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo trong độ dài cho phép để quảng cáo hiển thị tối ưu trên Google Shopping. Mặc dù Google cho phép tải lên sản phẩm có tiêu đề tối đa là 150 ký tự, tuy nhiên trong danh sách quảng cáo hiển thị trên trang tìm kiếm, tiêu đề sản phẩm chỉ hiển thị được tối đa 70 ký tự.

Không nên:

Nhồi nhét từ khóa: Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong tiêu đề sản phẩm, chỉ lựa chọn 1 từ khóa chính mô tả chính xác nhất sản phẩm của bạn.

Chèn nội dung quảng cáo: Hãy xem ví dụ sau đây: “In catalog size A5, giảm ngay 50% chỉ trong hôm nay”. Bạn có thể chạy 1 chiến dịch khuyến mãi nhưng thực sự tiêu đề sản phẩm không phải là nơi thích hợp để đặt những nội dung như thế này.

Tiêu đề sản phẩm quá chung chung: Đừng sử dụng những tiêu đề quá nghèo nàn thông tin và khiến cho người dùng khó hiểu. Ví dụ: Thay vì đặt tên sản phẩm là “Giày thể thao” không thôi thì bạn nên đặt tiêu đề cụ thể hơn như “Giày thể thao Adidas Original Stan Smith S82251”.

In hoa tiêu đề sản phẩm: Capslock vô tội vạ trong nội dung tiêu đề không chỉ gây phản cảm cho người dùng mà còn khiến cho sản phẩm hoặc nguồn cấp dữ liệu bị Google từ chối chạy quảng cáo.

2.3.2. Mô tả sản phẩm

Mặc dù phần mô tả sản phẩm không đặc biệt quan trong như tiêu đề nhưng cũng góp một phần không hề nhỏ trong nguồn cấp dữ liệu và là cơ sở để Google thu thập thông tin và xác định những từ khóa nào sẽ phù hợp để hiển thị quảng cáo của bạn trên trang tìm kiếm của người dùng.

Dưới đây là các cách tối ưu hóa phần mô tả sản phẩm:

Nên:

Mô tả đúng và đủ: Phần mô tả sản phẩm không nhất thiết phải quá dài, nhiệm vụ của nó là cung cấp đến người dùng những thông tin cần và đủ để mua hàng. Vì vậy hãy viết mô tả sản phẩm chính xác và rõ ràng.

Thêm từ khóa: Nếu như tiêu đề sản phẩm chỉ nên đặt 1 từ khóa chính thì phần mô tả sản phẩm chính là “đất” để bạn đưa vào các từ khóa liên quan. Các từ khóa có trong mô tả sản phẩm cũng là thông tin để Google xác định những từ khóa để hiển thị quảng cáo.

Sắp xếp các thông tin quan trọng lên trước: Cũng giống như tiêu đề, mô tả sản phẩm cần đưa ngay các thông tin quan trọng và cần thiết lên đầu để người dùng nhanh chóng hiểu về sản phẩm. Đừng để khách hàng phải đọc cả 1 đoạn dài miêu tả “hoa lá cành” rồi tìm mỏi mắt mới thấy những thông tin cần thiết về thứ mình cần mua.

Không nên:

Nhồi nhét từ khóa: Tương tự như tiêu đề sản phẩm, đừng cố nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần mô tả vì điều này không giúp cho quảng cáo hiển thị nhiều hơn mà còn bị Google đánh giá thấp. Mỗi từ khóa chỉ nên sử dụng 1 lần trong mô tả sản phẩm.

Mô tả sản phẩm dài dòng hoặc phóng đại: Khi click vào sản phẩm, người mua chắc hẳn không ai muốn thấy 1 bài thuyết trình dài dằng dặc giới thiệu về sản phẩm hoặc những lời bay bướm say sưa giải thích sản phẩm đó tuyệt vời thế nào. Vì 1 sai lầm tưởng như đơn giản này mà bạn có thể mất đi không ít khách hàng tiềm năng khi họ đã click vào sản phẩm đến nơi rồi nhưng lại thoát ra. Thật là một cái kết cay đắng! Vì thế, hãy viết mô tả sản phẩm thật đơn giản. Cái khách hàng cần là những thông tin cụ thể, chính xác, ngắn gọn và khách quan về sản phẩm mà họ đang muốn mua.

2.3.3. Danh mục sản phẩm của Google

Google có 1 danh sách cách danh mục khá đầy đủ để bạn sắp xếp các sản phẩm quảng cáo Google Shopping vào các danh mục tương ứng. Đây cũng là cơ sở để Google xác định sản phẩm bạn đang bán là gì để hiển thị quảng cáo cho các truy vấn phù hợp. Bạn không thể tạo ra 1 danh mục riêng mà phải lựa chọn 1 trong số các danh mục của Google. Vậy phải làm thế nào để lựa chọn danh mục phù hợp cho sản phẩm?

Tìm hiểu các danh mục của Google: Bạn có thể tải về danh sách các danh mục của Google để tìm hiểu cách phân loại và lựa chọn danh mục sản phẩm cho chính xác.

Lựa chọn danh mục phù hợp nhất: Mỗi sản phẩm bạn chỉ có thể lựa chọn 1 danh mục trong số 5.427 danh mục của Google. Vì thế hãy chọn danh mục chính xác nhất với sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn muốn chọn danh mục cho sản phẩm ốp lưng điện thoại thì thay vì chỉ chọn danh mục Điện máy thì bạn nên lựa chọn danh mục Điện máy> Thiết bị liên lạc> Điện thoại> Điện thoại di động và phụ kiện> Ốp lưng điện thoại. Danh mục mà bạn chọn càng chi tiết thì càng giúp Google định vị chính xác sản phẩm của bạn.

Lựa chọn danh mục sản phẩm Google cho hàng loạt sản phẩm

Trong trang quản trị ứng dụng Google Shopping, bạn có thể tạo liên kết giữa danh mục sản phẩm có trên website với một danh mục sản phẩm của Google chỉ với 1 click chuột.

Để Product Type giúp bạn hoàn thiện: Thế còn nếu sản phẩm bạn kinh doanh không thể tìm ra 1 danh mục con nào phù hợp thì sao? Cố gắng chọn danh mục sản phẩm sát nhất có thể, còn lại để Google thu thập trong trường thông tin product_type của sản phẩm.

2.3.4. Loại sản phẩm

Như đã nói ở trên, bạn lựa chọn danh mục sản phẩm càng sát thì Google càng có thể xác định chính xác sản phẩm của bạn là gì. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn danh mục sản phẩm thì loại sản phẩm trở thành trường thông tin vô cùng quan trọng. Mặc dù product_type là một trường thông tin tùy chọn, nhưng bạn vẫn nên điền đầy đủ vào trường thông tin này giúp Google có thêm dữ liệu về sản phẩm, đặc biệt là khi bạn không lựa chọn được danh mục chi tiết cho sản phẩm đó.

Sử dụng đường dẫn danh mục trên website: Nếu như không chọn được danh mục sản phẩm trong danh sách các danh mục sản phẩm của Google thì hãy điền vào trường thông tin này đường dẫn danh mục trên website của bạn. Ví dụ: Ô tô> Xe tải> Phụ kiện> Tay nắm cửa, như vậy Google sẽ hiểu sản phẩm đó là tay nắm cửa của ô tô tải.

Thêm mô tả nếu cần thiết: Tiếp tục với ví dụ trên, nếu như sản phẩm tay nắm cửa ô tô tải của bạn chỉ nằm trong danh mục Tay nắm cửa mà không có các danh mục cha trước đó, bạn có thể thêm vào các danh mục cha theo cấu trúc Ô tô> Xe tải> Phụ kiện> Tay nắm cửa để làm rõ hơn về sản phẩm.

2.3.5. Hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến người dùng click vào quảng cáo.

Hiển thị hình ảnh sản phẩm đầy đủ trong hình thu nhỏ: Nếu hình ảnh không thể hiện được đầy đủ sản phẩm thì khách hàng không thể thấy rõ sản phẩm mà bạn đang bán, vì thế mà tỷ lệ nhấp chuột cũng bị giảm đi.

Sử dụng ảnh nền trắng: Google yêu cầu sử dụng hình ảnh có nền trắng để chạy quảng cáo Google Shopping.

Hình ảnh không chứa văn bản, watermark hoặc chèn logo: Hình ảnh chèn text, watermark hoặc logo sẽ bị cấm chạy quảng cáo, trừ khi logo được in trực tiếp lên sản phẩm.

Hình ảnh có tính thuyết phục: Hình ảnh đẹp, đủ ánh sáng, kích thích khách hàng click vào mua hàng.

2.3.6. Giá bán

Mặc dù hình ảnh sản phẩm đẹp, ấn tượng sẽ giúp thu hút khách hàng nhưng giá bán mới là yếu tố khiến họ quyết định bấm vào quảng cáo hay không. Đặc biệt, nếu mặt hàng bạn kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt về giá mà sản phẩm của bạn lại không có mức giá hợp lý thì quảng cáo Google Shopping cũng khó đạt hiệu quả, thậm chí còn có thể gây thiệt hại về chi phí.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn độc đáo, chưa phổ biến trên thị trường hoặc có sự khác biệt rõ ràng so với đối thủ cạnh tranh thì giá bán lại không phải là vấn đề. Dù bạn bán với giá cao hơn những đơn vị cung cấp khác nhưng vẫn có thể thu hút được những click chuột phù hợp. Ví dụ, bạn kinh doanh một loại đèn xe độc dành cho ô tô, nhắm mục tiêu là các khách hàng chịu chơi và không quá quan tâm về giá. Chỉ cần sản phẩm của bán đánh trúng nhu cầu của họ thì việc bán hàng với giá cao hơn chẳng quá khó khăn.

2.3.7. Thương hiệu

Đây là 1 trường thông tin bắt buộc trong nguồn cấp dữ liệu cho Google Shopping. Dù sản phẩm bạn kinh doanh là 1 thương hiệu nổi tiếng hay là sản phẩm thủ công thì đều cần phải có nhãn hiệu và cung cấp đầy đủ cho Google.

Việc điền tên thương hiệu cho các sản phẩm còn giúp quảng cáo hiển thị với các truy vấn tìm kiếm theo tên thương hiệu, và những truy vấn tìm kiếm kiểu này thường có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.

2.3.8. Mã GTIN và MNP

Nếu sản phẩm bạn kinh doanh có mã vạch thì bạn nên nhập đầy đủ trường thông tin này giúp Google có thể nhanh chóng định danh sản phẩm và giảm khả năng bị từ chối quảng cáo. Còn nếu mặt hàng bán bán là một sản phẩm thủ công thì trường thông tin này không bắt buộc, tuy nhiên thông tin bạn cung cấp cho Google càng đầy đủ bao nhiêu thì số lượt hiển thị của quảng cáo cũng tăng lên bấy nhiêu.

2.3.9. Các thông tin bắt buộc khác

Các trường thông tin này là bắt buộc với mọi sản phẩm có trong nguồn cấp dữ liệu, vì vậy hãy đảm bảo bạn điền đầy đủ nếu không muốn quá trình thêm nguồn cấp dữ liệu gặp lỗi.

ID sản phẩm: Đảm bảo mỗi sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu chỉ có 1 ID duy nhất. ID có thể bao gồm chữ và số, tối đa 50 ký tự. Bạn có thể sử dụng mã SKU để điền vào trường thông tin này. Tuyệt đối không chỉnh sửa ID sản phẩm trong quá trình chạy quảng cáo nếu không muốn gặp lỗi.

Quản lý kho: Các tùy chọn cho phép bao gồm “còn hàng”, “hết hàng” và “đặt trước”. Thường xuyên cập nhật tình trạng kho hàng của sản phẩm, nếu Google phát hiện có sự sai lệch về tình trạng kho hàng giữa nguồn cấp dữ liệu và website thì quảng cáo của bạn cũng sẽ bị dừng đột ngột.

Tình trạng hàng hóa: Đây cũng là 1 trường thông tin bắt buộc, bao gồm các tùy chọn “mới” và “cũ”.

2.3.10. Nhãn tùy chỉnh

Mặc dù, thêm nhãn tùy chỉnh sẽ không giúp sản phẩm hiển thị cho những truy vấn tìm kiếm mà bạn muốn nhưng lại là 1 cách rất hiệu quả khi muốn tối ưu chi phí quảng cáo. Trong bài viết 8 cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping có đề cập đến cách chia nhỏ chiến dịch quảng cáo theo hiệu quả để tối ưu giá thầu. Sau 1 khoảng thời gian chạy quảng cáo, bạn sẽ đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm dựa vào các chỉ số trong Google AdWords. Sau đó, bạn có thể phân nhóm các sản phẩm vào các danh mục hoặc thêm nhãn tùy chỉnh và đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm hoặc thiết lập ưu tiên hiển thị cho một số nhóm nếu cần thiết. Việc thêm nhãn tùy chỉnh không chỉ giúp mô tả các thuộc tính của nhóm sản phẩm mà còn có thể giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa quảng cáo cho các chiến dịch sau này. Ví dụ, bạn có thể thêm vào các tag như “hàng bán chạy”, “hàng giảm giá”, “hàng tết”… để nhanh chóng lọc ra các nhóm sản phẩm phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo khác nhau.

3. Gửi nguồn cấp dữ liệu hàng ngày

Việc cấp dữ liệu cho Google hàng ngày sẽ giúp cho thông tin về sản phẩm được cập nhật mới và chính xác.

Google sẽ ưu tiên hiển thị lên trước các quảng cáo cung cấp dữ liệu thường xuyên.

Không chỉ giúp quảng cáo hiển thị ở vị trí phía trước trên Google Shopping, cập nhật dữ liệu thường xuyên còn làm tăng trải nghiệm khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, đảm bảo khách hàng nhận được thông tin đúng như trên quảng cáo khi truy cập website.

  • Cấp nguồn dữ liệu bằng file: Mỗi lần có thay đổi, bạn cập nhật thông tin vào file và thêm mới nguồn cấp bằng cách tải lên file dữ liệu mới.
  • Cấp nguồn dữ liệu bằng Google trang tính: Khi có thay đổi về thông tin sản phẩm, kho hàng… bạn cập nhật vào Google Sheets, Merchant Center sẽ tự động thu thập lại dữ liệu theo lịch cài đặt sẵn hoặc bạn truy cập Merchant Center để thu thập lại ngay.
  • Sử dụng ứng dụng Google Shopping: Bất cứ thay đổi nào trong trang quản trị website đều sẽ được tự động cập nhật lên Merchant Center mà không cần phải có thêm 1 thao tác chỉnh sửa ở bất cứ đâu.

Cập nhật nguồn cấp dữ liệu nhanh chóng

Không cần nhập lại dữ liệu trên file hay Google Sheets mỗi khi cần tối ưu từ khóa Google Shopping hay chỉnh sửa bất cứ thông tin gì về sản phẩm. Chỉ với một ứng dụng, chỉ một lần kết nối có thể tự động đồng bộ mọi thay đổi lên Merchant Center.

Trải nghiệm ngay

4. Thêm từ khóa phủ định

Bạn có thể tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm theo từ khóa nhưng không thể đặt giá thầu cho từ khóa trong chiến dịch quảng cáo Google Shopping.

Tuy nhiên bạn có thể thêm từ khóa phủ định để chỉ định những từ khóa mà quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị.

Ví dụ bạn kinh doanh giày nữ chứ không bán giày nam hoặc giày trẻ em, bạn có thể thêm một số cụm từ như giày nam, giày dép nam, giày trẻ em… vào danh sách các từ khóa phủ định để quảng cáo của bạn không hiển thị cho các truy vấn với các cụm từ khóa này.

Đặt từ khóa phủ định cho chiến dịch quảng cáo Google Shopping sẽ giúp bạn không phải trả tiền cho những nhấp chuột không liên quan.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thêm các từ khóa phủ định không liên quan đã biết, rồi tiếp tục xem xét báo cáo cụm từ tìm kiếm của bạn để xác định các cụm từ kém hiệu quả. Từ khóa phủ định có thể được áp dụng cho cả chiến dịch hoặc thêm vào các nhóm quảng cáo cụ thể.

5. Nhập đầy đủ mã vạch của sản phẩm

Google yêu cầu các nhà bán lẻ phải cung cấp đầy đủ mã định danh sản phẩm (mã GTIN) cho tất cả các sản phẩm thì mới có thể chạy quảng cáo Google Shopping.

Google cho biết, mã GTIN sẽ giúp họ xác định chính xác sản phẩm và thương hiệu đang được bán và những sản phẩm này sẽ được Google ưu tiên mức độ hiển thị quảng cáo.

Đối với các sản phẩm không có mã vạch, bạn có thể để trống trường thông tin này, tuy nhiên số lần hiển thị quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ bị giảm.

6. Tối ưu hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt sẽ làm cho quảng cáo của bạn trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Khi lựa chọn ảnh sản phẩm, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau để hình ảnh được tối ưu hóa cho quảng cáo Google Shopping:

  • Hình ảnh rõ nét, có độ phân giải cao
  • Không dùng ảnh có chứa text hoặc đóng dấu ảnh
  • Hình ảnh thể hiện đúng biến thể sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng…)
  • Sử dụng ảnh nền trắng

Mặc dù ảnh nền trắng được khuyên dùng trong quảng cáo Google Shopping nhưng ảnh sản phẩm có nền cũng là một lựa chọn nên thử. Trong hình ảnh dưới đây, quảng cáo sử dụng ảnh có nền thể hiện nổi bật hơn hẳn so với các mẫu quảng cáo khác. Bạn có thể thử test 2 mẫu quảng cáo ảnh nền trắng và ảnh có nền để kiểm tra hiệu quả.

Mẫu quảng cáo sử dụng ảnh có nền hiển thị nổi bật so với các quảng cáo nền trắng.

7. Tối ưu hiển thị phần đánh giá sản phẩm

Google cho phép hiển thị sao và số lượng đánh giá sản phẩm trên quảng cáo Google Shopping. Xếp hạng sao này sẽ được Google tổng hợp từ nhiều nguồn như website của bạn, đánh giá của người dùng hoặc từ bên thứ 3.

Quảng cáo Google Shopping cho phép hiển thị đánh giá sao và số lượng phiếu bầu.

Phần xếp hạng sao này không chỉ làm cho quảng cáo trở nên nổi bật mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi click vào quảng cáo để chọn mua sản phẩm.

Để xếp hạng sao có thể hiển thị trên quảng cáo Google Shopping thì phải có ít nhất 3 lượt đánh giá trên mỗi sản phẩm và tối thiểu 50 đánh giá trên toàn bộ sản phẩm.

Cách tăng lượt đánh giá sản phẩm trên website:

Sau khi khách hàng mua hàng trên website, bạn có thể gửi email mời khách hàng xếp hạng sao cho những sản phẩm mà họ đã mua. Để kích thích khách hàng đánh giá sản phẩm, bạn có thể tặng miễn phí 1 món quà nhỏ, tặng mã giảm giá, tặng điểm vào thẻ tích điểm…

8. Chia nhỏ chiến dịch quảng cáo thành các nhóm dựa theo hiệu quả

Google Shopping cho phép bạn đặt giá thầu trên các sản phẩm cụ thể thay vì đặt theo từ khóa. Vì vậy, cách tốt nhất để tối ưu hóa chiến dich quảng cáo Google Shopping là đưa sản phẩm vào các nhóm sản phẩm.

Nhóm sản phẩm cho phép bạn tách riêng các sản phẩm của mình thành các danh mục có liên quan, tương tự như khi bạn phân loại sản phẩm trên website. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo bằng cách đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm sản phẩm khác nhau dựa trên hiệu quả và lợi nhuận mang lại của từng nhóm.

Chỉ số ROI của từng sản phẩm là cơ sở để bạn phân loại và đặt giá thầu cho các nhóm sản phẩm.

Ngoài tỷ suất hoàn vốn ROI, bạn có thể kết hợp với dữ liệu trên Google Analytics để tìm ra những sản phẩm bán chạy nhất, sau đó thêm danh sách các sản phẩm này vào 1 nhóm quảng cáo cụ thể và tăng giá thầu để tăng mức độ hiển thị của các sản phẩm phổ biến và mang lại lợi nhuận này.

Trong 1 nhóm quảng cáo, nếu bạn nhận thấy có một số sản phẩm kém hiệu quả, hãy xóa những sản phẩm này khỏi danh mục quảng cáo đó và thêm chúng vào 1 nhóm quảng cáo khác có giá thầu thấp hơn.

Cách phân nhóm các sản phẩm dựa theo hiệu quả:

  • Trong tài khoản quảng cáo Google AdWords, vào tab Sản phẩm
  • Chọn ra các sản phẩm có hiệu quả tốt/không tốt, tách thành các nhóm quảng cáo riêng biệt
  • Đặt giá thầu khác nhau cho các nhóm quảng cáo tù theo hiệu quả
  • Thiết lập ưu tiên hiển thị cho nhóm quảng cáo phù hợp

9. Triển khai chiến dịch tiếp thị lại

Quảng cáo tiếp thị lại RLSAs (Remarketing Lists for Search Ads) giúp bạn vợt lại những khách hàng vào website nhưng chưa mua hàng, giúp tôi ưu chuyển đổi quảng cáo tốt hơn.

Đây là lúc bạn nhắn với Goolgle shopping một thông điệp rằng, “Có một người khách tiềm năng đã tìm đến quảng cáo của tôi, tìm đến sản phẩm của tôi, tìm đến website của tôi, nhưng thời điểm chưa chín, đến một ngày, họ lại tìm kiếm trên Google về sản phẩm đó, tôi muốn bỏ nhiều tiền thầu hơn cho những khách hàng như thế để nâng tỉ lệ chuyển đổi”. Google Shopping có sẵn danh sách quảng cáo tiếp thị lại như thế.

Ở lần đầu tiên, hình thức quảng cáo tiếp thị lại xuất hiện dưới dạng hình ảnh. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng tiếp thị lại cho quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm. Theo tôi biết, RLSA hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm để tận dụng lợi thế của nó, bạn sẽ phải gọi cho bộ phận hỗ trợ Google AdWords theo số 866-246-6453 đăng ký sử dụng.

Để bật tiếp thị lại, bạn cần phải thêm thẻ tiếp thị lại vào trang web của mình hoặc sử dụng Google Analytics . Đừng quên, bạn cần cập nhật mã theo dõi của mình.

Sau khi bạn đã đăng ký và bật tiếp thị lại, bạn có thể tạo danh sách trong thư viện được chia sẻ của mình. Danh sách về cơ bản là bộ sưu tập của khách truy cập vào trang web của bạn đáp ứng các tiêu chí nhất định. Sau đó, bạn có thể quảng cáo cho các danh sách khác nhau theo những cách khác nhau nếu bạn chọn. Tôi khuyên bạn nên tạo các danh sách sau:

  • Tất cả khách truy cập – Danh sách những người đã truy cập trang web của bạn trước đây.
  • Khách hàng rời bỏ giỏ hàng – người đã đặt sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không hoàn thiện khâu thanh toán.
  • Khách hàng xem sản phẩm – những người đã truy cập trang sản phẩm trên website của bạn.
  • Khách hàng cũ – những người đã mua trước đó.

9.1. Tệp dữ liệu đối sánh khách hàng

Là như thế này – Customer Match Lists – tệp dữ liệu đối sánh khách hàng là cách bạn thực hiện chiến dịch bao vây khách hàng với quảng cáo của mình.

Loại danh sách này cho phép bạn tải list email khách hàng lên Google, sau đó, bạn có thể nhắm mục tiêu những khách hàng này  theo nhiều cách khác nhau trên nhiều kênh khác nhau từ Google tìm kiếm, hình ảnh, đến YouTube và Google Mua sắm.

Danh sách kiểu này rất hữu ích trong việc giúp bạn nhắm mục tiêu khách hàng đã mua hàng từ trước, nhưng có thể đang tìm kiếm trên Google cho một sản phẩm khác mà họ không biết bạn cũng bán. Hoặc họ muốn mua thêm của bạn sản phẩm khác nhưng chẳng tài nào nhớ nổi domain, hay thương hiệu.

9.2. Tệp đối tượng tuỳ chỉnh

Similar Custom Audiences – tệp tuyệt vời thực hiện chiến dịch marketing mà Google cung cấp. Tệp này được Google gợi ý cho bạn dựa trên việc thu thập hành vi người dùng trên Internet có thói quen, mối quan tâm, sở thích,… gần giống với tệp khách hàng tiếp thị lại của bạn.

Tôi gợi ý bạn nên thẳng tay đặt giá thầu cao hơn một chút cho nhóm danh sách này, vì họ có khả năng đem đến những lợi nhuận bất ngờ bạn không thể tưởng tượng hết được.

9.3. Tệp đăng ký kênh YouTube

Nếu bạn có bất kỳ nội dung video nào trên YouTube, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng danh sách YouTube để nhắm mục tiêu. Bạn nên nhắm mục tiêu những người dùng đăng ký kênh YouTube của bạn hoặc những người đã xem một video cụ thể trên YouTube.

Một mẫu quảng cáo sản phẩm động trên website.

Bạn có thể tạo quảng cáo hình ảnh tùy chỉnh hoặc quảng cáo sản phẩm động để phân phối đến khách truy cập không chuyển đổi trên website khi truy cập từ quảng cáo Google Shopping.

Quảng cáo dạng hình ảnh là lựa chọn tốt nhất để tiếp thị lại bởi vì nó hiển thị sản phẩm mà họ đã xem trước đó.

Các chiến dịch tiếp thị lại trên tệp khách hàng đã truy cập từ quảng cáo Google Shopping đang cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên chi tiêu cho quảng cáo cực kỳ cao (khoảng 16-34 lần). Nếu ngân sách dành cho quảng cáo của bạn không nhiều thì đây là một hình thức tiếp thị có chi phí thấp nhất mà vẫn mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.

Trên đây là 8 cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping mà bạn có thể áp dụng ngay cho chiến dịch quảng cáo của mình và kiểm tra hiệu quả của nó mang lại.