Khi nào cần thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ
Người sử dụng đất có thể thực thủ tục thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay người sử dụng đất đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại một địa chỉ mới và sự thay đổi đó đã được cơ quan pháp luật xác nhận hay theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
Xem thêm: Quy trình chuyển đất nông nghiệp sang đất ở
Có bắt buộc thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất?
Theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT “ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;”
Như vậy việc thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ là không bắt buộc. Tuy nhiên việc này là cần thiết để người sử dụng đất thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch về đất đai như cho, tặng, thừa kế, góp vốn, chuyển nhượng. Đảm bảo được sự thống nhất giữa các giấy tờ có liên quan, nhất quán về mặt thông tin giữa các loại giấy tờ
Điều kiện cần thiết và thành phần hồ sơ
Khu đất chuẩn bị tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mảnh đất đó đang không diễn ra tranh chấp, thế chấp hay đang trong diện thi hành án và vẫn còn thời hạn sử dụng đất
Theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hồ sơ mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cấn có bao gồm: đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; bản gốc giấy chứng nhận đã cấp; bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh đến việc thay đổi địa chỉ
Xem thêm: Quy trình mua bán bất động sản sơ cấp mới nhất
Quy trình thực hiện
Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư nếu có nhu cầu thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã hoặc tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, những địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Cơ quan tiếp nhận ghi lại thông tin, trao phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời gian thực hiện sẽ do UBND cấp tỉnh quy định nhưng sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; với các xã vùng xa, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện khó khăn sẽ là không quá 20 ngày. Thời hạn trên chưa bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật
Trên đây là những thông tin về thủ tục thay đổi thông tin địa chỉ trên sổ đỏ mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được thông tin về quy định của nhà nước và thực hiện đúng yêu cầu.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net