Quy trình chuyển quyền thừa kế đất đai

Chuyển quyền thừa kế đất đai là gì?

Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế và Quy định của Luật đất đai. Ta có thể hiểu, chuyển quyền thừa kế đất đai được hiểu là việc cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất hợp pháp theo di chúc hoặc theo pháp luật do thừa kế sang nhượng, chuyển quyền sử dụng đất của mình cho cá nhân, tổ chức khác theo nguyện vọng của bản thân.

Chuyển quyền thừa kế đất đai

Xem thêm: Hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất và cho thuê đất trong trường hợp NĐT thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều kiện của đất đai khi thực hiện quyền thừa kế

Người sử dụng đất sẽ thực hiện các chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất,… khi có đủ các điều kiện sau: 

– Đất không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

– Trong thời hạn sử dụng đất

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

Việc chuyển quyền thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Chủ sở hữu hợp pháp đất phải thực hiện hai thủ tục để có thể chuyển quyền thừa kế đất đai

– Thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng

– Và thủ tục sang tên quyền sử dụng đối với người thừa kế

Thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng

Bước 1:

Hồ sơ chuyển quyền thừa kế đất đai thực hiện kê khai di sản thừa kế cần chuẩn bị: 

– Bản sao sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế.

– Bản sao chứng minh nhân dân hộ chiếu của người chết và của mình.

– Cần có hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp giao dịch thông qua người đại diện 

– Bản sao giấy chứng tử của người chết.

– Bản sao di chúc nếu người chết để lại di chúc.

– Các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…

– Giấy chứng minh quyền sử dụng quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Xem thêm: Quy định trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Bước 2: 

Thực hiện niêm yết tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trụ sở tại UBND xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Còn đối với trường hợp không xác nhận được nơi thường thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Đối với trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Còn đối với trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. 

– Căn cứ Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất

– Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế trong thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trong 15 ngày này không có tranh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan

– Nếu hết thời hạn niêm yết mà không nhận được khiếu nại tố cáo liên quan đến việc văn bản khai nhận di sản thì cơ quan công chứng thụ lý giải quyết hồ sơ chuyển quyền thừa kế đất đai theo quy định pháp luật

Bước 3:

Đăng ký biến động đất đai tại phòng đăng ký đất đai

– Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Đăng ký biến động đất đai

Xem thêm: Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất 

– Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất đến 10.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đai

Người có quyền sử dụng đất tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức khác, sau khi hoàn thành việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng

Bước 1: Chuẩn bị và Công chứng Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đai

Giấy tờ cần chuẩn bị công chứng bao gồm:

– Dự thảo hợp đồng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu)

– Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của các bên

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (Giấy đăng ký kết hôn/ giấy xác nhận độc thân)

– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi quản lý diện tích đất muốn chuyển nhượng.

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ chuyển quyền thừa kế đất đai và tiến hành theo quy trình nếu đã đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ chuyển quyền thừa kế đất đai đầy đủ bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)

– CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)

 – Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính)

– Tờ khai đăng ký thuế

– Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)

Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai

Xem thêm: Trình tự và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với dự án đầu tư có sử dụng đất

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông báo cho chủ thửa đất ngay khi có thông từ cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính. 

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Thuế & lệ phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Một chi phí khi sang tên đất đai gồm: Chi phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

Xem thêm: Quy trình thanh toán tiền mua nhà đất một cách an toàn nhất 

 Lời kết

Trên đây là quy trìnhchuyển quyền thừa kế đất đai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình chuyển quyền thừa kế đất đai

​Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất vàng cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc. 


Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990     
Email: info@datvangvietnam.net  ​​