Thế nào là nhà phát mại?
Nhà phát mại còn có tên gọi khác là nhà bị tịch biên. Hầu hết những ngôi nhà này là nhà mà chủ nhà sử dụng để vay thế chấp tài sản với ngân hàng. Có nghĩa là, để vay một khoản tiền lớn từ ngân hàng, người vay cần giao ra một tài sản có giá trị tương đương để đảm bảo việc thanh toán khoản nợ sau này.
Quyền sở hữu tài sản đấy đảm bảo vẫn thuộc về người đi vay. Nhưng ngân hàng sẽ tiến hành tịch biên tài sản và phát mại để thu hồi nợ vaytrong trường hợp xấu không trả được nợ.
Xem thêm: Quy trình thanh toán tiền mua nhà đất một cách an toàn nhất
Quy trình mua nhà phát mại của ngân hàng
Bước 1: Ngân hàng thông báo bán nhà phát mại
Nơi chịu trách nhiệm xử lý nhà phát mại sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức có liên quan về tình hình xử lý tài sản. Thông báo bằng văn bản sẽ được chuyển và lưu vào sổ đăng ký trước khi tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký giao dịch phải đảm bảo các nội dung sau:
– Lý do xử lý tài sản
– Mô tả chi tiết về tài sản
– Nghĩa vụ được đảm bảo
– Vị trí xử lý tài sản, thời gian và phương pháp xử lý tài sản
Bước 2: Đánh giá nhà phát mại ngân hàng cần bán
Bất động sản thế chấp sẽ được định giá theo hai cách nếu bên vay và ngân hàng không có thỏa thuận khác:
– Thẩm định của tổ chức đánh giá tài sản
– Ngân hàng và người đi vay có quyền thỏa thuận về giá cả của tài sản thế chấp
Quá trình định giá tài sản, việc đánh giá tài sản phải được diễn ra thật khách quan, phù hợp giá với thị trường, không chênh lệch quá so với giá thị trường
Xem thêm: Quy trình mua dự án bất động sản
Bước 3: Bán nhà phát mại ngân hàng
Trước khi xử lý tài sản thế chấp, nếu bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với tài sản thế chấp thanh toán các chi phí phát sinh thì bên bảo lãnh có quyền nhận lại tài sản thế chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm nhận lại tài sản thế chấp trước khi xử lý.
Số tiền thu được từ đấu giá sẽ được trả lại cho người vay, nhưng phải được chia theo các tỷ lệ khác nhau. Mức tỷ lệ sẽ phụ thuộc vào nội dung hợp đồng mà ngân hàng và người vay đã ký kết ngay từ đầu. Trong trường hợp không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản này được bán đấu giá.
Xem thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Bước 4: Thanh toán sau khi phát mại nhà đất
Số tiền thu được sau khi thanh toán các chi phí liên quan đến thủ tục bán nhà phát mại ngân hàng như chi phí lưu giữ hồ sơ, xử lý tài sản, … được phân phối theo thỏa thuận và quy định của pháp luật trong hợp đồng như sau:
– Việc chưa thanh toán nghĩa vụ được xác định là không có bảo đảm và các bên định đoạt quyền thực hiện nghĩa cụ của mình khi phát mại tài sản nếu số tiền bán đấu giá tài sản sau khi đã thanh toán đủ chi phí, nhỏ hơn giá trị tài sản dùng để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
– Phần chênh lệch sẽ thuộc về người có quyền sở hữu tài sản đó nếu số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản sau khi đã thanh toán đủ các khoản chi phí lớn hơn tài sản đảm bảo
Bước 5: Chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng tài sản
Các bên cần đăng ký thủ tục và chuyển nhượng sổ hồng hay còn gọi là quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp (bất động sản) cho những người mua tài sản theo quy định của pháp luật ngay sau khi cuộc bán đấu giá nhà phát mại ngân hàng thành công.
Xem thêm: Hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất và cho thuê đất trong trường hợp NĐT thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Lời kết
Trên đây là quy trìnhmua nhà phát mại tại ngân hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người trong quy trình mua nhà phát mại để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net