23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo, theo phong tục cổ truyền, mỗi gia đình, hộ kinh doanh thường làm lễ để tiễn ông công, ông táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những gì đã xảy ra trong một năm vừa qua. Vậy cách cúng ông Công, ông Táo & văn khấn cho chủ kinh doanh như thế nào? Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của ngày ông Công, ông Táo
Ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Vì thế vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình trình báo tất cả mọi việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia chủ. Cho đến vào đêm Giao thừa thì Táo quân mới trở lại hạ giới để tiếp tục thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.
Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?
Tùy từng phong tục tập quán và hoàn cảnh gia đình mà mâm cúng ông Công, ông Táo có sự khác nhau. Cụ thể, ở miền Bắc, mâm cúng sẽ có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 con gà trống luộc được tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay), 1 bát canh mọc hoặc canh măng, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để ông Táo lên trời.
Còn ở miền Nam, mâm cúng ông Công, ông Táo gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc… kèm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen. Ở miền Nam, người dân không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.
Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ, vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác. Ngoài các món cơ bản, trong mâm cơm cũng phải có cá ngừ hay cá thu.
Xem thêm: Dự đoán vận may kinh doanh của 12 con giáp năm 2024
Văn khấn ông Công, ông Táo chuẩn nhất
Mẫu 1:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mẫu 2:
Hôm nay là ngày… tháng… năm Quý Mão.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Mẫu 3:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là : ………….
Ngụ tại : …………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Xem thêm: Văn khấn xin lộc làm ăn buôn bán chuẩn tâm linh
Nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào?
Nếu cúng vào 23 tháng Chạp (tức 02/02/2024 Dương lịch) chọn các giờ sau: Thìn (7h-9h), Mão (5h-7h), Dần (3h-5h), Tỵ (9h-11h)
Nếu cúng vào 22 tháng Chạp (tức 01/02/2024 Dương lịch) chọ các giờ sau: Mậu Dần (3h-5h), Tân Tỵ (9h-11h), Bính Tuất (19h-21h), Kỷ Mão (5h-7h), Giáp Thân (15h-17h), Đinh Hợi (21h-23h)
Nếu cúng vào 21 tháng Chạp (tức 31/1/2024 Dương lịch) chọn các giờ sau: Giáp Tý (23h-1h), Đinh Mão (5h-7h), Nhâm Thân (15h-17h), Ất Sửu (1h-3h), Canh Ngọ (11h-13h), Quý Dậu (17h-19h).
Xem thêm: Chọn tuổi mở hàng cho 12 con giáp năm 2024 giúp kinh doanh phát đạt
BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG
Lưu ý khi cúng ông Công, ông Táo
Khi cúng đưa ông Táo về trời, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang.
Lúc làm lễ nên mở hết các cửa sổ, cửa chính của ngôi nhà để được thông thoáng, thoát khí, đón điều may mắn và tiễn đi điều xui xẻo.
Khi đọc văn khấn, bạn nên đọc to, rõ ràng.
Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo những việc lớn, việc nhỏ trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Vì vậy, khi làm lễ này, bạn không nên cầu xin phú quý, sung túc mà chỉ nên khấn xin các vị Táo quân bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm lên thiên đình.
Nhiều người có quan niệm chuẩn bị lễ cúng thật linh đình, mua sắm thật nhiều vàng mã thì sẽ tốt và nhận được nhiều lộc, nhiều may mắn. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bất kể một lễ cúng nào cũng đều đề cao sự thành tâm, vì vậy, không phải cứ mâm cao cỗ đầy, sắm thật nhiều đồ lễ mới tốt. Thay vào đó, các gia đình chỉ nên sắm lễ, vàng mã vừa phải để tránh tốn kém, lãng phí không cần thiết.
Như vậy, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet vừa chia sẻ đến các chủ kinh doanh cách cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất. Theo dõi KiotViet để đọc thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh hữu ích TẠI ĐÂY.