Chủ quán phụ thu phí dịch vụ khi kinh doanh dịp tết: Bao nhiêu để vừa lòng khách?

Những ngày Tết Nguyên đán là dịp để kiếm thêm thu nhập cho nhiều người nhờ vào công việc kinh doanh, nhất là hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vậy, các chủ quán nên phụ thu phí dịch vụ thế nào để vừa hài lòng khách vừa đảm bảo doanh số không bị thâm hụt?

phu-thu-phi-dich-vu

Thực trạng nhà hàng, quán cafe mở cửa kinh doanh xuyên tết

Sau khi chào đón thời khắc chuyển giao năm mới, người dân có xu hướng tham gia các hoạt động du xuân xuyên suốt dịp nghỉ lễ. Do đó, một số cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đã rục rịch mở cửa đón khách ngay từ ngày mùng 1 Tết. Trước nhu cầu vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cafe đều rơi vào tình trạng quá tải.

Doanh số bán hàng dịp Tết luôn được dự báo cao gấp nhiều lần ngày thường. Không khó để bắt gặp tình cảnh nhà hàng, quán cafe bố trí bàn ghế hay xếp xe tràn lan khắp vỉa hè. Chính vì lẽ đó, dịp Tết cũng được coi như khoảng thời gian “hốt bạc” của những người kinh doanh dịch vụ ăn uống. 

Phụ thu phí dịch vụ trong những ngày Tết là gì?

Những dịp ngày lễ, tết các quán cafe, nhà hàng, quán karaoke, bida để bù đắp chi phí nhân sự, chi phí nguyên vật liệu tăng gấp nhiều lần, quán vẫn cố gắng duy trì đúng mức giá niêm yết và chỉ cần phụ thu thêm (phí phục vụ) để khách hàng cùng san sẻ. 

Phụ thu nghĩa là không phải phần thu chính. Và thường phụ thu chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, tết mà nhiều nhất là ở các quán giải khát, ăn uống.

Phụ thu tết đã dần trở nên khá quen thuộc ở những thành phố lớn, nhưng ở những tỉnh nhỏ, thành phố “chưa lớn” thì lại đang là đề tài tranh cãi.

Xem thêm:Quán nhỏ, ngân sách ít thì nên tìm phần mềm quản lý bán hàng đáp ứng yếu tố nào?

Chủ quán có nên phụ thu trong những ngày Tết không? Và nếu có thì mức phụ thu bao nhiêu là hợp lý?

phu-thu-phi-dich-vu

Ngày Tết, trong khi ai cũng được ở nhà quây quần đón Tết với gia đình, có những người chấp nhận từ bỏ điều đó để đi làm, thì việc được nhận một mức lương gấp đôi, thậm chí gấp ba cũng được xem như tương xứng. Khách hàng có lẽ đều hiểu được và đồng ý với điều này.

Chi phí vận hành những ngày Tết rất cao do chi phí nhân sự và các chi phí liên quan đến đầu vào, nguyên liệu cũng tăng cao hơn hẳn với các ngày thường. Không chỉ chi phí, việc đảm bảo hiệu suất, chất lượng của dịch vụ cũng như nguyên liệu thực phẩm những ngày Tết là bài toán khó.

Về giá tiền phụ thu, tuỳ từng nơi mà có những mức giá khác nhau. Phụ thu thường thấy là 5k – 10k/một món, có nơi lại tăng lên… gấp đôi, thậm chí hơn, hoặc với nhà hàng thì là thêm 10% – 25% tổng giá trị hoá đơn. Bởi thế mới có những bát bún có giá 70k, hay một chiếc bánh mì 50k…, khác xa so với ngày thường. 

Xem thêm:Gợi ý cây phong thủy hút tài lộc cho 12 con giáp trong năm 2024

Dưới góc nhìn của chuyên gia ngành F&B, ông Đỗ Duy Thanh – Giám đốc FnB Director – Horeca Business School – đánh giá việc phụ thu ở Việt Nam thường bị phản ứng vì mối tương quan giữa giá trị khách nhận được và giá cả tăng không tương xứng.
“Tuy nhiên, dịp Tết ngành F&B có lý do chính đáng để phụ thu đó là: rất khó tuyển nhân viên dù lương tăng 3 đến 4 lần ngày thường và Tết là thời điểm cầu cao hơn cung vì đa số quán xá đóng cửa. Nhưng việc phụ thu cần tinh tế trong cách đưa thông điệp với khách hàng và phụ thu không nên quá 20% và chỉ nên phụ thu vào những ngày đặc biệt thật sự như: mùng 1, mùng 2, mùng 3.

Các cửa hàng nên có không gian được trang trí phù hợp mùa vụ Tết và nhân viên cần có thái độ phục vụ tốt thì khách hàng mới dễ dàng chấp nhận việc phụ thu này.

Không chỉ nhắm vào lợi nhuận mà mong muốn sao cho khách hàng đến và ưu ái quán hơn, do đó các chủ quán phải phụ thu sao cho khách hàng thấy là chính đáng, là đúng, để vừa được lợi cho mình, vừa không mất khách hàng.