Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy Cho Nhà Hàng, Quán Ăn (Cập Nhật 2023)

Là nơi thường tập trung đông người, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về giấy phép phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh.

giay-phep-phong-chay-chua-chay

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn có cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?

Nhà hàng, quán ăn là một trong những cơ sở bị quản lý về phòng cháy chữa cháy nên bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Căn cứ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, pháp luật chia công tác chuẩn bị PCCC của nhà hàng/quán ăn thành 4 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Nhà hàng/quán ăn có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3 – làm hồ sơ phương án phòng cháy chữa cháy;
  • Cấp độ 2: Nhà hàng/quán ăn có tổng diện tích kinh doanh từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 – làm hồ sơ phương án PCCC và được Cơ quan công an quản lý thẩm duyệt;
  • Cấp độ 3: Nhà hàng/quán ăn có diện tích kinh doanh có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên – xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
  • Cấp độ 4: Nhà hàng/quán ăn có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên – làm hồ sơ phương án PCCC, được Cơ quan công an quản lý thẩm duyệt và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm:Mức Thuế Phải Nộp Đối Với Hộ Kinh Doanh Nhà Hàng, Dịch Vụ Ăn Uống (Cập Nhật 2023)

Quy định về điều kiện cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với nhà hàng, quán ăn 

Để được nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ được pháp luật chỉ rõ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

giay-phep-phong-chay-chua-chay

Nhà hàng, quán ăn bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn

Cụ thể như sau:

  • Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp trạm biến áp được vận hành tự động;
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Quy định về hồ sơ cấp phòng cháy chữa cháy đối với nhà hàng, quán ăn

Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, chủ nhà hàng có trách nhiệm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
  • Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác ( bản sao có công chứng chứng thực).
  • Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
  • Các phương án chữa cháy của doanh nghiệp
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
  • Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Xem thêm:Review Top 5 Phần Mềm Quản Lý Quán Karaoke Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Quy định về thủ tục cấp phòng cháy chữa cháy đối với nhà hàng, quán ăn 

giay-phep-phong-chay-chua-chay (1)

Kinh doanh dịch vụ ăn uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân có trách nhiệm tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo những tài liệu, giấy tờ đã cung cấp ở trên.

Chuẩn bị hồ sơ là một khâu quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy một cách thuận tiện và trơn tru nhất.

Cung cấp đầy đủ giấy tờ ngay từ đầu giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và thậm chí là kinh phí của mình.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
  • Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của đơn vị chức năng có thẩm quyền khi có thanh tra thực tế

Theo đó, nội dung thanh tra thực tế kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

  • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hàng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
  • Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những chủ thể như sau:
  • Chủ nhà hàng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
  • Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.

Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Chủ thể nộp đơn sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.

Điều quan trọng nhất vẫn là từ chủ quán cho đến nhân viên cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy để phòng ngừa và xử lý sớm khi có sự cố xảy ra.