Để nói đến những mô hình kinh doanh đồ uống có cồn mang đến lợi nhuận cao thì không thể không kể đến các mô hình kinh doanh Club, Bar, Pub, Lounge. Các mô hình kinh doanh này đang ngày càng trở nên phổ biến không chỉ tại các đô thị lớn mà còn ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên, mỗi mô hình lại có một đặc điểm và cách thức kinh doanh riêng. Vậy làm thế nào để phân biệt?
Thực trạng kinh doanh mô hình đồ uống có cồn tại Việt Nam hiện nay
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu vui chơi giải trí của con người tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các quán bar, quán pub… phát triển. Nhiều người nghĩ đây là một mô hình “kiếm tiền” có lợi nhuận cao, mọi thứ đơn giản. Tuy nhiên, để có thể đầu tư kinh doanh mô hình này hiệu quả thì bạn cần dành thời gian tìm hiểu về những mô hình kinh doanh này.
Bar, Pub, Club và Lounge là bốn cái tên thường được sử dụng để chỉ những địa điểm chuyên bán thức uống có cồn như: Rượu, bia… cũng là nơi gặp mặt trao đổi khá thịnh hành, đặc biệt ở một số quốc gia phương Tây.
Đây là những địa điểm thường sẽ hoạt động vào lúc khoảng 9 giờ tối. Tại các nước phương Tây những quán Bar hay Pub sẽ hoạt động sớm hơn. Tại Việt Nam gần như những mô hình này chỉ mở cửa vào buổi tối. Khách hàng bắt buộc phải đủ 18 tuổi trở lên mới cho vào và uống rượu bia theo đúng quy định pháp luật.
Phân biệt mô hình kinh doanh Bar, Club, Pub và Lounge
Mô hình kinh doanh Bar
Bar là tên gọi đồng nhất với công việc kinh doanh đồ uống, thức ăn nhanh. Bar là một cơ sở kinh doanh bán lẻ, phục vụ đồ uống có cồn (bia, rượu, cocktail,…) và một số các thức uống không cồn khác (nước suối, nước ngọt,…). Một số quán Bar còn phục vụ thêm các món ăn nhẹ như: khoai tây chiên, đậu phộng rang, trái cây (tươi hoặc sấy),… Đối tượng khách hàng của mô hình Bar giới hạn độ tuổi tối thiểu là 21 tuổi trở lên.
Bar, Pub, Club và Lounge là bốn cái tên thường được sử dụng để chỉ những địa điểm chuyên bán thức uống có cồn
Ngoài ra, các chủ kinh doanh còn tạo thêm các dịch vụ đa dạng cho cơ sở kinh doanh của mình bằng các hình thức trò chơi giải trí khác. Có thể kể đến như khu vực chơi bi – da, trò chơi điện tử, phi tiêu; Tổ chức các chương trình ca nhạc, mời thêm vũ công hoạc DJ để tăng phần hấp dẫn cho địa điểm giải trí.
Xem thêm:Mức Thuế Phải Nộp Đối Với Hộ Kinh Doanh Nhà Hàng, Dịch Vụ Ăn Uống (Cập Nhật 2023)
Mô hình kinh doanh Club
Bar và Club không khác biệt nhau quá về mô hình. Nhưng riêng Club lại được phân thành nhiều loại hình kinh doanh khác nhau theo chủ đề: Dance Club, Rock Club, Motorbike Club, Football Club… nhằm phục vụ cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, có cùng sở thích. Club tại nước ngoài có thể được hiểu theo nghĩa là “câu lạc bộ”, người tham gia đến đây để trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm về một chủ đề mà họ cùng quan tâm.
Bar là mô hình kinh doanh cao cấp hơn Club với vốn đầu tư khá lớn. Thông thường cần khoảng hơn 600 triệu đồng cho việc mở một quán Bar mini và khoảng trên 3 tỷ cho quy mô Bar lớn và nổi tiếng. Thức uống trong Bar chủ yếu là cocktail, beer. Bar thường đầu tư sân khấu nhỏ phục vụ cho DJ chơi nhạc và quầy pha chế thiết kế chuyên nghiệp.
Hầu hết trong Bar bố trí rất ít ghế ngồi, khách hàng đến đây thường đứng để thưởng thức beer và lắc lư theo giai điệu sôi động. Bar và Club phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, chủ yếu là giới trẻ, tuy nhiên yêu cầu giới hạn độ tuổi vị thành niên.
Thời gian hoạt động của các Bar và Club tại nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật là không được mở cửa quá 12 giờ đêm.
Mô hình kinh doanh Pub
Pub hiện nay chính thức được biết đến như những quán rượu nhỏ với thiết kế không gian ấm cúng nhưng không kém phần trẻ trung, sôi động. Đa phần thức uống kinh doanh trong Pub là đồ uống có cồn như cocktail, các loại rượu và thức uống được pha chế từ rượu.
Pub được hình thành rất sớm trong văn hóa của người Anh, Ireland, Canada, Australia và New Zealand. Pub trong văn hóa Anh không chỉ là nơi giải trí, gặp gỡ bạn bè mà còn là điểm giao lưu văn hóa. Thông thường, không gian của các quán Pub được mở rộng ra cả khu vực ngoài quán với những bộ bàn ghế nhỏ ngoài trời.
Mô hình kinh doanh Lounge
Mô hình kinh doanh Lounge vốn được xem như phòng chờ phục vụ ăn uống cho khách nghỉ ngơi khi đợi ở sân bay, khách sạn. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ, Lounge hiện được biết đến là một trong những địa điểm vui chơi giải trí tinh tế mà nhiều người ưa chuộng.
Cụ thể, Lounge là nơi bán cả đồ uống có cồn và không chứa cồn, không gian rộng rãi thoải mái với đặc trưng là những bộ sofa dài, êm ái. Bên cạnh đó, hầu hết các Lounge đều có thiết kế sang trọng, sử dụng nội thất cao cấp và nhã nhặn giúp khách hàng thoải mái khi ngồi, khi trò chuyện và cả khi chụp hình.
Xem thêm:Food Court Là Gì? Có Nên Kinh Doanh Food Court Trong Trung Tâm Thương Mại Không?
Những lưu ý cần đặc biệt chú trọng trong quá trình kinh doanh Bar, Pub, Club, Lounge
Bar, Club, Pub, Lounge là một mô hình “kiếm tiền” có lợi nhuận cao
- Cần chuẩn bị đầy đủ và hoàn tất các thủ tục liên quan đến pháp lý, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là giấy phép kinh doanh các mặt hàng thức uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu, từ chế biến đến phục vụ, từ thực phẩm cho đến nhân viên.
- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng cùng nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt đối với các sản phẩm rượu, bia… bởi điều này gây ảnh hưởng lớn tới uy tín và chất lượng của quán.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy, quy định về tiếng ồn,…
- Đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng, cải tạo, sửa chữa, lựa chọn mặt bằng có vị trí và diện tích phù hợp, vừa thu hút được khách hàng tiềm năng, vừa tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh
- Đầu tư trong thiết kế, décor quán, thể hiện những phong cách riêng, cá tính độc đáo, khác biệt nhằm tạo ấn tượng và thu hút khách hàng
KiotViet – Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp dành cho Bar, Club, Pub, Lounge
KiotViet được biết đến là phần mềm quản lý chuyên biệt dành cho ngành hàng ăn uống và là phần mềm quản lý Bar, Club, Lounge hiệu quả hàng đầu trên thị trường.
- Quản lý order: Phục vụ có thể lên order cho khách hàng ngay trên điện thoại hoặc Tablet có tích hợp phần mềm.
- Quản lý thanh toán: Hệ thống sẽ tự động tính tiền và xuất hóa đơn đối chiếu, đáp ứng tất cả các hình thức thanh toán.
- Quản lý tồn kho: Hỗ trợ chủ quán quản lý tồn kho nguyên liệu để kịp thời đáp ứng nhu cầu nhập/xuất tồn kho.
- Quản lý chi nhánh: Hỗ trợ người bán theo dõi tình hình kinh doanh và hoạt động của chuỗi chi nhánh một cách chi tiết.
- Quản lý khách hàng: Quản lý chi tiết thông tin khách hàng từ lịch sử ghé quá cho đến món đồ uống, đồ ăn yêu thích.
- Quản lý nhân viên: Không cần có mặt tại quán, chủ quán vẫn có thể quản lý các hoạt động của nhân viên được lưu trữ trên phần mềm.
- Quản lý nhà cung cấp: Quản lý các thông tin chi tiết của nhà cung cấp, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình nhập hàng và đa dạng nguồn cung.
- Quản lý doanh thu: Dễ dàng theo dõi các hoạt động thu chi, lãi lỗ theo ngày, tuần, tháng… với biểu đồ trực quan.
Hiện nay mô hình quán Bar không chỉ được khách nước ngoài ưa chuộng mà được người Việt đón nhận tích cực. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của chủ quán khi có ý định kinh doanh các mô hình đồ uống có cồn.