Chi phí mở phòng gym là bao nhiêu? Những loại chi phí cần biết khi kinh doanh phòng tập

Nhu cầu chăm sóc và rèn luyện sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của các hệ thống phòng tập với nhiều mô hình khác nhau. Không thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hấp dẫn, nhiều nhà khởi nghiệp đã mạnh dạn lên kế hoạch đầu tư mở hệ thống phòng tập Gym. Vậy chi phí mở phòng tập Gym là bao nhiêu? Có những loại chi phí nào? 

chi phi mo phong gym

Kinh doanh phòng tập Gym có lãi không?

Nếu như trước đây, các phòng tập luyện thể hình chưa thực sự nhận được sự quan tâm của mọi người thì trong vài năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, nhu cầu này trở nên cần thiết và được nhiều người ưa chuộng. 
Theo các chuyên gia về thể hình, việc rèn luyện với máy tập sẽ giúp cải thiện thể hình, giúp giảm cân, tăng cơ và tăng cường sức khỏe nhanh chóng hơn. Song song với đó, khách hàng thường không có đủ khả năng để mua sắm những loại máy tập với chi phí đắt đỏ tại nhà. Chính vì vậy, lựa chọn rèn luyện thể hình tại các phòng tập chuyện nghiệp là phương án tối ưu nhất. 
Để trả lời cho câu hỏi kinh doanh phòng tập Gym có lãi không? Hãy cùng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet điểm qua một số lợi ích khi mở phòng tập Gym như sau: 

♦ Nguồn khách hàng & doanh thu ổn định 
Chi phí tập luyện trung bình dao động khoảng 300.000 – 800.000 đồng/tháng cho một phòng tập tầm trung và 1-3 triệu đồng/tháng cho các phòng tập cao cấp. Nếu duy trì được lượng khách hàng thân thiết sẽ đem về nguồn doanh thu ổn định. Phòng Gym thường bán gói tập theo tháng, theo năm, các hội viên cần mua thẻ tập theo nhu cầu ngắn hạn hay dài hạn trước khi đến tập nên không gặp phải tình trạng “đầu tư một cục thu tiền lẻ” như các ngành hàng kinh doanh khác. 

♦ Đầu tư máy móc 01 lần sử dụng được lâu dài
Lợi thế khi kinh doanh phòng tập chính là bạn chỉ cần đầu tư máy móc, dụng cụ tập luyện một lần, sau đó không phải mất thêm chi phí để quay vòng hay mua thêm các sản phẩm khác, chỉ cần bỏ thêm một khoản phí bảo trì, bảo dưỡng máy định kỳ. 

♦ Khả năng quay vòng vốn nhanh 
Mặc dù chi phí đầu tư thiết bị máy móc khá lớn, nhưng so với các loại hình kinh doanh khác, phòng Gym có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn do vừa không mất thêm quá nhiều chi phí vận hành, khách hàng thanh toán theo gói có giá trị lớn. Đặc biệt, nếu nhanh nhạy, các chủ phòng Gym có thể kinh doanh thêm các mặt hàng cần thiết như: thực phẩm chức năng, phụ kiện hỗ trợ tập luyện, đồ ăn, đồ uống và dịch vụ huấn luyện viên cá nhân để gia tăng lợi nhuận. 
Như vậy, kinh doanh phòng Gym sẽ có lãi & có doanh số cao nếu chủ phòng tập có kế hoạch kinh doanh hợp lý, thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. 

gym

Kinh doanh phòng Gym hiện đạI. Ảnh: HD Fitness

Mở phòng Gym cần bao nhiêu tiền? 

Rất nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi: “Mở phòng Gym cần bao nhiêu tiền”. Vốn để mở phòng Gym sẽ phụ thuộc vào các hình phòng tập khác nhau. Về cơ bản, mô hình phòng Gym được chia làm 3 loại: Phòng Gym bình dân, phòng Gym tầm trung và phòng Gym cao cấp. Những mô hình này sẽ có chi phí đầu tư khác nhau từ ít vốn đến nhiều vốn. Tùy thuộc vào năng lực tài chính và mục tiêu hướng đến mà nhà đầu tư có thể lựa chọn mở mô hình phòng Gym phù hợp. 

♦ Phòng Gym bình dân 
Mô hình phòng Gym bình dân có chi phí đầu tư ban đầu khoảng từ 300 triệu đến 500 triệu với diện tích sàn tập khoảng 100m2 đến 200m2. Với phòng tập Gym này, khách hàng mục tiêu của họ là những người có mức thu nhập thấp cho đến tầm trung. Đối tượng chính của phòng tập là các bạn học sinh, sinh viên, công nhân lao động. Mức chi phí phòng tập Gym này mỗi tháng dao động từ 150.000 đồng cho đến 250.000 đồng. Phòng tập Gym bình dân thường sử dụng các dụng cụ phòng Gym gia công trong nước hoặc hàng giá rẻ của Trung Quốc.

♦ Phòng Gym tầm trung
Ngân sách để mở phòng tập Gym tầm trung dao động từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ. Diện tích để mở phòng tập Gym này khoảng 250m2 đến 350m2. Đối tượng khách hàng của phòng tập Gym tầm trung là người có thu nhập ổn định hoặc trung bình khá. Giá gói tập phòng Gym tầm trung hàng tháng dao động từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo các gói tập cụ thể. Ở phòng tập Gym tầm trung này, ngoài việc sử dụng các thiết bị tập Gym chất lượng, phòng tập còn bổ sung thêm một số tiện ích như phòng xông hơi, phòng tắm,…

♦ Phòng Gym cao cấp
Vốn đầu tư cho phòng tập Gym cao cấp có giá khá cao, dao động từ hơn 2 tỷ cho đến vài tỷ đồng. Diện tích dao động từ 500m2 đến 1000m2. Các phòng tập Gym cao cấp thường được mở ở các chung cư cao cấp, các trung tâm thể dục thể thao hoặc khách sạn sang trọng. Phòng tập Gym cao cấp được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ tập Gym cao cấp. Cùng với đó, phòng tập Gym rất chú trọng các dịch vụ tiện ích đạt đẳng cấp 5 sao như phòng tắm xông hơi, bể bơi, khu bãi gửi xe rộng rãi, tủ đựng đồ, khăn tắm miễn phí, nước uống, khu nghỉ ngơi…

chi phi mo phong gym

Mô hình phòng Gym cao cấp. Ảnh: Eco Garden

Những loại chi phí cần biết khi kinh doanh phòng tập 

Mặc dù tùy thuộc vào mô hình khác nhau, nhưng các phòng Gym cơ bản cần có những chi phí cơ bản dưới đây: 

♦ Chi phí thuê mặt bằng

Nếu mở phòng Gym ở thành phố, chắc chắn bạn cần phải khảo sát và thuê mặt bằng. Các phòng Gym thường cần diện tích mặt bằng đủ lớn để có thể bố trí máy tập, không gian tập thoải mái cho khách hàng. Vì vậy nên chi phí thuê mặt bằng cũng khá đắt đỏ. Để thuê mặt bằng phù hợp nhất, bạn nên tìm các vị trí ở gần khu dân cư, thu nhập bình quân trên đầu người ở mức khá & tốt, diện tích rộng rãi, có chỗ để xe và an ninh đảm bảo. Khi đàm phán thuê mặt bằng cũng có khoản phí khác là phí đặt cọc, bạn cần chuẩn bị trước khi tiến hành ký hợp đồng. Thông thường, với diện tích mặt bằng lớn, chủ nhà thường cho thuê 3 tháng. 6 tháng hoặc thuê theo năm. Như vậy chi phí thuê mặt bằng bỏ ra ban đầu là khá lớn. 

♦ Chi phí thiết kế, sửa chữa và cải tạo phòng Gym

Tiếp đến là chi phí cải tạo, thiết kế lại phòng tập. Tùy thuộc vào nhu cầu và hiện trạng mặt bằng, chủ phòng Gym có thể thuê đơn vị setup, thi công đến khảo sát và thiết kế theo mong muốn hoặc tự lên ý tưởng thiết kế. Chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong vốn đầu tư ban đầu, chủ đầu tư cần cân đối sao cho phù hợp với vốn hiện có và khả năng chi trả. 

♦ Chi phí mua máy móc, thiết bị phòng tập 

Các nhóm máy tập cơ bản nhất của một phòng gym bao gồm:
Máy tập Cardio: Máy chạy bộ, xe đạp, máy đi bộ trên không, máy chèo thuyền, máy rung massage,…
Máy khối tập các nhóm cơ: Máy tập cơ ngực, vai, chân, lưng…
Máy tập tự do: Khung gánh tạ, máy lắp tạ rời,…
Dàn tạ tay, các loại ghế tập.
Phụ kiện tập luyện và giãn cơ
Đồ tập boxing – kickfit
Chi phí đầu tư các loại máy tập khoảng 300 triệu trở lên đối với phòng Gym cơ bản. 

♦ Chi phí thuê nhân viên

Một phòng tập thông thường sẽ có những vị trí: nhân viên thu ngân, lễ tân, huấn luyện viên thể hình, chuyên viên tư vấn bán gói tập, nhân viên chăm sóc khách hàng, bảo vệ, tạp vụ, quản lý,…Chi phí để thuê một đội ngũ nhân viên đầy đủ cho phòng tập Gym sẽ khoảng 5-10 triệu/người tùy vị trí. 

♦ Chi phí mua phần mềm quản lý phòng Gym

Để kinh doanh phòng Gym hiệu quả và chặt chẽ, chắc chắn không thể thiếu phần mềm quản lý phòng Gym. Đặc thù của mô hình kinh doanh phòng Gym cần lưu trữ số lượng lớn thông tin khách hàng, các gói tập, thẻ tập. Nếu quản lý bằng số sách hay phần mềm Excel truyền thống rất dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Phần mềm quản lý phòng Gym sẽ giúp các chủ phòng tập quản lý hiệu quả từ lịch hẹn khách hàng, gói tập, thẻ hội viên, thu chi, lợi nhuận và tự động tính lương, hoa hồng cho nhân viên chi tiết. Bên cạnh đó, phần mềm cũng hỗ trợ tính tiền gói tập, phòng tập và các sản phẩm bán thêm nhanh chóng, in hóa đơn chính xác. 
Chri từ 6000k/ngày, chủ kinh doanh có thể sở hữu phần mềm quản lý phòng tập chuyên nghiệp, đầy đủ tính năng, giúp tiết kiệm đến 90% thời gian quản lý bán hàng. 
Bên cạnh phần mềm quản lý phòng tập, các chủ kinh doanh cũng cần trang bị thêm phần mềm đo chỉ số cơ thể khách hàng, hệ thống camera giám sát,…

mo-phong-gym

Phần mềm quản lý phòng tập Gym KiotViet 

Xem thêm: Phần mềm quản lý phòng Gym – Fitness – Yoga phổ biến nhất

♦ Chi phí Marketing, quảng cáo

Phòng tập mới khai trương không thể thiếu vắng hoạt động truyền thông để tiếp cận khách hàng. Trong thời buổi mạng xã hội lên ngôi như hiện nay, các phòng tập Gym nên hoạt động năng nổ hơn trên các nền tảng Facebook, Instagram hay Tiktok để quảng bá rộng rãi về phòng tập giúp thu hút khách hàng. Bạn có thể chọn một hoặc một vài kênh cốt lõi và phù hợp để chạy quảng cáo kết hợp với các hoạt động Marketing Offline như phát tờ rơi, băng rôn, standee,…Bên cạnh đó, bạn nên để ra một khoản ngân sách cho hoạt động Marketing hàng tháng để tiếp cận vfa thu hút thêm nhiều khách hàng mới. 

♦ Chi phí điện nước hàng tháng 

Các khoản chi phí cố định hàng tháng như tiền điện, nước cũng nên được dự trù sẵn. Với rất nhiều thiết bị tập, điều hòa, phòng tắm,…chi phí điện nước hàng tháng chắc chắn sẽ cao hơn so với các mô hình kinh doanh khác. 

♦ Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ 

Máy móc, dụng cụ tập luyện chính là yếu tố quan trọng nhất của một phòng tập Gym. Để đảm bảo trải nghiệm và chất lượng tập luyện của khách hàng tốt nhất, bạn nên bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đối với các loại máy móc, đặc biệt là những máy móc giá trị cao. Chi phí này không đáng kể, bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo máy không bị hỏng hóc ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. 

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã chia sẻ một số thông tin về các chi phí cần thiết để mở phòng tập Gym, hi vọng sẽ giúp các bạn có thể mở phòng tập dễ dàng hơn. Kinh doanh phòng Gym là lĩnh vực rất nên thử trong giai đoạn hiện nay, hãy bắt đầu lên kế hoạch chi tiết và mở phòng Gym cho riêng mình nhé.