“Nhẹ nhàng” bỏ túi gần 20 triệu/tháng nhờ mở hàng giặt là online

Với số vốn ban đầu không cao như kinh doanh nhiều mặt hàng khác và chỉ cần thuê một mặt bằng nhỏ, vận hành đơn giản nên kinh doanh giặt là online trở thành lĩnh vực “cực hot” gần đây. Tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là online, cần bao nhiêu vốn, nhân lực và cách vận hành ra sao để thu lời nhanh cùng phần mềm quản lý bán hàng online KiotViet nhé!

nhe-nhang-bo-tui-gan-20-trieu-thang-nho-mo-hang-giat-la-online-1

Với số vốn ban đầu 250 triệu đồng, chỉ sau 3 tháng hoạt động đã có lãi, cửa hàng giặt là nhỏ của chị L (Hà Nội) đã có 2 chi nhánh và mỗi tháng thu nhập trên 20 triệu đồng. Chị chia sẻ mình hiện đã bỏ công việc văn phòng ổn định để kinh doanh tiệm giặt là, cửa hàng của chị cũng nhận được 50% đơn hàng từ các kênh online như Facebook và Website mỗi ngày. Để mở một cửa hàng giặt là không khó, nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí và vận hành kênh online hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được.

Mở cửa hàng giặt là cần bao nhiêu vốn?

Với số vốn từ 150-250 triệu là có thể mở cửa hàng giặt là nhỏ với tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 15 triệu một tháng. Do cửa hàng giặt là không cần diện tích quá lớn và nhân viên cũng chỉ cần 2-3 người thay nhau trực để có thể vận hành. Chi phí cho nhân viên cũng chỉ khoảng 3 triệu đồng/ người/ tháng do các bạn thường là sinh viên đi làm thêm, rất nhanh nhẹn và có thể chăm sóc cả kênh kinh doanh qua Facebook, Website. Đặc biệt, chị L rất quan tâm đến tính cẩn thận, trung thực của nhân viên, bởi tất cả những vật dụng, tư trang, tiền bạc của khách nếu có để quên trong quần áo, phải được trao trả lại đầy đủ cho khách. 

nhe-nhang-bo-tui-gan-20-trieu-thang-nho-mo-hang-giat-la-online-2

Chị L cũng đầu tư mua 8 máy giặt nhập khẩu với giá thành khá cao và phần lớn vốn dồn vào đây, nhưng chị không tiếc tiền bởi đó sẽ là “máy kiếm cơm” chính và lâu dài nên chất lượng tốt là điều rất quan trọng. Máy tốt cũng kèm theo nhiều chế độ giặt linh hoạt, giúp tiết kiệm các công đoạn và đảm bảo độ bền cho quần áo của khách hàng tốt hơn.

Chị tìm một cơ sở bảo dưỡng máy móc chuyên nghiệp để định kỳ chăm sóc máy giặt tại cửa hàng. “Chỉ hỏng hóc một vài máy là ngày hôm đó doanh thu sẽ sụt giảm, nên mình phải chuẩn bị kỹ” – Chị L chia sẻ. Mỗi tháng chị sẽ mất vài trăm ngàn đồng cho công đoạn này. 

Chi phí điện nước, bột giặt, nước xả vải hàng tháng cùng chi phí ship hàng cho khách cũng là khoản chi phí cố định cần được tính toán kỹ. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet giúp chị L không gặp khó khăn trong vấn đề ship hàng nhờ được kết nối dễ dàng với nhiều đơn vị vận chuyển uy tín như GH, Viettel Post, Aha Move. Chị cũng thường xuyên nhận được hỗ trợ phí ship và chương trình ưu đãi từ KiotViet.

Đăng ký dùng thử và nhận gói 4 giải pháp bán hàng online MIỄN PHÍ từ phần mềm quản lý bán hàng KiotViet: Tạo Website miễn phí, tặng công cụ quản lý Fanpage thông minh, hỗ trợ phí giao vận và kết nối các sàn TMĐT. NHẬN GÓI GIẢI PHÁP NGAY TẠI: https://bit.ly/2VexrBC

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý KiotViet miễn phí

Chọn địa điểm cửa hàng giặt là ở đâu?

Bạn cần tìm hiểu xem khu vực bạn đang ở đã có bao nhiêu tiệm giặt là, nhu cầu sử dụng giặt thuê có nhiều không? Việc xác định thị trường tốt sẽ giúp bạn thành công hơn khi mở tiệm giặt là. Bạn phải nhắm đối tượng khách phục vụ trước để khi đó mới tìm địa điểm mặt bằng. Ví dụ: sinh viên thì nên để cửa hàng gần khu nhiều trường đại học, phuc vu khách sạn thì nên nằm khu nhiều khách sạn. Chỉ cần bạn giặt sạch, ủi ngay ngắn, móc đồ vào móc, đóng bọc nylong rồi giao hàng cho khách sạn, khách sạn chỉ việc mang đồ khách đem vào phòng treo vào tủ cho khách. 

nhe-nhang-bo-tui-gan-20-trieu-thang-nho-mo-hang-giat-la-online-5

Mở rộng kinh doanh tiệm giặt là trên Facebook và Website

Nhờ tạo được Website dễ dàng khi sử dụng dịch vụ của KiotViet và có công cụ lọc bình luận, inbox thông minh, chị L tiếp cận được 50% lượng khách hàng của tiệm giặt là trên các kênh online này. Không có nhiều cửa hàng giặt là sở hữu Website, nên đây chính là điểm mạnh của cửa hàng chị L. Nhiều khách hàng khó tính rất ngại trao quần áo, đồ đạc của mình cho tiệm giặt là không có uy tín, nhưng họ tìm đến cửa hàng chị L rất đông vì chị có Web bán hàng và công khai bảng giá cũng như trả hàng đúng hẹn cho khách.

Xem thêm: 7 Bí quyết xây dựng website bán hàng hiệu quả

4 yếu tố quan trọng của một website mà không phải ai cũng biết

Hệ thống máy giặt hoạt động liên tục, một nhân viên trực luôn tay với các công đoạn: soạn quần áo bẩn cho vào máy giặt; lấy quần áo đã giặt, sấy xong xếp lại ngay ngắn, gọn gàng, cho vào từng túi riêng có ghi danh cụ thể cùng với tư trang khách để quên trong quần áo (nếu có) để giao cho khách đúng hẹn. Nhân viên còn lại sẽ chuyên trách check inbox khách hàng và lên đơn đặt hàng dịch vụ của khách. 

“Nếu không có phần mềm KiotViet thì thực khó mà quản lý nổi bằng sổ sách” – Chị L nói. Vì cửa hàng của chị rất đông khách và nhiều chủng loại dịch vụ cũng như đồ giặt. Ví dụ như giặt khô, giặt ướt, là ủi hơi nước… Không chỉ xử lý quần áo, cửa hàng giặt là còn làm sạch cả chăn, thảm, gấu bông… giúp thu nhập tăng đáng kể.

Khách hàng chỉ cần đặt đơn trên Web hoặc Facebook, shipper sẽ đến nhận đồ bẩn và ship đồ sạch đến trả đúng hẹn. Khách văn phòng rất ưa chuộng dịch vụ giặt đồ online này.

Cách chạy chương trình quảng cáo và khuyến mãi tiệm giặt là

Các hoạt động tiếp thị rất quan trọng nếu bạn muốn thu hút khách hàng đến với tiệm của mình. Ngoài những phương thức truyền thống như: in poster, phát tờ rơi bạn có thể quảng cáo online trên mạng bằng cách đăng tin lên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Trong giai đoạn đầu, bạn nên có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng như giảm giá, phát hành thẻ tích điểm, xả thơm miễn phí,… Ngoài việc giá cả hợp lý, với khách hàng thường xuyên đã có thói quen giặt ủi, bạn phải xây dựng thẻ thành viên. Khách đến chỉ việc check thẻ, không cần hỏi thông tin gì thêm. Bạn cũng đừng quên nhắn tin chăm sóc khách hàng và giới thiệu ưu đãi mới nhé!

Trên đây là kinh nghiệm mở tiệm giặt là cho người mới bắt đầu, chúc bạn thành công với dự định kinh doanh của riêng mình nhé!