6 bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Không phải cứ kinh doanh là thành công, thực tế cho thấy nhiều người hiện nay chưa biết cách đầu tư cũng như mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Bởi thế, không muốn gặp thất bại thì người kinh doanh phải có sự tính toán chi tiết, cẩn thận tất cả mọi thứ. Tại bài viết này, KiotViet sẽ gợi ý cho bạn 6 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng.

kế hoạch kinh doanh nhà hàng6 bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Xác định hình thức kinh doanh cho nhà hàng

Hình thức kinh doanh nhà hàng sẽ phụ thuộc phần lớn vào số vốn ban đầu bạn có. Với số vốn lớn thì bạn có thể theo đuổi phong cách nhà hàng sang trọng còn không thì nên xây dựng theo hình thức bình dân hay phục vụ thức ăn nhanh,… Việc lựa chọn hình thức kinh doanh cho nhà hàng là rất quan trọng bởi nó là bước tiền đề giúp bạn có thể xác định tiêu chí thực hiện các bước tiếp theo trong kế hoạch. Chẳng hạn như bạn dự định mở nhà hàng sang trọng thì tiêu chí vốn là một vấn đề mà bạn phải đáp ứng được. Trong khi đó, với hình thức nhà hàng bình dân thì vốn không cần quá lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng độc đáo bằng sức sáng tạo của mình nhằm gây ấn tượng và thu hút khách.

Xem thêm:Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng?

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Sau khi xác định mô hình kinh doanh phù hợp thì bạn cũng có một định hình cụ thể về đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Bạn có thể phân chia đối tượng theo thu nhập để nghiên cứu nhu cầu của họ.  

1. Đối tượng khách hàng có thu nhập cao

Đối với nhà hàng sang trọng thì đối tượng khách hàng của bạn sẽ là những người sành ăn và có địa vị trong xã hội. Họ thường có gu thẩm mỹ cũng như độ “khó tính” trong ăn uống. Phần lớn khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả hào phóng cho món ăn của mình, họ luôn đòi hỏi từ chất lượng và hương vị món ăn đến không gian thiết kế nhà hàng. Cùng với đó, khách hàng sẽ rất quan tâm đến chất lượng phục vụ. Những thực khách này là người chi trả nhiều tiền để ăn tại nhà hàng của bạn vì thế họ thường muốn được đối xử như những “thượng đế” và nhận được sự chăm sóc tận tình từ những người nhân viên phục vụ. Nhóm đối tượng này sẽ đem lại nguồn thu rất lớn cho nhà hàng, tuy nhiên để giữ họ thành khách hàng quen thuộc là một thử thách khá khó khăn.

2. Đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình

Khách hàng của nhà hàng bình dân thường là những người tiết kiệm và không muốn chi quá nhiều tiền cho ăn uống. Thông thường họ có thể là học sinh, sinh viên, nhân viên có thu nhập trung bình. Khách hàng sẽ ít đòi hỏi nhiều về chất lượng của nhà hàng, thứ họ quan tâm chỉ là đồ ăn có hợp vị không, chất lượng đảm bảo không,… Cùng với đó, nhóm đối tượng này thường không dành quá nhiều thời gian để thưởng thức món ăn. Họ phù hợp với những đồ ăn nhanh hay những món ăn không cần quá cầu kỳ, ngon là được. Có thể nhóm đối tượng này không đem lại nhiều doanh thu cho nhà hàng nhưng để tiếp cận họ thì lại dễ dàng.

Tính toán nguồn vốn mở nhà hàng

Đây là bước không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Tùy theo mô hình kinh doanh nhà hàng mà bạn hướng đến lớn hay nhỏ thì số vốn cần bỏ ra phải có sự tương xứng. Bạn phải dự trù trước các chi phí như tiền thuê mặt bằng, mua cơ sở vật chất, trang trí cửa hàng, lương cho nhân viên, phí duy trì hoạt động của hàng,… Trong thời gian đầu nhà hàng hoạt động thì sẽ chưa có lãi ngay hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị kế hoạch chi tiêu càng chi tiết càng tốt trong giai đoạn này. Bạn có thể đi vay ngân hàng hoặc người thân, bạn bè để bước đầu đủ số vốn mở nhà hàng.

Tiến hành mở nhà hàng

Tiến hành mở nhà hàng

1. Yêu cầu về mặt bằng

Tùy theo đối tượng bạn hướng đến mà bạn có thể có những tiêu chí khác nhau để lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng. Nếu khách hàng là dân văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng gần các tòa cao tầng, nơi các công ty thuê địa điểm kinh doanh. Còn với đối tượng học sinh, sinh viên thì nên mở nhà hàng gần trường học, khu dân cư, ký túc xá,… Tốt nhất, bạn nên ưu tiên địa điểm đường hai chiều, có vỉa hè lớn để thuận tiện cho khách hàng ghé thăm. Cùng với đó nên chọn những nơi có không gian thoáng đãng đủ ánh sáng để giúp khách có cảm giác thoải mái, nhất là trong những ngày tiết trời nóng nực.

2. Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng

Không gian nhà hàng càng thiết kế trau chuốt bao nhiêu thì khách hàng sẽ quan tâm bấy nhiêu. Có rất nhiều phong cách thiết kế không gian khác nhau nhưng bạn hãy đảm bảo cách trang trí phải mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn. Đồ vật trang trí, bàn ghế, tranh treo tường,…cần được thiết kế hài hòa, tránh bố trí quá nhiều mà tạo cảm giác chật trội cho khách hàng. Ngoài ra, ánh sáng và màu sắc phải phù hợp để tôn lên món ăn của bạn.

3. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất

Để nhà hàng đạt chuẩn về chất lượng thì bạn phải có đầy đủ cơ sở vật chất như bàn ghế, hệ thống ánh sáng, đồ dùng phục vụ, thiết bị nấu ăn, dụng cụ chế biến,…. Với khu vực tiếp đón khách thì có bãi gửi xe riêng, biển hiệu thì bố trí gọn gàng không chắn lối đi. Tại khu vực ăn uống hãy đảm bảo đủ bàn ăn cho khách, ánh sáng hợp lý, có đầy đủ vật dụng cho nhân viên phục vụ,… Còn khu vực nhà bếp thì nên thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra trong bếp phải có đầy đủ thiết bị lưu trữ nguyên liệu, vật dụng chế biến, có thông gió và khử mùi đầy đủ,…

Xem thêm:Bật mí cách phân loại khách hàng trong kinh doanh nhà hàng

4. Lên thực đơn cho nhà hàng

Tùy vào mô hình nhà hàng bạn lựa chọn mà có kế hoạch xây dựng menu khác nhau. Bạn có thể dựa vào nhu cầu của khách hàng để lên danh sách các món ăn phù hợp cũng như tính toán giá cả hợp lý sao cho chi phí nguyên liệu nên chiếm khoảng 35% giá thành của món ăn

5. Tuyển nhân viên

Nhà hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh thì bạn phải cần đủ số lượng nhân viên. Ban đầu có thể bạn không cần tuyển quản lý mà trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đối với mô hình nhà hàng lớn bạn cần tuyển từ 5,8 nhân viên phục vụ và khoảng hơn 5 đầu bếp. Với quy mô nhỏ thì số lượng nhân viên có thể sẽ ít hơn. Thời gian đầu, nên tuyển nhân viên có nhiều kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa thời gian cũng như công sức đào tạo.

Lập kế hoạch Marketing cho nhà hàng

Sau khi đã có nền tảng của một nhà hàng thì bước tiếp theo là lập kế hoạch quảng bá cho nó. Bạn có thể liên kết với các nhà nghỉ hoặc khách sạn để thỏa thuận với họ về vấn đề đặt menu tại phòng nghỉ hoặc hành lang. Việc này giúp dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn và gia tăng cơ hội kinh doanh của bạn. Liên kết với các tour du lịch để chào đón số lượng khách hàng. Đa số nhà hàng thường liên kết với các công ty du lịch để quảng bá thương hiệu cũng như kiếm được nguồn khách hàng dồi dào và liên tục. Cùng với đó bạn nên kết hợp chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,…Liên kết với các trang thương mại ăn uống để quảng bá thương hiệu rộng hơn đến mọi người. Tổ chức các chương trình khuyến mãi như thi ăn nhận thưởng, đi 4 tặng 1, tạo thẻ tích điểm,… để thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.

Quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng

Nhà hàng hoạt động trơn tru và ngày càng phát triển là nhờ có quy trình quản lý khoa học và thông minh. Bạn phải xác định được kinh doanh nhà hàng cần quản lý những gì? Và quản lý như thế nào? Trong kinh doanh nhà hàng bạn phải quản lý khâu đầu ra (output) bao gồm các nghiệp vụ quản lý thông tin hàng hóa, nguyên vật liệu, hóa đơn tính tiền, giá món ăn, nắm bắt thông tin khách hàng, báo cáo doanh thu,… Cùng với khâu đầu vào (input) gồm kho hàng, nhà cung cấp, chương trình khuyến mãi, sổ quỹ thu chi,… Để thuận tiện hơn trong việc quản lý cũng như hạn chế tối đa sai sót, nhiều chủ nhà hàng đã tin dùng phần mềm quản lý nhà hàng để hỗ trợ.