Thực tế cho thấy khoảng 80% quán ăn đã lỗ vốn trong 3 năm đầu tiên hoạt động, 10% còn lại kinh doanh trong sự “ngắc ngoải” chứ không hề phát triển. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại khi bắt đầu kinh doanh quán ăn ?
Thất bại trong kinh doanh quán ăn văn phòng do đâu?
Chọn sai địa điểm
Xác định địa điểm và đối tượng khách hàng là 2 yếu tố tiên quyết cho việc kinh doanh của bạn. Nếu lựa chọn không cẩn thận thì ngay bước đi đầu tiên chuyện kinh doanh quán ăn của bạn cũng đã rơi vào thất bại.
Ví dụ như bạn muốn kinh doanh quán ăn dành cho dân văn phòng vậy thì thay vì chọn địa điểm ngoài đường lớn với chi phí đắt đỏ bạn chỉ cần tìm một nơi gần khu dân văn phòng ở và làm việc,…
Xem thêm:5 kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt cho học sinh
Không tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ
Nhiều quán ăn đã chủ quan khi nghĩ rằng chỉ cần có giá ổn định, đồ ăn ngon, có thực đơn theo ngày,… thì sẽ đông khách. Nhưng thực tế đã chứng minh, ngoài những thứ kể trên thì khách hàng là đối tượng dân văn phòng còn cần thêm những yêu cầu về chất lượng dịch vụ nữa.
Sai lầm lớn nhất của quán ăn là đã không chú ý dọn sạch bàn ăn, sàn nhà, phục vụ quá chậm khiến khách chờ quá lâu, hay nhân viên không niềm nở với khách hàng,… Tất cả những điều đó khiến khách hàng của bạn “một đi không trở lại”.
Quá ít kinh nghiệm kinh doanh quán ăn
Thực tế, có khá nhiều người kinh doanh quán ăn chỉ vì thấy những người đi trước đã thành công nên muốn làm theo mà không dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thị thường. Chưa thực sự có hiểu biết về khách hàng của mình cần thích ăn những món ăn như thế nào, giá cả ra sao, tốc độ phục vụ như nào,… mà đã bắt tay vào bán hàng thì chả mấy chốc thì cửa hàng ế khác mà đóng cửa.
Xem thêm:5 kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt cho học sinh
Không có chiến lược kinh doanh cụ thế
Kinh doanh cái gì cũng cần chiến lược, ngay cả kinh doanh một quán ăn văn phòng. Rất nhiều chủ quán ăn chỉ tập chung bán hàng ngày nào hay ngày ấy mà không có một kế hoạch cụ thể, chi tiết dẫn tới công việc bị chồng chéo, không có phương hướng để phát triển.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy xác định rõ ràng mục tiêu phát triển, đồng thời lập kế hoạch kinh doanh chi tiết từ dài hạn đến ngắn hạn để có phương hướng đưa quán ăn phát triển theo thời gian. Ngoài ra, bạn cũng nên có những kế hoạch dự phòng giúp trước những rủi ro phát sinh và để chủ động hơn trong mọi tình huống.
.