Khi bạn có một số tiền lớn trong tay và có dự định kinh doanh nhà hàng. Nhưng bạn lại không biết vốn đã đủ chưa, phải sử dụng ra sao? Kinh nghiệm mở nhà hàng như thế nào?… Đây là những câu hỏi khó trả lời một cách chi tiết nhất vì còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của bạn. Vì vậy, trong phần trả lời này, KiotViet sẽ cố gắng chia sẻ những kinh nghiệm mở nhà hàng để bạn có thể tham khảo.
Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng?
Xác định ý tưởng kinh doanh nhà hàng trước khi đầu tư
Bạn nên xác định rõ ràng một điều, kinh doanh nhà hàng là một loại hình dịch vụ có mức cạnh tranh khá cao. Có thể thấy ở các dãy phố lớn, trên những con đường, đâu đâu cũng có các nhà hàng với nhiều quy mô to, nhỏ khác nhau. Vì vậy, muốn có đông khách hàng thì bạn phải có sự khác biệt so với những đối thủ xung quanh của mình, càng có nhiều ý tưởng mới lạ thì càng dễ thu hút khách hàng.
Trước khi bạn đầu tư bạn phải mường tượng ra quy mô của cửa hàng là như thế nào, diện tích bao nhiêu, trang trí theo phong cách ra sao,… để từ đó có kế hoạch dự trù về tài chính.
Xem thêm:Bạn cần những gì để quản lý nhà hàng từ xa?
Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng?
Đối với người dự định kinh doanh thì vốn luôn là yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến sự thành công của người kinh doanh. Vì vậy để tránh lãng phí không cần thiết thì bạn có thể hạch toán chi phí như sau để biết mình cần bao nhiêu vốn.
Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng?
Tiền thuê mặt bằng mở nhà hàng
Để kinh doanh nhà hàng hiệu quả thì tiền thuê mặt bằng hàng tháng có thể từ 50 đến 300 triệu/ tháng tùy quy mô và vị trí của mặt bằng. Tuy nhiên, khi chọn thuê, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mặt bằng giá rẻ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và vốn nên đã đồng ý thuê ngay dẫu nơi đó không phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Nếu bạn vẫn quyết định chọn thuê mặt bằng rẻ thì bạn nên lường trước những rủi ro đang chờ bạn phía trước.
Một mặt bằng rẻ sẽ rất tốt nếu như nó phù hợp với hình thức kinh doanh của bạn. Ví dụ, một nhà kinh doanh khôn ngoan sẽ không chọn những mặt bằng giá rẻ khoảng trên dưới 20 triệu đồng nhưng ít người qua lại mà thay vào đó sẵn sàng chi ra cả 100 triệu cho một mặt bằng khác có thể mang lại có đống lợi nhuận sau này.
Xem thêm:6 bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Tiền mua cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất để tạo nên một nhà hàng gồm rất nhiều vật dụng nhưng cơ bản là chia làm 4 nhóm lớn: Nhóm vật dụng đồ bếp, phục vụ, trang trí, một vài vật dụng khác.
– Những vật dụng đồ bếp bao gồm: Bàn nấu ăn (loại bàn chuyên dụng), Tủ đựng dụng cụ bếp, bếp ga cỡ lớn, bếp nướng, dụng cụ chế biến, Tủ lạnh, Máy đánh trứng, lò vi sóng, dụng cụ pha chế,…
– Vật dụng phục vụ: Khay bưng đồ, Cốc, chén, đĩa, ly, cốc, gạt tàn, lọ tăm, giá treo ly, giấy ăn, menu, card visit quán, túi đường nhỏ pha trà, cafe,…
– Nhóm vật dụng trang trí: Tủ trưng bày Bàn ghế (tùy theo mô hình cafe), biển hiệu, standee, đèn trang trí, vật dụng phụ (lọ hoa, kệ sách, tranh ảnh, lồng đèn,…)
– Một số vật dụng khác như: Túi đựng rác, lọ xịt rửa đồ, nước rửa bát,…
Theo kinh nghiệm mở nhà hàng của những người đi trước, để có thể mua được hết tổng số vật dụng trên bạn phải dự tính tiêu một khoản khá lớn. Với những vật dụng cơ bản không cầu kỳ thì giá khá rẻ khoảng trên dưới 300 triệu đồng. Còn với quy mô nhà hàng lớn, cần trang trí những vật dụng đắt tiền hay cần những vật dụng bếp, phục vụ xịn và hiện đại thì số tiền bạn phải bỏ ra là rất lớn có thể hơn vài tỉ đồng.
Hạch toán các chi phí phát sinh
Khi bắt tay vào mở nhà hàng thì bạn sẽ phải đối diện với vô vàn chi phí phát sinh nên nếu không dự trù ra một khoản thì rất khó để xoay sở. Ví dụ như một vài chi phí phát sinh như tiền may đồng phục cho nhân viên, tiền sửa chữa cơ sở vật chất, chi phí giặt ủi khăn trải bàn, tiền mua phần mềm quản lý bán hàng, các chi phí cho rủi ro như vật dụng bị hỏng, xuống cấp,… Càng liệt kê chi tiết thì bạn càng nắm sự chủ động để đối phó.
Tiền duy trì hoạt động kinh doanh nhà hàng
Sau khi đầu tư mặt bằng với cơ sở vật chất thì nhà hàng bắt đầu đi vào hoạt động. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với những chi phí để duy trì cho nó. Đó là các khoản đầu tư tiền làm Marketing, Chi phí điện nước, điện thoại, lương cho nhân viên, nguyên vật liệu chế biến,… Khoản chi phí này không hề nhỏ chút nào, vì vậy nếu không quản lý sát sao những chi phí này bạn sẽ khó mà kinh doanh kiếm lời được.
Ví dụ, bạn có 900 triệu đầu tư thì bạn sẽ xác định bỏ ra khoảng 700 triệu tiền đầu tư cơ sở vật chất còn 200 triệu là dùng để duy trì quán trong tháng đầu kinh doanh. Nên nhớ hay tiết kiệm chi phí nhất có thể nếu không muốn tiêu sạch số vốn có trong tay.
Mỗi tháng nhà hàng phải chi một khoản tiền khá lớn cho việc duy trì hoạt động của hàng. Có nhiều khoản chi phí mà nhiều khi bạn không thể kiểm soát hết được. Để hỗ trợ việc nắm bắt thông tin đòi hỏi bạn phải quản lý các chi phí thông qua sổ quỹ. Và phần mềm quản lý nhà hàng có tính năng ưu việt hỗ trợ bạn điều này.
Tổng kết:
Sau khi có ý tưởng kinh doanh, xác định quy mô nhà hàng, bạn sẽ phải hạch toán chi tiết những chi phí trên để biết cần có ngân sách tối thiểu là bao nhiêu. Để xây dựng một nhà hàng với không gian nhỏ với phong cách bình dân thì chỉ cần khoảng 300 – 700 triệu đồng là đủ. Còn nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng với quy mô lớn, sang trọng thì số vốn bạn cần bỏ ra tương xứng từ 3 đến 5 tỷ đồng.
Cuối cùng sau khi tính toán chi tiết thì bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi: “Cần bao nhiêu tiền để có thể mở nhà hàng”