Như các bạn đã biết, đối với công việc kinh doanh nhà hàng, cà phê thì nguyên liệu luôn gắn liền với hạn sử dụng. Và để kinh doanh có hiệu quả ngành hàng này thì đây luôn là bài toán khó với các chủ kinh doanh. Bởi nếu không biết phân biệt hạn sử dụng thì việc quản lý nguyên liệucủa bạn sẽ kém hiệu quả dẫn đến phải hủy hàng.
Thông qua bài viết này, Kiotviet sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có thể tự phân biệt các loại hạn sử dụng khác nhau. Từ đó có kế hoạch quản lý nguyên liệu theo lô theo date một cách hiệu quả nhất.
Cẩm nang phân biệt các loại hạn sử dụng cho kinh doanh nhà hàng
1. Hạn sử dụng/ Sử dụng đến ngày … (Use by date)(UB)
Đây là loại hạn sử dụng dành cho những sản phẩm rất dễ hư hỏng như sữa, phomai, hải sản, thịt,… Use by date cho người dùng biết thời gian sử dụng an toàn của thực phẩm.
Đối với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn thì chúng ta nên chủ động đẩy bán trong ngày hoặc một vài ngày khi nhập hàng. Bởi khi quá hạn những thực phẩm này có thể bị biến chất gây nguy hại cho người tiêu dùng. Và dĩ nhiên bạn sẽ phải lựa chọn tiêu hủy những nguyên liệu này để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
2. Sử dụng tốt nhất trước ngày… ( Best before date )(BB)
Best before date
Thường thì các sản phẩm đông lạnh, thức ăn khô, đồ hộp hoặc các thực phẩm để được lâu đều áp dụng loại hạn sử dụng này. Khác với Use by date, Best before date biểu thị chất lượng của thực phẩm hơn là độ an toàn của nó. Thời gian ghi trên bao bì sẽ cho ta biết ngày cuối cùng mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đối với thực phẩm dán nhãn “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép đem ra để chế biến mà không bị tính là vi phạm pháp luật. Khách hàng vẫn có thể thoải mái ăn các sản phẩm đã quá hạn “ Best before date ” tuy nhiên chất lượng sẽ kém xa so với lúc ban đầu.
Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng có thể ghi thêm thông tin “packing date” ( ngày đóng gói ) hoặc “packed on” (được đóng gói vào ngày) phòng trường hợp người ta không dùng tách biệt hẳn là “ Best before date” hay “Use by date”. Một số ghi chú như hạn bán (Sell by date) hoặc (Display by date) dùng để thông báo cho các chủ kinh doanh biết thêm thông tin để từ đó phân bổ nguồn nguyên liệu này hiệu quả nhất.
Xem thêm:Cách quản lý chất lượng thực phẩm cho nhà hàng hiệu quả
3. Chỉ được bán đến ngày (Sell by/ Sell by date/ Display Until )
Sell by date
Có thể nói đây là loại hạn sử dụng dành riêng cho các nhà phân phối, bán hàng. Trên thực tế Sell by hay Display Until không hẳn là ngày hết hạn của sản phẩm, bởi vì hầu hết đồ ăn vẫn sử dụng được sau ngày được ghi trên bao bì.
Các nhãn này giúp cho chủ nhà hàng chủ động hơn trong việc phân loại hàng hóa cũng như lên kế hoạch bán hàng những sản phẩm này.
Xem thêm:4 Chiến thuật tâm lý mà nhà hàng Buffet nên áp dụng
4. Ngày hết hạn ( Expiry Date) (EXP)
Hầu hết các sản phẩm như thực phẩm chức năng, bánh kẹo đóng hộp, … đều sử dụng loại hạn dùng này. Khi thời gian của sản phẩm đến hạn ngày ghi trên bao bì thì nó sẽ không còn chất dinh dưỡng hoặc đã hết công dụng (đối với thực phẩm chức năng).
Tuy nhiên, chủ cửa hàng không nên bán bất cứ sản phẩm nào đã quá hạn.
Sử dụng phần mềm để hỗ trợ phân loại nhóm hàng hóa theo hạn sử dụng
Việc phân loại hàng hóa theo hạn sử dụng rất cần thiết bởi nó giúp chủ kinh doanh rất nhiều trong việc phân bổ bán hàng một cách hợp lý, tránh xảy ra tình trạng hủy hàng do quá date gây lãng phí.
Phần mềm quản lý nhà hàng Kiotviet đã ra mắt tính năng quản lý hàng hóa theo lô, hạn sử dụng để hỗ trợ quản lý kho hàng một cách hiệu quả nhất. Với tính năng này, chủ cửa hàng thoải mái lên kế hoạch bán hàng phù hợp và chủ động có phương thức xử lý kịp thời các mặt hàng gần hết hạn sử dụng. Nhờ đó công việc bán hàng thuận lợi và và hiệu quả hơn rất nhiều, cũng như giảm thiểu tối đa lãng phí hay thất thoát cho cửa hàng.