Mô hình kinh doanh gọi món trực tuyến – Multi-restaurant website

Sự xuất hiện của Internet đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ tâm lý cũng như cách thức tiêu dùng hàng hóa của chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày như chậu, rổ, rá đến những thứ có giá trị hơn như trang sức, ô tô, xe máy đều có thể tìm thấy trên Internet và chỉ cần 1 cú click chuột bạn sẽ được vận chuyển tới tận nhà mà không phải đi đâu cả. Không chỉ thế hiện nay nhu cầu ăn uống của chúng ta cũng được giải quyết vô cùng đơn giản và thuận tiện với sự xuất hiện của dịch vụ gọi món trực tuyến.

Có 2 khái niệm sẽ khiến chúng ta nhầm lần đó là electronic ordering và online ordering. Online ordering là gọi món trực tuyến còn electronic ordering mang nghĩa rộng hơn là hình thức gọi món thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, ứng dụng mobile, facebook, website riêng của doanh nghiệp, Multi-Restaurant website (website cung cấp dịch vụ đặt món trực tuyến với số lượng nhà hàng và món ăn phong phú), tin nhắn điện thoại.

goi-mon-truc-tuyen

Mô hình kinh doanh Multi-Restaurant website

Đây là mô hình gọi món trực tuyến đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong mô hình này có 3 chủ thể tham gia là khách hàng, nhà hàng và Multi-restaurant website đóng vai trò trung gian. Quá trình đặt hàng sẽ diễn ra như sau:

Khách hàng lựa chọn món ăn, nhà hàng trên website và tiến hành đặt hàng.

Website sẽ gửi thông tin đơn hàng cho nhà hàng

Nhà hàng nhận thông tin, chế biến món ăn rồi giao đến cho khách hàng. Cũng có thể website sẽ đi giao hàng và thu tiền.

Với mỗi đơn đặt hàng của khách hàng website sẽ nhận được hoa hồng.

Mô hình này dựa trên nguyện tắc win – win, cả 3 bên đều có lợi. Khách hàng chỉ cần gọi món trực tuyến là có người mang đến tận nhà. Nhà hàng sẽ có khách hàng và tăng doanh thu.

Với Multi-restaurant website: nhận được tiền hoa hồng với mỗi đơn đặt hàng thành công

Tuy nhiên mô hình gọi món trực tuyến này cũng có 1 số điểm bất lợi như sau:

_ Nhà hàng dễ bị quá tải đơn đặt hàng, không đảm bảo chất lượng món ăn khi giao đến tay khách hàng

_ Vận chuyển, bảo quản như thế nào để món ăn vẫn giữ được chất lượng như ban đầu?

_ Cạnh tranh với các thương hiệu lớn có dịch vụ giao hàng tận nới đảm bảo như Pizza Hut, KFC…

_ Làm thế nào để thay đổi thói quen người dùng khi họ thường gọi đặt món trực tiếp tại nhà hàng.

goi-mon-truc-tuyen1

Xem thêm: Giao hàng là 1 ưu thế marketing giúp bạn gia tăng doanh số

1 số trang web lớn trên thế giới sử dụng mô hình gọi món trực tuyến Multi-restaurant website

Just-Eat

Đây là 1 website cung cấp dịch vụ gọi món trực tuyến có thị phần lớn nhất tại Anh với khoảng 25.000 nhà hàng thành viên tại 13 quốc gia, phục vụ khoảng 100.000 bữa ăn mỗi ngày. Trang web này có phạm vi phục vụ khu vực châu Âu cùng 1 số quốc gia khác như Argentina, Canada, Brazil, Ấn Độ. Càng ngày Just-Eat càng được đầu tư nhiều và phát triển hơn nữa.

Delivery Hero

Là website gọi món trực tuyến có trụ sở tại Đức và đứng hàng đầu thế giới chỉ sau 18 tháng hoạt động. Với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của mình Delivery Hero tiến hành mua lại 1 số website lớn khác trong lĩnh vực đặt món trực tuyến như Lieferheld – website có thị phần lớn tại Đức với 5200 nhà hàng thành viên trên khắp 700 thành phố của Đức và tập đoàn OnlinePizza Norden Group – gồm 1 loạt các website gọi món tại các quốc gia Châu Âu: OnlinePizza, Mat24 tại Thụy Điển, PizzaOnline tại Phần Lan, PizzaPortal tại Ba Lan, Mjam & WillEssen tại Áo.

Hiện nay Delivery Hero đang có đến 4 triệu khách hàng và 19.000 nhà hàng thành viên trên khắp 4 châu lục. 1 con số rất đáng kinh ngạc. Doanh thu của hàng trong năm 2012 là 250 triệu Euro.

GrubHub

Website này có trụ sở tại Chicago và là 1 trong 2 website gọi món trực tuyến dẫn đầu tại Mỹ với hơn 13.000 nhà hàng thành viên. GrubHub bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực gọi món trực tuyến từ năm 2004, cho đến năm 2011 trang web này đã phát triển hơn rất nhiều nhận được 50 triệu USD đầu tư và mở rộng đầu tư bằng việc mua lại DotMenu – công ty sở hữu 2 trang gọi món khá nổi tiếng Allmenus và Campusfood.

Vào tháng 5/2012 GrubHub đưa vào sử dụng ứng dụng OrderHub cho phép các nhà hàng thành viên quản lý các đơn hàng trực tiếp từ GrubHub. Ứng dụng này đem lại sự thuận tiện cho các nhà hàng và giảm bớt công việc cho GrubHub.

Seamless

Là website gọi món trực tuyến thành lập vào năm 1999 và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của GrubHub tại thị trường Mỹ. Ngay sau khi GrubHub mua lại DotMenu, Seamless cùng ngay lập tức mua lại MenuPages. Hiện tại địa bàn hoạt động của Seamless là trên 27 thành phố lớn của Mỹ với 8000 nhà hàng thành viên.

Hình thức Multi-restaurant website ra đời mở ra1 xu hướng cho thương mại điện tử. Gọi món trực tuyến không chỉ đem đến cho khách hàng sự tiện lợi khi chỉ cần ngồi 1 chỗ là sẽ có đồ ăn đem đến tận nhà đồng thời còn giúp những nhà hàng mở rộng phạm vi và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Xem thêm: 

  • 5 bí quyết kinh doanh của ngành bán lẻ năm 2015
  • Ý tưởng kinh doanh online độc đáo cho bạn trẻ
  • 5 bước đơn giản để khởi nghiệp kinh doanh Online