Cuối năm là thời điểm được mong chờ nhất trong năm với những ngày lễ lớn, mang ý nghĩa cho việc kết thúc một năm nhiều biến động. Đặc biệt, đây là thời điểm của những “cơn bão sale” đáng chờ đợi nhất để mua sắm cá nhân. Vậy với tư cách là một nhà kinh doanh, thời điểm này có vai trò quan trọng như thế nào? Và đâu là những điều cần lưu ý để kinh doanh hiệu quả nhất?
Cuối năm – Thời điểm với những lễ hội mua sắm đáng mong chờ nhất
Cuối năm được xem là thời điểm “xả hàng” lý tưởng nhất cho các cửa hàng và cũng như chủ kinh doanh bán hàng online. Tuy nhiên, “xả” thế nào cho đúng cách, phù hợp với xu hướng mua sắm cá nhân và mang lại nguồn doanh thu tốt nhất cho cửa hàng của mình thì không phải người kinh doanh nào cũng biết.
Vậy năm 2024 này, hành vi người tiêu dùng nào các chủ kinh doanh cần quan tâm để xây dựng các chương trình ưu đãi cho một mùa lễ hội “bội thu” nhất? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Xu hướng mua sắm cá nhân online
1.1. Xu hướng mua hàng online
Mua sắm online đang dần trở thành xu hướng bởi những tiện ích mang lại
Trong thời đại công nghệ ngày nay, xu hướng mua sắm online đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc có thể chọn lựa và mua sắm mọi thứ từ những sản phẩm điện tử, thời trang, đến thực phẩm và dịch vụ chỉ qua vài cú click chuột đã mang lại sự tiện lợi đáng kể.
Một trong những lợi ích nổi bật của mua sắm online chính là khả năng tiết kiệm thời gian. Không cần phải di chuyển đến các cửa hàng, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm ưa thích ngay tại nhà hoặc nơi làm việc của mình. Ngoài ra, khả năng so sánh giá và tính năng giữa các sản phẩm giúp người mua có quyền lực lớn hơn trong quá trình quyết định mua sắm.
Xem thêm: 10 đặc điểm tâm lý của người mua sắm trực tuyến
1.2. Nhu cầu shopping tăng cao trong các ngày hội mua sắm
Khảo sát hành vi mua của khách hàng cho thấy, 82% người tiêu dùng sẽ chủ động tìm kiếm các ưu đãi giảm giá trong mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là thời điểm Tết. Thực tế cho thấy, chính các doanh nghiệp cũng ghi nhận lượng đơn hàng tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường trong các ngày hội mua sắm online dịp cuối năm.
Người dùng có xu hướng mua sắm tăng cao trong các ngày hội mua sắm
1.3. Đa dạng sản phẩm
Không bó buộc vào những mặt hàng, thương hiệu quen thuộc, người tiêu dùng Việt vào cuối năm thường có xu hướng mua sắm cá nhân là tìm hiểu thêm về nhiều nhóm sản phẩm khác nhau khi mua sắm dịp Tết.
1.4. Thay đổi hành vi tiêu dùng theo tâm lý tự thưởng
Nhiều người cho rằng, sau 1 năm “chắt bóp” thì cuối năm là thời điểm lý tưởng để tự thưởng cho bản thân mình những món đồ mà mình muốn. Đó là lý do mà việc tiếp cận và kích thích nhu cầu mua sắm cá nhân của tất cả các tệp khách hàng ở thời điểm này là điều mà bất kỳ chủ kinh doanh nào cũng nên làm.
1.5. Xu hướng mua sắm tại cửa hàng gần nơi ở
Với tâm lý hạn chế đám đông nhưng chưa đủ tin tưởng cho việc mua sắm online, nhiều người tiêu dùng bắt đầu chuyển hướng sang việc mua sắm tại các cửa hàng gần nơi ở. Theo khảo sát, 66% người tiêu dùng cho rằng, họ sẽ ưu tiên các cửa hàng ở gần nhà trong các ngày lễ hội.
Bởi trên thực tế, điều này không chỉ giúp họ tiết kiệm nhiều chi phí đi lại, công sức mà còn là nguy cơ “vật lộn” với đám đông trong các ngày hội mua sắm.
Chính vì vậy, các nhà kinh doanh được khuyến khích trong việc tăng cường các thông tin hướng dẫn mua hàng cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả các cửa hàng của mình để người tiêu dùng có thể khám phá dễ dàng hơn. Và đặc biệt là tăng cường các hình thức truyền thông “truyền thống” tại cửa hàng cũng như khu vực lân cận để tăng doanh thu hiệu quả.
Nhiều cửa hàng tiện ích mở ra làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng
1.6. Nhu cầu mua sắm cá nhân tại cửa hàng tiện lợi tăng cao
Đảm bảo những nhu cầu tiện ích tối thiểu nhất, cửa hàng tiện lợi đang dần thay đổi thói quen sinh hoạt, mua sắm của người tiêu dùng. Không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm, hỏi han về sản phẩm cần mua, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn và đa dạng sản phẩm mua hơn ở những cửa hàng này.
Cùng với đó, xu hướng tiêu dùng không sử dụng tiền mặt cũng trở nên tăng cao nhờ tính an toàn và tiện lợi. Các app thanh toán hay quẹt thẻ đang dần thay thế phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống của người tiêu dùng. Đó là lý do mà nhiều cửa hàng đã bắt đầu tối ưu quy trình thanh toán, bán hàng của mình với các phần mềm bán hàng chuyên nghiệp.
2. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị những gì cho mùa lễ hội cuối năm này
2.1. Hãy luôn lên kế hoạch chi tiết cho những dịp mua sắm cuối năm
Kinh doanh cuối năm không chỉ đơn giản là việc tập trung vào các chương trình ưu đãi để tăng doanh thu cho cửa hàng. Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn cân đối được các khoản chi phí cần bỏ ra, nguồn thu cũng như lợi nhuận chính xác nhất khi thực hiện các chương trình ưu đãi dịp lễ hội này.
Luôn lên kế hoạch kinh doanh chi tiết vào các ngày hội mua sắm
Cùng với đó, kế hoạch cũng bao gồm những việc cần làm để tân trang lại cửa hàng nếu cần thiết để phù hợp cho các dịp khác nhau. Hãy luôn quan tâm đến các yếu tố truyền thông, giúp thương hiệu cũng như các chương trình ưu đãi của bạn có thể đến gần nhất với các khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt hơn cả, luôn kiểm soát chính xác hàng hóa và dự trù để không xảy ra tình trạng cháy hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất để kinh doanh thành công vào dịp lễ hội cuối năm. Bởi nói một cách chính xác, việc không thể kiểm soát tồn kho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cửa hàng, trải nghiệm khách hàng hay lệch tồn nghiêm trọng giữa các kênh bán hàng.
2.2. Bổ sung mặt hàng, món quà đặc biệt phù hợp với từng thời điểm
Chỉ tập trung vào các mặt hàng chính chưa hẳn là cách bán hàng tốt nhất, việc bổ sung thêm một vài món đồ theo “trend” hay tạo combo đặc biệt với các món đồ dịp lễ được đánh giá là mang lại hiệu quả kích cầu tốt nhất cho cửa hàng những dịp này.
Bổ sung các mặt hàng đặc biệt giúp tăng doanh thu dễ dàng
Theo tâm lý người tiêu dùng, mua sắm cuối năm là dịp để “gom” những món đồ “limited” bởi không phải cửa hàng nào cũng có và tất nhiên không phải năm nào cũng giống nhau. Nếu bạn có những ý tưởng đặc biệt, những sự thay đổi này hoàn toàn có thể giúp bạn trở thành điểm đến buộc phải ghé thăm vào mỗi dịp cuối năm để rinh về những món đồ độc đáo nhất.
2.3. Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng
Cuối năm luôn là thời điểm mua sắm cá nhân mà tất cả mọi cửa hàng đều trở nên đông đúc, tình trạng chen lấn, chờ đợi không còn quá xa lạ. Vì vậy, với vai trò là một chủ kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể tối ưu các trải nghiệm giúp khách hàng không còn cảm thấy quá khó chịu vì phải chờ đợi hay các cảnh chen lấn đáng sợ.
Điều này có thể giải quyết một cách dễ dàng bằng cách nới rộng không gian giữa các quầy hàng một chút, đủ để ít nhất 2 lượt khách có thể đi qua nhau, tránh tình trạng chen lấn hay xô đẩy nhau gây khó chịu cho khách hàng. Hơn nữa, một cửa hàng chật chội cũng có thể khiến khách hàng bên ngoài nhìn vào cảm thấy ái ngại khi bước chân vào cửa hàng của bạn.
Luôn rõ ràng trong các chính sách, đừng vì tâm lý muốn lôi kéo khách vào cửa hàng mà đưa ra các chương trình mập mờ, bạn sẽ không thể tránh khỏi các tranh cãi và gây ấn tượng xấu với khách hàng của mình đâu nhé.
Có thể không nhiều chủ kinh doanh để ý nhưng thái độ nhân viên sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến thái độ và sự hài lòng của khách hàng. Việc nhân viên của bạn luôn giữ được sự niềm nở kèm một nụ cười hoàn toàn có thể giúp bạn mang về cho mình lượng khách hàng quen thuộc không hề nhỏ.
Xem thêm: Những sai lầm cần tránh để làm hài lòng khách hàng của bạn
Hãy luôn nâng cao trải nghiệm cho các khách hàng của bạn
2.4. Nâng cấp thiết bị
Quy trình thanh toán chắc chắn là yếu tố vô cùng quan trọng mà người bán hàng cần quan tâm để cải thiện hệ thống cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng trong những ngày này.
Sử dụng các phần mềm bán hàng, tính tiền hay tích hợp nhiều phương thức thanh toán thông minh giúp hỗ trợ khách hàng vô cùng hiệu quả. Đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi thanh toán cũng như tránh nguy cơ mất cắp khi mang quá nhiều tiền trong người.
Việc nâng cấp các thiết bị tính tiền, tiện ích thanh toán không chỉ mang lại tiện ích đối với khách hàng mà còn giúp cửa hàng giảm đi gánh nặng “tiền lẻ” luôn phải có hay các sai sót trong quá trình trả lại tiền thừa, tính toán.
Cùng với đó, với các phần mềm bán hàng, chủ kinh doanh hay ngay cả nhân viên mới cũng không cần lo lắng về việc ghi nhớ thông tin, giá thành sản phẩm và đặc biệt là tồn kho hàng hóa nữa. Một phần mềm bán hàng chuyên nghiệp giờ đây hoàn toàn có thể giúp bạn làm điều đó.
Trên đây là xu hướng mua sắm cá nhân dựa trên hành vi tiêu dùng hiện nay. Hy vọng những thông tin này có thể giúp chủ kinh doanh định hướng rõ ràng hơn, từ đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng chương trình ưu đãi phù hợp nhất.
Xem thêm: Thiết lập khuyến mãi cần những gì? Cách tạo chương trình khuyến mãi thành công