Để hoạt động kinh doanh karaoke thuận lợi, trước khi bắt tay vào đầu tư hãy tham khảo và ghi nhớ những quy định sau đây nhé. Đây là những quy định về giờ hát karaoke, quy định về hát karaoke gia đình được ban hành bởi pháp luật Việt Nam và áp dụng tới thời điểm hiện tại.
1. Căn cứ pháp lý quy định về kinh doanh karaoke
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Luật đầu tư 2014: Trong luật này quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để đưa quán karaoke vào hoạt động, trước hết bạn phải xem xét đảm bảo đạt đủ các điều kiện kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh và tuân thủ các quy định về mở karaoke nhé.
Quy định về hát karaoke gia đình được xây dựng trên căn cứ nào?
2. Điều kiện kinh doanh quán karaoke
Để được cấp giấy phép kinh doanh, quán cần tuân thủ đủ quy định về giờ hát karaoke, thiết kế phòng karaoke và các điều kiện sau đây:
- Phòng karaoke có diện tích tối thiểu 20 m2 (Không kể công trình phụ).
- Phòng karaoke cần đảm bảo điều kiện cách âm hoàn toàn với bên ngoài, đảm bảo điều kiện phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy
- Cửa phòng karaoke cần có ô kính trong suốt, có thể nhìn thấy toàn bộ phòng từ bên ngoài. Ngoài ra, chỉ được có tối thiểu 2 khung dọc và 3 khung ngang. Mỗi khung có diện tích dưới 15% diện tích cửa.
- Ánh sáng phòng cần đảm bảo có độ sáng trên 10 lux, tức tương đương với 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20 m2.
- Cửa không cho phép quá từ bên trong, kể cả chốt cửa
- Không đặt thiết bị báo động trong phòng để đối phó với nhân viên kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Khoảng cách từ cửa phòng đến cổng trường học, khu di tích lịch sử, bệnh viện, cơ quan hành chính nhà nước (được đo theo đường giao thông) không dưới 200 m. Điều kiện này không áp dụng với trường hợp quán karaoke được xây dựng trước khi các địa điểm kia xuất hiện.
- Âm thanh lọt ra ngoài phòng karaoke phải nằm trong mức cho phép của Nhà nước về tiêu chuẩn độ ồn tối đa. Lượng âm thành này được đo tại cửa chính phòng karaoke hoặc cửa sổ.
- Phải đặt số thứ tự hoặc đặt tên phân biệt giữa các phòng karaoke.
- Khu dịch vụ karaoke cho khách hàng phải nằm riêng biệt với khu sinh hoạt, sử dụng của nhân viên.
- Quy định về giờ hát karaoke theo pháp luật là: Không hoạt động quán từ 12h đêm tới 8h sáng.
- Không bán rượu hoặc cho phép khách uống rượu trong phòng karaoke
- Mỗi phòng karaoke chỉ được phục vụ bởi 1 nhân viên trên 18 tuổi
- Quán karaoke không thực hiện hoặc cho phép khách thực hiện các hành vi mua bán dâm, sử dụng hoặc mua bán ma túy.
Một lưu ý là những cơ sở kinh doanh không thu tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống, dịch vụ khác cũng phải tuân theo các điều kiện kinh doanh karaoke và cấp giấy phép như thông thường.
Hiện nay vẫn chưa biết quán karaoke mở cửa chưa nhưng hãy cứ chuẩn bị thật tốt các loại giấy tờ để đến khi có lệnh cho hoạt động bạn có thể nhanh chóng tiến ra thị trường nhé.
Quy định về giờ hát karaoke trong khoảng thời gian nào?
3. Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh, bạn cần có trong tay biên bản chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự của nhà nước. Hồ sơ xin cấp giấy bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
- Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và giấy đăng ký doanh nghiệp không bao gồm dịch vụ karaoke thì bạn cần phải bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Văn bản báo cáo về bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP) kèm theo
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh. Nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải có bản khai nhân sự, bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ cư trú .
Bộ hồ sơ này bạn nộp lên phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để được giải quyết và cấp giấy nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách quản lý quán karaoke ở bài viết sau để quán hoạt động ổn định hơn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhé:
Đọc thêm: Quản lý karaoke nhàn hơn với những bí quyết có 1-0-2
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bạn tiếp tục chuẩn bị bộ hồ sơ sau đây:
- Đơn đề nghị chính quyền cấp giấy phép kinh doanh quán karaoke
- Đơn đề nghị (có xác nhận của địa phương) của các hộ liền kề đồng ý cho hoạt động kinh doanh quán
- Bản cam kết tuân thủ quy định kinh doanh, điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
- Biên bản xác nhận phòng hát đã đạt tiêu chuẩn của phòng văn hóa và thông tin huyện.
- Sơ đồ phòng hát
- Sơ yếu lý lịch của chủ hộ kinh doanh
Về quy trình và thủ tục cụ thể theo Pháp luật bạn theo dõi thêm ở video dưới đây nhé:
[wpcc-iframe allowfullscreen=”allowfullscreen” height=”314″ src=”https://www.youtube.com/embed/XJd2s-fCtWQ” width=”560″]
Trên đây là những quy định về giờ hát karaoke, quy định về hát karaoke gia đình và yêu cầu bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cho bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có khởi đầu kinh doanh thuận lợi.
Để quản lý quán Karaoke hiệu quả từ tính tiền giờ hát tự động, quản lý nguyên vật liệu, nhân viên hay quản lý đặt phòng trước, các chủ quán nên sử dụng phần mềm quản lý karaoke. Khi áp dụng công nghệ 4.0 hiện đại vào quản lý, chủ quán sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh, không còn lo thất thoát hay nhầm lẫn. Từ đó sẽ tạo sự chuyên nghiệp cho quán của bạn.