Bạn đang bối rối vì chưa biết cách đặt tên shop, đặt tên cho cửa hàng/thương hiệu/ sản phẩm kinh doanh của mình sao cho thu hút và ấn tượng? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ thú vị được mật bí về cách đặt tên shop kinh doanh dưới đây nhé.
Tham khảo 12 cách đặt tên shop kinh doanh hay và ý nghĩa
Có rất nhiều ý tưởng để đặt tên shop hay đặt tên cho cửa hàng, thương hiệu, website. Có người thích đặt tên shop dễ thương, vui nhộn. Trong khi có người lại muốn đặt tên cửa hàng theo tên chủ quán, theo phong thủy. Hoặc đặt tên shop theo một kỷ niệm, một sự kiện ý nghĩa nào đó…
1. Cách đặt tên shop, thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm
Đây là cách đặt tên kinh điển nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này. Cách đặt tên cửa hàng này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán loại mặt hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Cửa hàng nội thất, cửa hàng gạo, cửa hàng mỹ phẩm,…
Đặt tên thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm
Nhưng cách đặt tên này cũng có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ được bạn là ai. Chỉ khi mặt hàng bạn kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh thì mới áp dụng hiệu quả được.
Đọc thêm: 1001 Cách đặt tên quán trà sữa, cafe hay và độc đáo nhất
2. Đặt tên shop theo địa chỉ, địa danh
Bạn đã nghe tới Phở Bát Đàn, Gốm Bát Tràng,.. chưa? Đó chính là cách đặt tên theo địa danh – rất nhanh, không cần phải suy nghĩ nhiều. Còn theo địa chỉ, nếu shop có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà, ngõ 111, 88, 100,… thì đừng chần chừ dùng làm tên luôn.
Mách bạn vài chiêu đặt tên theo theo địa danh nhé:
- Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, hãy lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng. Ví dụ: Chè Thái nguyên, Nem chua Thanh hóa, Vịt cỏ Vân đình,…
- Bạn đặt cửa hàng ở đâu thì lấy tên tỉnh thành đó làm tên shop. Ví dụ: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài gòn,…
- Hoặc lấy tên địa danh làm chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Đồng Tâm Long An,…
- Hay dùng tên ghép các quốc gia với nhau cũng đem lại hiệu ứng cực ổn. Ví dụ: Việt Đức, Việt Nhật,…
Đặt tên thương hiệu, đặt tên cửa hàng theo địa chỉ, địa danh
3. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng hoặc chủ quán
Nếu cửa hiệu của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, phong cảnh xung quanh. Hoặc bản thân chủ quán là bạn có cái tên đặc biệt không lẫn với ai, thì hãy tận dụng lợi thế này. Bạn cũng có thể tận dụng ý tượng này nếu muốn đặt tên shop bán hàng online hay.
Ví dụ: Café Cây Si, Quán Cây Đa, hay hiệu Anh Nam Gầy, Lẩu Ếch Bà Ba mập,… nghe thật gần gũi mà thân thiết. Khách chỉ nghe thôi đã thấy thích, đến rồi sẽ nhớ mãi.
Cách đặt tên cửa hàng theo tên đặc biệt của chủ quán
4. Đặt tên sửa hàng nhờ sự liên tưởng
Đặt tên theo cách này yêu cầu bạn phải hiểu rõ sản phẩm mình bán có đặc điểm, công dụng,… gì đối với người mua rồi đặt tên tạo sự liên tưởng tới sản phẩm đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó, khách sẽ hiểu được ngụ ý của bạn đang bán mặt hàng gì.
Ví dụ như “Ngọn lửa hồng” nghĩa là bạn bán bếp ga, hay “Ấm áp mùa đông” biểu hiện cho cửa hàng điều hòa, quạt sưởi,….
Đặt tên shop nhờ sự liên tưởng – Bách Hóa Xanh
5. Đặt tên quán bằng cách kích thích sự tò mò
Đã xưa rồi những cái tên hay nhưng không độc, không mới, không kích thích được sự hiếu kỳ của khách hàng xem bạn bán gì, sản phẩm của bạn có gì hay,… Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh những sản phẩm quá quen thuộc thì lại càng cần sử dụng chiêu này để thu hút người mua.
Tên một quán ăn ấn tượng, gây tò mò cho khách hàng
6. Đặt tên cửa hàng theo quy mô kinh doanh
Nếu có ý định kinh doanh nhiều loại mặt hàng cùng chủng loại, những tiền tố bạn có thể chọn đó là Siêu thị, Thế giới,… nhằm truyền tải tới khách hàng là shop bạn có đầy đủ mọi thứ họ cần. Ví dụ: Thế giới trang sức bạc, Siêu thị mỹ phẩm,…
Cách đặt tên cửa hàng này chỉ hợp với những cửa hiệu lớn, không dành cho những cửa hàng quy mô nhỏ vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy như bị lừa và chắc chắn không bao giờ quay lại nữa.
Thế Giới Di Động – Thương hiệu đặt theo dạng quy mô cửa hàng
Đọc thêm: 9 cách xây dựng thương hiệu chuẩn dành cho doanh nghiệp
7. Đặt tên thương hiệu cần tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng, quốc gia…
Mỗi một địa phương hay quốc gia đều có cách phát âm, ngôn ngữ riêng. Đôi khi vì không tìm hiểu kỹ vấn đề này mà nhiều người đặt tên cửa hàng, thương hiệu gây hiểu nhầm và chịu hậu quả đáng tiếc, đặc biệt đối với khách nước ngoài.
Một ví dụ điển hình là hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng ban đầu có tên Air Speed up – Tăng Tốc, khi in lên thân máy bay và báo chí quốc tế thành Tang Toc – hàm ý kém may mắn. Bởi vậy nên hãng gặp rất nhiều khó khăn, và ngay sau đó đã được đổi tên thành Indochina Airline – Hãng hàng không Đông Dương nhưng cũng không trụ được lâu và nhanh chóng phá sản.
8. Cách đặt tên shop theo tên cá nhân
Không chỉ những cửa hiệu có quy mô nhỏ, lẻ mà các cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này. Bạn có thể chọn đặt tên chủ hoặc người thân của chủ shop,… Ví dụ: Chị bảy, Chú tư,… Bún mắm cô ba, chuối ông Bảy, Cò đen… Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng theo tuổi, theo mệnh, theo phong thủy…
Đặt tên shop dễ thương giúp thu hút khách tới cửa hàng
9. Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt
Cách này hiện cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Có hai cách đặt tên cửa hàng theo phương pháp này, thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như Viglacera, Vinaconex, Vinamilk,… và thứ hai là viết tắt từ tên các chữ cái đầu tiên như ICP (Internation Consumer Product), ACB (Ngân hàng Á Châu),…
10. Đặt tên thương hiệu nên sử dụng tính từ
Thực tế khảo sát cho thấy cách đặt tên này được sử dụng nhiều nhất và cho ra đời những tên shop hay và ý nghĩa.
Tên thương hiệu có sử dụng tính từ
Có vài cách đặt tên shop theo hướng này. Đó là gợi lên sự may mắn, phát tài như Bất Động Sản Thịnh Phát, Tài Lộc,… Hoặc gợi sự tin tưởng như Nhà đất Đại Tín, Bảo Hiểm Bảo Việt,… Triết lý kinh doanh Hiệp Phát, Hòa Bình,… Hay gợi khát vọng tương lai như Tiền Phong, Tiên phong,…
Xem thêm: Cách đặt tên page hay giúp kinh doanh online hiệu quả
11. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhắc
Phương pháp đặt tên này được đánh giá hiệu quả không kém các cách trên. Có thể kể ra vài minh chứng như.
- Lấy cảm hứng từ các loài hoa: Truyền thông Hướng Dương, Thời trang Tulip,…
- Lấy cảm hứng từ các vì sao: Sao Kim, Sao Khuê, Hoa Sao,…
- Lấy cảm hứng từ các loài vật: Mỳ Gấu đỏ, Nước tăng lực Redbull,…
- Theo tên địa danh nổi tiếng: Khách sạn Lam Kinh,…
- Hoặc cảm hứng từ văn chương: Casanova, Mộng Mơ,…
- Hay lấy cảm hứng từ các vị thần: Mặt Trời, Vệ Nữ, Venus, Zeus Spa,…
Tên thương hiệu lấy cảm hứng từ các vì sao
12. Cách đặt tên shop online bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài giúp cửa hiệu bạn vừa đảm bảo yếu tố mới, không trùng lặp hay nhầm lẫn, lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang được nhân rộng rất nhiều tại Việt Nam, đặc biệt những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này.
Bạn có thể việc đặt tên của các shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều theo xu hướng này. Một số tên shop hay bằng tiếng Anh như Banana, Adino, Adam store, Torano… ngắn gọn, ý nghĩa mà lại sang chảnh đó chứ.
Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên thương hiệu là cả một nghệ thuật và nó mang ý nghĩa xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm một cái tên shop hay và ý nghĩa, phù hợp cho shop online hay cửa hàng của bạn trước khi bắt đầu, ngay cả khi chúng ta đang mở một shop quần áo, mỹ phẩm nho nhỏ.
Đọc thêm: 6 công cụ thiết kế logo trực tuyến để xây dựng thương hiệu
7 lời khuyên khi đổi tên công ty
1. Bắt đầu với cam kết thương hiệu
Điều quan trọng là biết được thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì trước khi lựa chọn tên. Cam kết thương hiệu không phải là những gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm được, đó là kết nối tinh thần sâu sắc cần có với khách hàng của bạn. Đó là cách mà thương hiệu của bạn nên làm cho khách hàng cảm nhận được.
Lần thay đổi hình ảnh thương hiệu gần đây của Airbnb cho thấy công ty này đã thực sự hiểu được cam kết thương hiệu của họ với khách hàng. Khái niệm trung tâm “thuộc về” đã tạo ra sức hấp dẫn tinh thần thật sự của công ty.
Airbnb là không chỉ là chỗ trú ngụ giá rẻ mà còn là nơi khiến bạn cảm thấy như đang ở nhà với những người sẽ trở thành bạn bè của bạn. Họ không thay đổi tên nhưng lại thay đổi toàn bộ hình ảnh thương hiệu của họ để nói lên ý nghĩa và cam kết thương hiệu này.
Ý nghĩa tên thương hiệu Airbnb
2. Hãy gợi nhiều liên tưởng chứ đừng chỉ mô tả
Những cái tên mang tính mô tả như YouSendIt cũng tốt, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu. Mặc dù cái tên mang tính mô tả có thể giúp sản phẩm của bạn được nhận diện trong tiếp thị tìm kiếm, nhưng xét cho cùng thì một cái tên như vậy sẽ có thể hạn chế doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn có tham vọng bành trướng trên toàn thế giới, hãy làm theo mô hình của Apple. Trong thế giới mà IBM và Microsoft đã chiếm ưu thế, cái tên trừu tượng của Apple cho phép họ đi từ máy tính đến máy nghe nhạc và điện thoại mà không làm người tiêu dùng ngần ngại. Họ có một thương hiệu rộng mở.
Thương hiệu Apple nổi tiếng thế giới
Tuy nhiên, Apple không chỉ là một cái tên ngẫu nhiên được lấy trong cuốn từ điển. Nó còn gợi lên biểu tượng quan trọng về sự phát triển của con người. Đó là quả của cây trí tuệ trong Kinh Thánh và là thứ đã rơi xuống đầu Isaac Newton, truyền cảm hứng cho lý thuyết về lực hấp dẫn. Và nó có ý nghĩa cá nhân đối với Steve Jobs về những ngày ông sống ở trang trại trồng táo.
3. Sử dụng từ ngữ thực tế
Khi đối mặt với khó khăn trong việc bảo mật URL và thương hiệu, bạn có thể dễ dàng thay đổi hoặc đọc sai một từ. Lời khuyên là bạn không làm điều đó. Bạn chỉ đang tạo ra những điều khó khăn hơn cho khách hàng tiềm năng của bạn khi phát âm, đánh vần và ghi nhớ nó.
Nói chung, mọi người thích sự quen thuộc. Bằng cách dùng những từ ngữ quen thuộc và áp dụng chúng theo những cách độc đáo, bạn sẽ tạo nên sự khác biệt.
4. Xem xét bối cảnh
Tên của công ty cũng giống như tên của trẻ con. Khi nó vẫn còn trong bụng mẹ, bạn nói với mọi người một cái tên mà bạn đang cân nhắc và họ có thể phản ứng theo bản năng dựa trên kinh nghiệm của mình: “Tôi đã có một bà sếp đáng sợ tên là Angel”. Nhưng thêm vào bối cảnh một hình hài nhỏ bé, đáng yêu thì sẽ là: “Ồ, bé con thực sự trông giống như một thiên thần” (angel trong tiếng Anh có nghĩa là thiên thần).
Tương tự với tên công ty của bạn. Ngay cả khi bạn đang ở giai đoạn trình bày các lựa chọn cho những người khác quyết định, đừng chỉ đưa ra mỗi cái tên, hãy đặt nó trong bối cảnh. Thiết kế một logo (không nhất thiết phải là logo bạn sẽ thực sự sử dụng), đưa nó lên trên một trang web hoặc giấy phép kinh doanh. Việc nhìn thấy tên trong bối cảnh giúp mọi người dễ dàng hình dung hơn.
Square (công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động) là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Nếu chỉ đứng riêng một mình, từ này hầu như không cho thấy tư tưởng cải tiến nào cả. Nhưng trong bối cảnh của một tiện ích đẹp đẽ hình vuông (square trong tiếng Anh có nghĩa là hình vuông) đã thay đổi cách các doanh nghiệp nhỏ chấp nhận thanh toán, nó thật hoàn hảo.
Xem xét bối cảnh khi đổi tên thương hiệu
5. Không cần phải quá dân chủ
Lựa chọn tên không phải là một quá trình dân chủ. Không có quy tắc cứng nhắc nào cho sự thành công, những cái tên sẽ luôn mang tính chủ quan. Việc nhận được sự đồng thuận sẽ khó khăn, vì vậy hãy giữ cho đội ngũ sáng tạo và chấp thuận của bạn càng nhỏ càng tốt. Nhưng khi bạn đã lựa chọn được một cái tên, hãy đưa tất cả mọi người vào cuộc.
Mike Trigg biết rằng việc thay đổi tên công ty của ông đã gây tranh cãi trong nội bộ, vì vậy ông đã đảm bảo nhân viên là những người đầu tiên khám phá ra ý nghĩa. Ông đã tổ tức tiết lộ hoành tráng trong một buổi tiệc công ty với cocktail Hightail theo ý thích và vật phẩm mang thương hiệu Hightail miễn phí. Đây không chỉ là một cách tuyệt vời để đưa tên và logo mới vào bối cảnh mà còn nhắc nhở tế nhị rằng đây là một thỏa thuận đã được thực hiện.
6. Hãy “mặt dày” một chút
Mọi người sẽ không thích cái tên mà bạn chọn – từ các thành viên khó tính trong hội đồng quản trị cho đến những kẻ giễu cợt trên Internet. Sẽ luôn có một lượng nhỏ những kẻ thù ghét to mồm. Bạn chỉ cần chấp nhận quyền chỉ trích của họ.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ thành công
Muốn mở cửa hàng kinh doanh thành công bạn cần trang bị cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Bài viết này là những chia sẻ thực tiễn nhất đúc kết trong quá trình mở cửa hàng bán lẻ kinh doanh. Đừng bỏ qua nhé!
7. Đừng đổi tên trừ phi bắt buộc
Nếu bạn đang lựa chọn cái tên đầu tiên, điều cần chú ý là phải có được cái tên phù hợp ngay từ đầu. Nếu bạn đang nghĩ đến việc đổi tên doanh nghiệp của bạn, hãy suy nghĩ thật cứng rắn.
Đổi tên là một quá trình phức tạp và tốn kém. Một số khách hàng của bạn sẽ ghét nó, đó là điều dễ hiểu bởi việc thay đổi tên là vì lợi ích của công ty chứ không phải vì khách hàng. Thậm chí nếu bạn chỉ nghĩ đến việc thay đổi logo của công ty, hãy thực sự thách thức bản thân chứng minh rằng điều đó là cần thiết.
Sự kiện đổi tên thương hiệu từ Fim+ thành Galaxy Play (Tháng 04/2020)
Hy vọng rằng với 12 gợi ý về cách đặt tên shop, cách đặt tên cửa hàng độc đáo và thu hút trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn một tên gọi ưng ý cho thương hiệu/cửa hàng của mình.