Giày dép hiện nay là món đồ thời trang không thể thiếu với mọi người và cũng là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Dạo một vòng qua các con phố lớn nhỏ tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng kinh doanh giày dép, mọc lên san sát; thậm chí chỉ cần gõ cụm từ “cửa hàng giày dép tại Hà Nội” sẽ xuất hiện hàng trăm nghìn kết quả liên quan.
6 lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh giày
Tuy nhiên kinh doanh giày dép khó hơn nhiều so với kinh doanh quần áo bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận biết mặt hàng, đánh giá thị trường của chủ shop. Rất nhiều người đã nhanh chóng phá sản chỉ bởi kinh doanh tự phát, không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đánh giá hết những khó khăn gặp phải. Do đó mở một cửa hàng giày dép đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và sự chuẩn bị cụ thể, lựa chọn đối tượng hướng đến phù hợp cũng như hình thức quảng bá hợp lý.
-
Trang bị kiến thức
– Kiến thức về ngành nghề: Điều quan trọng nhất đối với mỗi ngành nghề là bạn phải hiễu rõ chính sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Kiến thức về giày dép rất đa dạng, từ sự khác biệt giữa các hãng giày, tên gọi các loại giày, thuật ngữ chuyên môn cho đến cách phân biệt da thật – da giả, mẹo chọn giày cho từng loại khách hàng… Nói chung bạn phải tự biến mình thành “từ điển sống” về giày dép để có thể tư vấn cho chính khách hàng. Trên thực tế 20% khách hàng quay trở lại shop là bởi vì họ muốn lắng nghe lời khuyên, nhận định, sự giúp đỡ từ chính chủ kinh doanh.
– Nghiên cứu thị trường: Đã có rất nhiều trường hợp thuê mặt bằng và lấy hàng vì được chào nhiều quá, mẫu mã nào cũng thấy đẹp, muốn cho mặt hàng của mình phong phú. Việc thiếu kinh nghiệm khiến cho shop trở thành cái kho chứa hàng tồn của các chỗ bỏ sỉ, toàn mặt hàng lỗi mốt. Chính vì vậy bạn cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm:
+ Mặt hàng nào đang hot, được giới trẻ ưa chuộng?
+ Gần địa điểm kinh doanh có bao nhiêu cửa hàng? Hướng đến đối tượng nào?
+ Người Việt hiện đang chuộng size bao nhiêu, cách xử lý hàng tồn, cách lấy hàng
+ Xu hướng trong thời gian tới là gì?
+ Điều tra về giới tính, độ tuổi, lượng dân dư ….thu nhập mức sống khu vực kinh doanh
Ngoài ra bạn còn phải tự trang bị cho mình kiến thức về chăm sóc khách hàng, marketing, giao tiếp… để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
-
Xác định đối tượng kinh doanh
Khai thác thị trường “ngách” khi kinh doanh giày dép là điều bạn cần làm. Hãy nghiên cứ xem cửa hàng nên hướng đến đối tượng nào: nam công sở, học sinh sinh viên, người già… Việc xác định đối tượng kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến địa điểm cũng như nguồn hàng. Ví dụ:
Dành cho nam công sở: mặt hàng phải chất lượng, bền, đẹp, giá cả đắt và cao. Mặt hàng chủ yếu là giày VNXK, giày Đài Loan, Quảng Châu
Dành cho học sinh, sinh viên: Giá cả tầm trung. Hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam gia công không đạt chuẩn Việt Nam xuất khẩu
Dành cho trẻ em thành phố, nơi có thu nhập cao: Hàng đảm bảo chất lượng, chủ yếu là hàng VNXK hoặc hàng nước ngoài.
-
Nguồn hàng
Với các cửa hàng tại khu vực ngoài miền Bắc, bạn có thể dành thời gian để qua Quảng Đông hoặc Quảng Châu để lấy hàng, thông thường sẽ là Quảng Châu. Lấy hàng kiểu này thường sinh lợi cao bởi giá khá rẻ, nếu không bán được bạn có thể chào bán lại được ngay cho các “công ty online” của mấy sinh viên muốn thử sức thời trang . Bạn có thể tham khảo bài viết “Kinh nghiệm lấy hàng giày tại Quảng Châu”.
Đến tận các xưởng sản xuất hoặc nhà máy sản xuất ở Việt Nam để chọn lựa hàng. Vì hàng thời trang có tính chọn lọc cao nên nếu bạn không muốn tồn hàng thì phải đầu tư công đoạn này kha khá thời gian.
Lấy lại của các đại lý: thực ra đại lý cũng lấy sỉ ở các nhà máy hoặc Trung Quốc, vì họ lấy sỉ số lượng cực lớn nên bạn lại phải thanh lọc thêm 1 lần nữa. Đó chính là lý do tại sao hàng ngoại cỡ, hàng thiếu size lại tràn ngập vỉa hè và giá lại còn dưới mức sỉ
-
Địa điểm kinh doanh
Như đã nói ở trên, các địa điểm kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào đối tượng hướng đến, ví dụ nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì nên chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành một dãy cửa hàng phục vụ sinh viên. Tất nhiên nó còn phụ thuộc lớn vào tài chính và cũng có khá nhiều cửa hàng dù vị trí không thực sự tốt nhưng khách hàng vẫn đến “nườm nượp” bởi chất lượng sản phẩm tốt, chủ cửa hàng vừa đẹp trai vừa tài năng hay chiến dịch marketing quá tuyệt vời.
Ngoài ra một yếu tố nữa ảnh hưởng đến sự thu hút khách hàng là chỗ để xe. Shop kinh doanh nên có chỗ để xe bởi trong một cuộc khảo sát, một trong những trở ngại khiến người mua không lựa chọn một cửa hàng là bởi họ không tìm được chỗ để xe hoặc quá xa. Bên cạnh đó đường 2 chiều cũng tốt hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì mọi người hay mua theo tập quán, khu đông dân cư.
-
Trang trí cửa hàng
Trước khi tự trang trí cửa hàng, bạn nên ghé thăm các cửa hàng kinh doanh giày dép nổi bật, tham khảo cách bài trí để tự lên cho mình được bản thiết kế đẹp nhất.
Nội thất: Những trang thiết bị cần thiết như giá bán giày, móc treo, bàn thu ngân, máy tính, thiết bị bán hàng…
Thiết bị an ninh: Cổng từ và camera quan sát là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ hàng hóa của bạn, bên cạnh đó chi phí cho thiết bị này cũng ít hơn nhiều so với các biện pháp khác như thuê thêm người, bảo vệ. Bên cạnh đó khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của mình tốt.
Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về giày treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động.
Phần mềm Quản lý: bạn nên lựa chọn phần mềm quản lý khách hàng dành riêng cho lĩnh vực thời trang, phần mềm chỉ cần đơn giản dễ sử dụng và có giá thành hợp lý. Một trong những phần mềm tiêu biểu là Sapo.
-
Quảng cáo online
– Website: Cửa hàng online luôn là công cụ hiệu quả để tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu. Bạn có thể tham khảo một số đơn vị thiết kế website bán hàng như Bizweb để sở hữu cho mình một công cụ tuyệt vời trong kinh doanh
– Fanpage: Xây dựng fanpage là điều bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện bởi tại đây có lượng khách hàng khổng lồ. Điều bạn cần làm là học cách duy trì fanpage sao cho hiệu quả. Tham khảo bài viết “Cách phát triển fanpage hiệu quả”.