Kết quả cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn trong đàm phán là ký kết hợp đồng với đối tác của mình. Tuy nhiên điều mà nhiều người không lưu ý đến là văn hóa của đối tượng họ đang trực tiếp đàm phán. Văn hóa đóng góp một phần nhỏ để đàm phán thành công.
Mỗi quốc gia, môi doanh nghiệp đều có văn hóa khác nhau và tạo nên điều riêng biệt trong cách ứng xử, suy nghĩ của họ. Hiểu rõ về văn hóa của đối tác cũng là một phần thông tin mà các doanh nghiệp phải tìm kiếm. Đó là một lợi thế trong đàm phán mà ít ai chú ý.
Vậy văn hóa quan trọng như thế nào để đàm phán thành công?
1. Văn hóa quyết định địa điểm đàm phán
Địa điểm đàm phán là khâu chuẩn bị đầu tiên mà các doanh nghiệp dành cho đối tác. Cho dù họ từ nước khác đến hay là một doanh nghiệp trong nước, thì địa điểm đàm phán cũng phải cẩn trọng lựa chọn. Một doanh nghiệp với nét văn hóa và phong cách làm việc trẻ ưa thích những nơi mang sự đổi mới, và họ không quá cầu kì với không gian đàm phán.
Những doanh nghiệp lâu năm thì muốn không gian yên tĩnh. Hay như người Nhật, họ ưa thích những gì thân thuộc về gia đình, sự ấm cúng và gần gũi. Những nét văn hóa còn tùy thuộc vào cá nhân người tham gia đàm phán. Mỗi người sẽ ưa thích một phong cách khác nhau, và điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt. Không gian tốt là một trong những yếu tố làm nên đàm phán thành công.
2. Phong cách đàm phán
Với mỗi ưu thế mà doanh nghiệp có, hay đối tác mà doanh nghiệp đang đàm phán là đối tác cũ hay đối tác mới, sẽ cho doanh nghiệp quyết định lựa chọn phong cách đàm phán của mình là mềm dẻo hay cứng rắn. Và mỗi nét văn hóa riêng sẽ cho phong cách đàm phán riêng. Xem xét phong cách đàm phán của đối tác để đưa ra ứng xử tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nét văn hóa phương Đông như ở Việt Nam hay Trung Quốc ưa thích kiểu nói chuyện ẩn dụ và khá rườm rà. Còn với người Mỹ họ thích nói trực tiếp thẳng vào vấn đề. Phong cách nói chuyện không phù hợp đàm phán thành công sẽ không cao, cũng tạo ra sự nhàm chán trong quá trình nói chuyện.
3. Ngôn ngữ giao tiếp
Văn hóa khác nhau sẽ có những ngôn ngữ giao tiếp khác nhau và điều này quá rõ ràng khi trên thế giới có khoảng 5000 ngôn ngữ. Nét văn hóa riêng biệt hình thành nên các ngôn ngữ khác nhau với những biểu cảm sắc thái khác nhau.
Tiếng Việt khá phức tạp và một cảm xúc có thể được thể hiện dưới nhiều ngôn từ. Nhưng tiếng Anh lại giới hạn điều này và ưa cách nói ngắn gọn.
Sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ là những lưu ý tối thiểu nhất cho mỗi nhà kinh doanh để đàm phán thành công. Tính đa dạng ý nghĩa trong ngôn từ tạo nên các cách hiểu khác nhau. Nếu doanh nghiệp hợp tác với nước ngoài thì hợp đồng sẽ được viết bằng tiếng anh, và việc bạn hiểu sai từ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích sau này của chính doanh nghiệp.
Trong đàm phán với các đối tác nước ngoài ngôn ngữ là một yếu tố quyết định sự thành công. Bạn không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để nói chuyện với họ – người chả hiểu bạn nói gì. Chúng ta có thể sử dụng cùng một loại ngôn ngữ phổ thông như tiếng Anh. Tuy nhiên doanh nghiệp bạn có thể tạo ấn tượng với đối tác bằng cách nói chuyện bằng tiếng của nước họ. Điều này tạo cảm giác gần gũi hơn.
Muốn đàm phán thành công hãy chú ý tới ngôn ngữ giao tiếp.
Văn hóa là một phần của quá trình đàm phán quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp bạn. Một phần hiểu biết của bạn về đối tác sẽ cho họ cảm giác được tôn trọng, được coi trọng và vui vẻ hợp tác cùng doanh nghiệp là điều mà mỗi người kinh doanh điều mong muốn.
Tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại hiệu quả nhất định và cung cấp thông tin tốt để bạn đàm phán thành công với đối tác.