8 bí quyết kinh doanh theo quan điểm Phật giáo

Kinh doanh là một quá trình tổng hòa rất nhiều hoạt động và các yếu tố khác nhau, để đi tới thành công thì người quản lý phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và tri thức. Bài viết này sẽ mang tới cho bạn những bí quyết kinh doanh mới mẻ nhưng cũng vô cùng thiết thực dựa trên quan điểm Phật giáo.

1. Đam mê kinh doanh và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng

Một vị Đạo sư nhà Phật quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết. Chính niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và trở ngại, tự rút ra được bí quyết kinh doanh cho bản thân, bởi nhờ sự say mê vào công việc kinh doanh, mỗi người sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về tương lai phía trước.

8-bi-quyet-kinh-doanh-dua-tren-quan-diem-phat-giao

2. Vinh quang là khi biết hy sinh vì người khác

Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất định cũng tăng lên. Một bí quyết kinh doanh quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.

3. Bí quyết kinh doanh là biết rút ra bài học từ thất bại

Thích nghi, phát triển, trụ vững, mở rộng quy mô và không lặp lại sai lầm là cách một doanh nghiệp đi lên từ con số 0. Với những người hay lặp đi lặp lại những sai lầm cũng vậy, muốn trưởng thành, họ phải rút ra bài học từ chính lỗi lầm và tìm các sửa sai ngay lập tức. Nhiều khi, không đạt được đích đến mong muốn lại là sự mở đầu của một cơ may hiếm có. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng những trải nghiệm để rút ra bí quyết kinh doanh, bài học và bước tiếp trên con đường phía trước.

4. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm

Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các phương diện của một doanh nghiệp từ khi xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng đến khi phát triển thịnh vượng và có thể chuyển hướng sang một lĩnh vực nào đó khác. Học hỏi từ những người có cùng chí hướng và tầm nhìn về doanh nghiệp với bạn là điều rất nên làm.

5. Tránh để bất đồng nhỏ nhặt ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Ảo tưởng về bản thân cũng như việc tin tưởng mù quáng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thường lợi bất cập hại. Hãy nhớ rằng không gì trên đời này đáng giá hơn những người bạn, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết. Không khí trìu mến, tràn đầy yêu thương nơi gia đình chính là điểm tựa cho sự nghiệp của bạn. Chính vì thế, hãy biết trân trọng những người bạn yêu quý, nếu bất đồng xảy ra giữa đôi bên, hãy tìm cách giải quyết vấn đề hiện tại thay vì đay nghiến chuyện quá khứ.

6. Hòa nhập nhưng không hòa tan

Thất bại và thử thách là một cách để nhận ra những giá trị đích thực của bản thân. Sách vở cũng là một nguồn tri thức vô giá nơi bạn tìm ra những lời răn dạy, chỉ giáo của các học giả, những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về cuộc sống. Hãy sống sao cho sau này nhìn lại, bạn không hề hối tiếc mà cảm thấy thực sự hài lòng. Hãy tạo dựng cuộc sống và doanh nghiệp của bạn từ chân giá trị và đức tin, sao cho công việc và cuộc sống luôn mang ý nghĩa sâu sắc.

8-bi-quyet-kinh-doanh-dua-tren-quan-diem-phat-giao1

7. Bí quyết kinh doanh theo nguyên tắc 3R

Tôn trọng bản thân (Respect yourself): cũng chính là tôn trọng những giá trị và lý tưởng cho bạn cảm hứng.

Tôn trọng mọi người (Respect others): Khổng Tử đã dạy “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người làm kinh doanh cần ghi nhớ.

Có trách nhiệm (Be responsible): trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Đạt-lại Lạt-ma là Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.

8. Chia sẻ kiến thức cũng là bí quyết kinh doanh

Bản chất của kinh doanh chính là học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được. Thành công không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Chia sẻ cũng cũng là một cách mang lại niềm vui trong cuộc sống vậy.

Những kĩ năng giúp bạn bán hàng hiệu quả

Những bí quyết kinh doanh ghi điểm cao trong mắt khách hàng