Startup là thuật ngữ hẳn không còn xa lạ với những ai đang mang trong mình ước mơ khởi nghiệp. Tuy nhiên, dù xuất hiện ở khắp mọi nơi từ báo đài đến TV, khái niệm khởi nghiệp vẫn còn là một chưa được hiểu sâu, hiểu rõ với một số người. Cùng Sapo đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi Startup là gì hay Bí quyết để khởi nghiệp thành công là gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Startup là gì?
Startup được hiểu đơn giản là công ty khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp là công ty đang trong giai đoạn đầu định hướng và phát triển kinh doanh. Startup thường đi đầu xu hướng, tự tạo ra lĩnh vực kinh doanh của mình hoặc tập trung khai thác và phát triển các khía cạnh mới lạ của các lĩnh vực sẵn có.
1.1. Đặc điểm
Những công ty khởi nghiệp thường có những đặc điểm sau:
- Được thành lập bởi nhóm người trẻ (từ 1-5 người) có chung niềm đam mê và hiểu biết về một lĩnh vực nhất định. Họ thường có ý tưởng đột phá và đưa ra những giải pháp mới chưa có trên thị trường.
- Bởi vì đa số các startup thường được điều hành bởi những người trẻ nên ta có thể dễ dàng nhận thấy tham vọng tăng triển của họ rất mạnh mẽ. Những công ty này có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và dễ dàng tạo được tiếng vang trong thị trường.
1.2. Các giai đoạn phát triển
- Định hướng: Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, đặt nền móng vững chắc cho các hướng đi và hoạt động sau này của startup.
- Thử thách: Startup khi bắt đầu đi vào hoạt động sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đây có thể gọi là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định xem công ty có tiềm năng phát triển hay không.
- Hòa nhập: Khi đã vượt qua những khó khăn rồi, đây là giai đoạn để các startup phục hồi và dần đạt được những thành tựu nhất định.
- Phát triển: Trong giai đoạn này, các startup sẽ vươn lên mạnh mẽ với các định hướng, mục tiêu to lớn và dài hạn hơn.
2. 7 bước đơn giản giúp bạn bắt đầu khởi nghiệp
Sau khi hiểu được “khởi nghiệp là gì” thì dưới đây là 7 bước vô cùng cơ bản hướng dẫn các bạn cách bắt đầu một doanh nghiệp cho riêng mình.
- Bắt đầu với một ý tưởng độc lạ: Hãy bắt đầu đặt ra các vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải và đưa ra một giải pháp giải quyết của riêng bạn.
- Bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh: Từ đó, bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh bao gồm mô tả chi tiết về sản phẩm, những thông tin liên quan đến hướng vận hành, tài chính và phân tích thị trường chung.
- Tìm kiếm nguồn vốn cho doanh nghiệp của bạn: Tùy vào mô hình kinh doanh của, bạn có thể tìm kiếm những nguồn vốn để phát triển và duy trì được doanh nghiệp.
- Đảm bảo rằng bạn đang làm theo các bước pháp lý: Trước khi chính thức hoạt động trong thị trường, bạn đừng quên phải làm đầy đủ các bước pháp lý cho doanh nghiệp của mình để tránh những rắc rối về sau này.
- Phát triển kế hoạch Marketing: Startup nào cũng cần phải đầu tư vào hoạt động Marketing. Việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm sẽ khiến startup của bạn đến gần hơn với khách hàng.
- Xây dựng cơ sở khách hàng: Cơ sở khách hàng là một tệp nhỏ khách hàng, thường là những khách hàng trung thành. Việc xây dựng và phát triển cơ sở khách hàng sẽ giúp startup tăng trưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Sẵn sàng cho những thay đổi: Chìa khóa dẫn đến thành công là sự nhạy bén và sẵn sàng thay đổi mô hình khởi nghiệp để doanh nghiệp của bạn trở nên phù hợp với thị trường đầy biến động.
3. Các yếu tố cần ghi nhớ để khởi nghiệp thành công
Bên cạnh khái niệm khởi nghiệp, “Khởi nghiệp cần gì?” cũng là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Hiểu được điều đó, Sapo đã tổng hợp một số hành trang cần thiết cho các nhà khởi nghiệp tham khảo và trau dồi cho bản thân mình. Những hành trang này cũng là chìa khóa dẫn công của một startup.
2.1. Kiến thức về ngành nghề khởi nghiệp
Việc hiểu biết kiến thức chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực mà mình lựa chọn để khởi nghiệp là điều ưu tiên hàng đầu. Startup là những công ty còn mới và chưa có nhiều người biết đến trên thị trường, vì vậy tập trung vào nâng cao kiến thức chuyên môn để tạo ra được những sản phẩm chất lượng là điều cần thiết để có thể bước đầu tạo dựng được sự tin tưởng với khách hàng. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực khởi nghiệp cũng giúp bạn có thể nhìn ra được những khía cạnh mới mẻ và phát triển nó.
2.2. Sự sáng tạo và đổi mới
Một trong những đặc điểm của startup là tính đột phá về ý tưởng khởi nghiệp. Vì nếu như sản phẩm hay dịch mà startup cung cấp đã được những công ty lớn thực hiện thành công trước đó thì cơ hội để có thể thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp mới hầu như là không có. Vì vậy khả năng sáng tạo và dám đổi mới được coi là yếu tố tiên quyết quyết định thành công của một startup.
2.3. Kiên trì
Một startup trước khi trở nên thành công đều cần phải trải qua quãng thời gian đủ dài thử nghiệm. Bạn có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đó chính là một phần của khởi nghiệp. Startup không dành cho những ai thiếu kiên nhẫn, vì thế nên khi đã quyết tâm mở một doanh nghiệp của riêng mình, bạn cần tiếp tục cố gắng, nỗ lực tiến về phía trước và không được dễ dàng bỏ cuộc.
2.4. Vốn đầu tư
Đối với một startup, kinh phí để duy trì doanh nghiệp là vấn đề mà khiến nhà khởi nghiệp nào cũng phải đau đầu. Có rất nhiều cách để đổ vốn vào startup, bạn có thể tự bỏ tiền túi, vay mượn gia đình, bạn bè hay tự đi kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, dù nguồn vốn ít hay nhiều thì các startup cũng cần phải cẩn trọng trong việc duy trì và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Tay trắng khởi nghiệp, tìm nguồn vốn đầu tư ở đâu?
2.5. Các kỹ năng cơ bản khác
Một số kỹ năng cơ bản khác mà các nhà khởi nghiệp cần nắm được nếu muốn doanh nghiệp của mình trở nên thành công hơn trong tương lai phải kể đến là kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược, kỹ năng thiết kế website,… Đây đều là những kỹ năng quan trọng đóng góp vào thành công của một startup.
4. Các lĩnh vực hot được chọn để khởi nghiệp
Nếu bạn đã hiểu Startup là gì và đang mang trong mình hoài bão kinh doanh cùng ước mơ có thể mở một công ty riêng cho mình trong tương lai thì đừng quên tham khảo những ngành nghề hot và được lựa chọn nhiều nhất để bắt đầu khởi nghiệp dưới đây nhé!
- Kinh doanh thời trang (Quần áo, mũ, túi xách,…)
- Kinh doanh mỹ phẩm (Đồ trang điểm, đồ skincare,…)
- Kinh doanh thực phẩm + ăn uống (Đồ ăn vặt,…)
- Kinh doanh đồ công nghệ (Điện thoại, máy tính,…)
- Kinh doanh cây cảnh
Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh: 25 ý tưởng kinh doanh 2021 sẽ là xu hướng hốt bạc
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuật ngữ được nhiều người quan tâm nhất hiện nay – Startup. Hy vọng bài viết này có thể phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi Startup là gì cho riêng mình và có thêm hành trang để khởi nghiệp thành công.