Mở cửa hàng phân bón – Đâu là những điều cơ bản bạn cần nằm lòng?

Với một nền nông nghiệp phát triển như ở nước ta, mở cửa hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được có thể nói một trong những mô hình kinh doanh không bao giờ “lụi tàn”. Rõ ràng bởi nhu cầu lớn cũng như cạnh tranh không quá gắt gao trên thị trường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bất cứ ai khi bước chân vào ngành này cũng có thể “sống sót” và thu lời nhanh chóng. 

Vậy nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh phân bón thì đâu là những yếu tố bạn cần quan tâm để bắt đầu mở cửa hàng phân bón và làm thế nào để bán phân bón dễ dàng, hiệu quả và đem lại nguồn thu ổn định nhất? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Điều kiện mở cửa hàng phân bón

Là một ngành đòi hỏi bảo quản và lưu trữ chặt chẽ bởi tính nguy hiểm tương đối cao, người kinh doanh cũng như cửa hàng phân bón cần tuyên thủ tuyệt đối tất cả các điều kiện bắt buộc để sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. 

cửa hàng phân bón

Kinh doanh phân bón đòi hỏi người bán phải tuân thủ tuyệt đối nhiều điều kiện

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.

Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón:

Tại Nghị định 108/2017 ngày 20/9/2017 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, trong đó quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Từ quy định nêu, Quý công ty muốn kinh doanh phân bón phải đảm bảo các điều kiện như đã nêu trên và phải làm hồ sơ xin cấp phép đủ điều kiện kinh doanh phân bón theo quy định.

Trình tự, thời gian tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở buôn bán phân bón.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy thời gian xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Quy trình mở cửa hàng phân bón

Không phải là một ngành kinh doanh quá phổ biến và đòi hỏi những yêu cầu chặt chẽ về kiến thức, tiêu chuẩn, vì vậy, để bắt đầu mở cửa hàng phân bón bạn cần lưu ý những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và đảm bảo khả năng tiêu thụ một cách tốt nhất.

2.1 Khảo sát thị trường

Không chỉ riêng kinh doanh phân bón mà đối với tất cả các ngành kinh doanh, khảo sát thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực mà bạn định kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được yếu tố cạnh tranh, khả năng tiêu thụ cũng như đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. 

cửa hàng phân bón

Khảo sát thị trường phân bón là yếu tố giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và xác định thị trường hướng đến

Tùy theo điều kiện hiện tại và thị trường hướng đến mà bạn có thể khảo sát kỹ hơn về các yếu tố như nhu cầu của khách hàng ở khu vực bạn định kinh doanh, khả năng chi trả, loại nông sản đang trồng,…để có thể đưa ra được định hướng phát triển tốt hơn. 

2.2 Lựa chọn địa điểm

Đối với cửa hàng phân bón và vật tư nông nghiệp, rõ ràng kinh doanh ở khu vực nông thôn hay khu vực có đất nông nghiệp như trồng lúa, cây công nghiệp sẽ phù hợp nhất. Vì vậy, tùy theo định hướng kinh doanh và thị trường hướng đến mà bạn có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. 

Ngay cả khi bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh, hãy đảm bảo là bạn có không gian cho kho hàng của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu an toàn bắt buộc khi mở cửa hàng kinh doanh phân bón. 

cửa hàng phân bón

Tùy theo quy mô và nguồn hàng mà bạn cần lựa chọn mặt bằng phù hợp để đảm bảo quy định cũng như sức chứa

2.3 Xác định nguồn vốn

Mở cửa hàng phân bón không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn, tuy nhiên với đặc thù kinh doanh tương đối đa dạng về sản phẩm cũng như thương hiệu, nguồn vốn của bạn cũng cần đủ để đảm bảo việc nhập hàng và duy trì kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian đầu khi bạn chưa có nguồn thu ổn định.

Thông thường, đối với 1 cửa hàng kinh doanh phân bón vừa và nhỏ, nguồn vốn bạn cần khi mở cửa hàng sẽ dao động trong khoảng 100 – 300 triệu. Tùy vào định hướng ban đầu khi nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có thể lên kế hoạch nhập hàng và phân chia nguồn vốn phù hợp với từng loại vật tư nông nghiệp. 

Để giảm chi phí cho việc nhập hàng, đừng quá tập trung vào các mặt hàng khó tiêu thụ ở khu vực mà bạn kinh doanh. Bởi điều này sẽ chỉ khiến tồn kho khó bán của bạn tăng lên mà nguồn thu từ cung cầu lại không đủ. 

Cùng với đó, chi phí thuê mặt bằng, kho bãi nếu chưa có cũng là điều bạn cần quan tâm khi chuẩn bị mở cửa hàng phân bón. Bởi đây là mô hình kinh doanh tương đối đặc thù, việc đảm bảo quy định về bảo quản hàng hóa đúng cách để không ảnh hưởng đến môi trường, người dân là yếu tố vô cùng quan trọng.

2.4 Nguồn hàng cho cửa hàng phân bón

Thông thường, các cửa hàng kinh doanh phân bón sẽ lấy hàng tại các nhà phân phối lớn hoặc trực tiếp từ các công ty sản xuất phân bón, vật tư nông nghiệp.

Đây là nguồn hàng ổn định cũng như đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn, việc nhập hàng trực tiếp từ các nguồn này cũng giúp bạn đảm bảo được giá nhập hàng không bị đội quá cao so với nhập từ đại lý phân bón và các cửa hàng nhỏ lẻ khác.

Đừng quá tập trung vào một loại mặt hàng, bạn có thể chia nhỏ số lượng và lấy đa dạng mặt hàng một chút, miễn là những sản phẩm này phải đảm bảo được khả năng tiêu thụ dựa trên nhu cầu của người dân ở khu vực mà bạn kinh doanh.

  • Nên nhập gì để bán?

Dựa theo kết quả của khảo sát thị trường, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại vật tư nông nghiệp về kinh doanh. Ví dụ, khu vực của bạn trồng lúa là chính thì các mặt hàng cần thiết để nhập về nên là các loại phân bón cho cây lúa, mạ, giống, thuốc trừ sâu,…

Mặt khác, nếu khu vực của bạn trông các cây công nghiệp, cây lâu năm thì có thể đa dạng hơn về sản phẩm giống cây trồng, phân bón chuyên dụng,….

  • Các loại phân bón

Phân bón thông thường sẽ được chia thành 2 loại là phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón hữu cơ công nghiệp. Tùy theo nguồn vốn cũng như nhu cầu thị trường mà bạn có thể nhập các loại phân bón phù hợp. 

Phân bón hữu cơ

Đối với phân hữu cơ truyền thống, nguồn gốc của chúng đến từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp và được chế biến bằng các phương pháp truyền thống như: phân chuồng, phân rác, phân xanh. Các loại phân này sẽ giúp bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như bón lót khi trồng cây.

phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ

Khác với phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ công nghiệp sẽ được chế biến từ các chất hữu cơ với quy trình công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu đầu vào để bổ sung dưỡng chất cho đất, tăng sức chống chịu cho cây, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các quá trình sinh học diễn ra thuận lợi hơn.

Phân bón vô cơ (phân hóa học)

Phân vô cơ là các loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp cà có chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng vô cơ, có hiệu lực cao và tác dụng nhanh với cây trồng gồm phân đơn và phân hỗn hợp.

Phân đơn thường được biết đến khá rộng rãi như phân đạm, phân lân, phân kali để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu cũng như chất lượng của cây.

phân vô cơ

Phân bón vô cơ

Phân hỗn hợp là loại phân được sử dụng rất phổ biến và thường chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. 

Ngoài ra, các loại vôi cũng là yếu tố quan trọng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất mà bạn có thể bổ sung cho cửa hàng phân bón của mình như vôi nghiền, vôi nung.

  • Các thương hiệu phân bón phổ biến

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ các thương hiệu phân bón nổi tiếng như:

– Công ty PVFCCo: được biết đến với các sản phẩm chủ lực như NPK Phú Mỹ, Đạm Phú Mỹ,…

– Công ty phân bón miền Nam: Với hơn 44 năm hoạt động, công ty đã phân phối hơn 60,000 tấn phân bón mỗi năm với các sản phẩm như NPK Con ó, Supe Lân Long Thành,…

– Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao: Thương hiệu quen thuộc với người nông dân trong suốt hơn 50 năm hoạt động với các sản phẩm như Supe lân, NPK – S,…

– Công ty Phân lân Văn Điển: Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn thường xuyên xuất khẩu ra nước ngoài, công ty đã mang đến cho người nông dân hàng ngàn sản phẩm phân lân nung chảy, NPK, phân bón cho từng loại cây,…

2.5 Kiến thức về sản phẩm và nông học

Không sai khi nói những người kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong quá trình trồng trọt của người nông dân. Bởi mô hình kinh doanh này đòi hỏi chuyên môn về nông nghiệp cũng như sản phẩm để đảm bảo khả năng tư vấn cho khách hàng của mình. 

Không chỉ là các kiến thức về sản phẩm như: công dụng, ưu nhược điểm của từng loại sản phẩm mà còn là những kiến thức nếu các tình trạng rau, lúa hay cây trồng bị hư hỏng, bị bệnh và tùy theo mức độ bệnh bạn có thể đưa ra được loại thuốc hay phương pháp đặc trị phù hợp.

Để làm được điều đó, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng cần thường xuyên tìm hiểu và nâng cao kiến thức qua đài báo, tư vấn chuyên gia,…

3. Làm thể nào để quản lý cửa hàng phân bón hiệu quả

3.1 Quản lý nhập xuất hàng hóa

Đối với cửa hàng phân bón, quản lý kho hàng và tất cả các loại sản phẩm là yếu tố quan trọng để hạn chế tối đa rủi ro, thất thoát. Cùng với đó, việc kiểm soát hàng hóa của từng nhà cung cấp cũng là điều mà chủ kinh doanh cần chú ý để đánh giá chất lượng, khả năng tiêu thụ để từ đó đưa ra được kế hoạch nhập hàng hợp lý nhất.

đại lý vật tư nông nghiệp

Quản lý kho và nhập xuất hàng là yếu tố quan trọng để loại bỏ tối đa tổn thất

Quản lý nhập xuất hàng sẽ giúp chủ kinh doanh đánh giá được hiệu quả bán ra của từng loại mặt hàng cũng như khả năng cung ứng của nhà cung cấp. Đồng thời theo dõi tồn kho khó bán và đưa ra được giải pháp phù hợp. Đặc biệt là với hàng hóa chất lượng dựa trên hạn sử dụng. 

Xem thêm: Phần mềm quản lý kho, hàng hóa

3.2 Quản lý công nợ

Là cửa hàng kinh doanh nhỏ, nhiều đại lý phân bón, nhà phân phối hay công ty phân bón sẽ cho phép bạn trả chi phí nhập hàng thành nhiều lần hoặc khất nợ trong một khoảng thời gian để không phải trả một lần.

Điều này sẽ giúp bạn giảm được áp lực về chi phí nhập hàng, tuy nhiên, hãy quản lý một cách chính xác để trả phí đúng hạn cho nhà cung cấp để đảm bảo về nguồn cung cũng như không xảy ra các vấn đề sai lệch trong quá trình nhập hàng. 

Cùng với đó, với lượng khách hàng chính là nông dân, khu trồng trọt, quản lý công nợ khách hàng là điều cần thiết để không gặp các vấn đề thất thoát, sai sót ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng.

Có nhiều cách để quản lý công nợ khách hàng và nhà cung cấp, tuy nhiên khi mô hình kinh doanh của bạn đã tương đối lớn với lượng khách hàng và hàng hóa xuất kho ngày càng tăng thì một công cụ quản lý như phần mềm bán hàng sẽ là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và quản lý chính xác nhất mọi nghiệp vụ bán hàng, doanh thu, chi phí,…

cửa hàng phân bón

Quy trình quản lý cửa hàng hiệu quả cho nhà bán lẻ

👉 XEM NGAY

3.3 Quản lý chi phí và doanh thu

Với một cửa hàng phân bón, theo dõi doanh thu và lợi nhuận rõ ràng là đích đến cuối cùng để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng trong một khoảng thời gian nhất định. 

Để đánh giá một cách chính xác nhất, việc quản lý chi tiết toàn bộ chi phí, giá nhập, doanh thu cũng như lợi nhuận của từng đợt giao dịch là điều mà chủ kinh doanh buộc phải làm.

Có nhiều cách để thống kê chi tiết như sổ sách, excel hay phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp thông minh, chủ cửa hàng có thể tùy vào khả năng thống kê và ghi chép mọi giao dịch phát sinh để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa sai sót cho cửa hàng của mình. 

Trên đây là những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng phân bón. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn có những hình dung tổng quát và đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng của mình.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp hiệu quả nhất

Phần mềm bán hàng
Phần mềm bán hàng

[wpcc-script type=”application/ld+json”]