Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng bán lẻ

Bạn đang chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ nhưng lại chưa biết thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng gồm những gì? Làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh mất bao lâu? Trong bài viết này, Blog Sapo sẽ hướng dẫn bạn thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng chi tiết.

1. Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng thế nào?

Để bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán lẻ, bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, bạn sẽ xuất trình được các giấy tờ cần thiết.

Với các cửa hàng kinh doanh bán lẻ, bạn cần thực hiện đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 71.

thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng cần hoàn thiện sớm

1.1 Quy trình thực hiện đăng ký kinh doanh

Để hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, bạn cần nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh của UBND quận/huyện (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc nộp đăng ký hộ kinh doanh qua mạng.

Ví dụ: Bạn định mở cửa hàng bán lẻ tại Cầu Giấy thì cần hoàn thiện và nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh tại UBND quận Cầu Giấy.

1.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

  • Đơn đề nghị (theo mẫu do luật định): Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm những thông tin cơ bản như Tên, số điện thoại, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, Số vốn kinh doanh, Số lao động, …
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
  • Danh sách thành viên góp vốn (nếu hộ kinh doanh có từ 2 người góp vốn trở lên)
  • Bản sao Sổ hộ khẩu của cá nhân thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê nhà (trường hợp nhà ở do thuê)

thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Xem thêm: 10 tuyệt chiêu thu hút khách hàng bán lẻ đáng chú ý

1.3 Thời hạn giải quyết việc đăng ký kinh doanh

Thời gian cấp đăng ký kinh doanh: 03 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp đủ hồ sơ hợp lệ

Thời gian tiếp nhận yêu cầu và trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Cửa hàng được cấp giấy phép kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bạn đến làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ thành công là gì?

2. Một số lưu ý sau khi đăng ký kinh doanh

Bạn cần phải đăng ký mã số thuế trong thời gian 03 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh.

Các loại thuế phải nộp khi đăng kí kinh doanh cá thể gồm thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Một số trường hợp mở cửa hàng kinh doanh sẽ phải nộp thuế

Xem thêm: 10 bí quyết thành công trong kinh doanh bán lẻ

Mức thuế phải nộp tùy theo doanh thu của cửa hàng:

  • Nếu doanh thu bình quân năm trên 500 triệu đồng/năm thì mức thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng/năm
  • Nếu doanh thu năm từ trên 300 triệu đến 500 triệu/năm thì mức thuế là 500 nghìn đồng/năm
  • Nếu doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/năm thì mức đóng là 300 nghìn đồng/năm.
  • Nếu doanh thu đạt 100 triệu/năm thì bạn sẽ không phải đóng thuế này theo căn cứ tại thông tư 92/2015/TT – BTC hướng dân thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân…

Khi cơ quan chức năng kiểm tra, bạn không xuất trình được xuất xứ hàng hóa thì sẽ vi phạm quy định về hàng hóa và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 nghị định 185/2013/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại,…

Mức phạt tiền từ 200 nghìn đến 400 nghìn nếu trị giá hàng hóa vi phạm dưới 1 triệu hoặc bạn sẽ nộp phạt cao hơn tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm sẽ có mức phạt tương ứng.

Như vậy bài viết đã chia sẻ cùng bạn về thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng. Hãy hoàn thiện giấy phép kinh doanh cửa hàng sớm để hoạt động thuận lợi và đúng quy định bạn nhé! Chúc bạn kinh doanh thành công.

Để kinh doanh bán lẻ thành công, nhiều người đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo hỗ trợ việc bán hàng nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm hoàn toàn miễn phí 07 ngày để trải nghiệm tính năng nhé!

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS

arrow
Dùng thử miễn phí