Đối với những người làm kinh doanh, thị trường vốn không phải là một thuật ngữ quá mới mẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chính xác và hiểu tường tận khái niệm thị trường là gì? Thay vì loay hoay tìm kiếm trước hàng tá thông tin thì hãy cùng Sapo theo dõi bài viết dưới đây giải đáp tất cả thắc mắc của mọi người về khái niệm thị trường nhé.
1. Thị trường là gì và các hình thái thị trường cơ bản
Không mất đến 5s để mọi người tra cứu khái niệm thị trường trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chính xác, được kiểm chứng, phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu mang tính học thuật nhiều thì những người mới tìm hiểu sẽ khó tiếp cận và thông suốt.
Hiểu một cách đơn giản, thị trường là không gian diễn ra hoạt động mua bán, quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu. Chẳng cần một địa điểm hay thời gian cụ thể, chỉ cần xuất hiện hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán thì được gọi là thị trường.
Còn xét theo khía cạnh kinh tế, thị trường là nơi xuất hiện, tồn tại và duy trì các quan hệ mua bán hàng hóa, nơi mà ở đó người mua và người bán có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Đồng thời, dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi, thị trường được chia thành hai nhóm: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Đây được xem là 2 bộ phận cơ bản của thị trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đời sống kinh tế – xã hội
- Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường phổ biến nhất hiện nay khi đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Thị trường hàng hóa bao gồm 2 thành tố là thị trường sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.
- Thị trường dịch vụ: Khác với thị trường hàng hóa, đây là hình thái thị trường tồn tại nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Do đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng diễn ra cùng một lúc.
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?
2. Các bước nghiên cứu thị trường mà dân kinh doanh cần phải nằm lòng
Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu. Việc nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiếc lược, nắm bắt cơ hội và xử lý khủng hoảng trong kinh doanh. Việc thực hiện nghiên cứu thị trường cần trải qua quy trình thống nhất, có tính hệ thống. Không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại đem lại những hiệu quả không ngờ trong quá trình vận hành và thực thi tại doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định mục tiêu cần nghiên cứu
Để quá trình nghiên cứu thị trường của bạn đi đúng hướng và đạt được kết quả như kỳ vọng thì phần lớn phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận và xác định vấn đề. Nó giống như việc bạn trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang gặp vấn đề gì, khó khăn gì? Khi xác định được điểm đích thì chặng đường của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì vậy, việc xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu là bước cần thiết và quan trọng trong mọi hoạt động nghiên cứu thị trường.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp
Sau khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu, bước tiếp theo là bạn phải lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp.
Một số phương pháp truyền thống như quan sát, điều tra vẫn đang là những lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Hoặc tùy vào nguồn lực về tài chính và nhân lực mà doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp giúp đem đến hiệu quả nhanh chóng như khảo sát trực tiếp hoặc online, phỏng vấn nhóm hay cá nhân, quan sát hàng vi người tiêu dùng và tung sản phẩm thử nghiệm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định được yếu tố nhân khẩu học của mẫu như đối tượng khảo sát có đặc điểm gì, doanh nghiệp có thể tìm họ ở đâu, số lượng mẫu bao nhiêu là đủ để đưa ra kết luận,..
Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị công cụ nghiên cứu
Tùy theo phương pháp nghiên cứu doanh nghiệp lựa chọn mà có sự chuẩn bị khác nhau cho phù hợp. Nếu lựa chọn phương pháp khảo sát, doanh nghiệp nên thiết kế bảng câu hỏi khảo sát hợp lý. Nếu như phỏng vấn nhóm là phương thức mà doanh nghiệp cần chuẩn bị danh sách câu hỏi và các thiết bị ghi hình để có thể dễ dàng thu thập thông tin.
Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu
Đây chính là phần cốt lõi của quy trình nghiên cứu thị trường. Các câu trả lời thông qua quá trình khảo sát, phỏng vấn, quan sát hay thử nghiệm sản phẩm đều được thu thập và ghi chép kỹ lưỡng.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được
Sau khi thu thập các thông tin cần thiết, những thông tin này sẽ được tổng hợp thành bảng dữ liệu hoàn chỉnh. Sau đó, sử dụng các phần mềm phân tích như Excel, SPSS, Minitab,… để tạo bảng, đồ thị, biểu đồ, phân khúc kết quả vào các nhóm phù hợp như độ tuổi, giới tính,…và tìm ra xu hướng chính của dữ liệu.
Tạo cái nhìn trực quan giúp cho quá trình phân tích dữ liệu dễ dàng hơn và nhanh chóng mang lại kết quả chính xác nhất.
Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng
Đây là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp có thể trình bày cả quá trình nghiên cứu thị trường cũng như kết quả thu được và đưa ra hướng giải quyết vấn đề. Áp dụng được kết quả thu được và xây dựng các chiến lược thực chiến cho doanh nghiệp.
Không chỉ là thành tố góp phần hình thành nên thị trường, khách hàng còn là đối tượng đem lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm và hiểu hơn về thị trường là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp đưa ra chiến lược đúng đắn, tránh được những rủi ro, nắm bắt cơ hội để bứt phá lợi nhuận. Trong đó, nghiên cứu thị trường được xem là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của khách hàng để có thể cải tiến hàng hóa, mang lại cho họ những giải pháp tối ưu nhất.
Trên đây là giải thích về khái niệm thị trường là gì và các quy trình tiến hành nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin khái quát, tổng quan nhất về khái niệm thị trường là gì. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của SAPO để cập nhật, thu nạp thêm nhiều kiến thức khác về kinh tế nhé!