Những hiểu biết cơ bản về mô hình 4P trong Marketing

Mô hình 4P trong Marketing chính là xương sống trong hầu hết các hoạt động quảng cáo hoặc kinh doanh. Vậy mô hình 4P là gì mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình 4P là gì?

Mô hình 4P là bốn yếu tố cần thiết liên quan đến việc tiếp thị một hàng hóa hoặc dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. 4 chữ P là viết tắt của: Product – sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ), Price – giá cả (những gì người tiêu dùng trả để mua sản phẩm), Place – địa điểm (vị trí nơi sản phẩm được bày bán) và Promotion – khuyến mại (các chương trình khuyến mãi).
Khái niệm về mô hình 4P đã xuất hiện từ những năm 1950; khi ngành công nghiệp tiếp thị phát triển, và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

Marketing Mix là gì? Mô thức 4p

2. Những hiểu biết cơ bản về mô hình 4P trong Marketing

Neil Borden đã phổ biến ý tưởng về Marketing Mix và các khái niệm trong này về sau được gọi là mô hình 4P.  Vào những năm 1950. Borden từng là giáo sư giảng dạy về Truyền thông tiếp thị tại Đại học Harvard. Bài báo năm 1964 của ông có tiêu đề “Khái niệm về Marketing Mix” đã trình bày những cách mà các công ty có thể sử dụng chiến thuật quảng cáo để thu hút khách hàng tiềm năng. Nhiều thập kỷ sau, các khái niệm mà Borden phổ biến vẫn được các công ty sử dụng để quảng cáo hàng hóa và dịch vụ của mình.

2.1.  Product – Sản phẩm

Sản phẩm là một hàng hóa hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp cho khách hàng. Một sản phẩm được cho là lý tưởng khi đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc nó có sức hấp dẫn đến mức người tiêu dùng nhất định phải mua nó. Để thành công, các nhà Marketing phải hiểu được vòng đời của sản phẩm và các nhà quản lý cần có kế hoạch xử lý sản phẩm ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của nó.
 
Ví dụ, Apple rất thành công khi tạo ra sản phẩm là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên có màn hình cảm ứng có thể phát nhạc, duyệt Internet và gọi điện. Mặc dù đã ngừng cung cấp số liệu bán hàng công khai từ năm 2018, nhưng tổng doanh số của iphone được công bố là 2,2 tỷ USD với hàng tỷ sản phẩm được bán ra.

mo hinh 4P

2.2. Price – Giá cả

Giá cả là chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm. Các nhà Marketing phải liên kết giá cả với giá trị thực và giá trị cảm nhận của sản phẩm.  Tuy nhiên, họ cũng phải xem xét chi phí cung ứng, chiết khấu theo mùa và giá của đối thủ cạnh tranh. Trong một vài trường hợp, nhà bán hàng sẽ tăng giá sản phẩm để tăng sự cao cấp, xa xỉ, ngược lại, đôi khi họ cũng sẽ giảm giá thành sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng mua hơn.

Các nhà tiếp thị cũng cần xác định thời điểm và liệu việc chiết khấu có phù hợp hay không. Giảm giá đôi khi có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, nhưng nó cũng có thể tạo ấn tượng rằng sản phẩm kém độc quyền hơn hoặc kém sang trọng hơn so với lúc  nó được định giá cao hơn.

Ví dụ, UNIQLO, có trụ sở chính tại Nhật Bản, là nhà sản xuất quần áo mặc thường ngày trên toàn cầu. Giống như các đối thủ cạnh tranh — các thương hiệu quần áo nổi tiếng khác như Gap và Zara — UNIQLO tạo ra các sản phẩm may mặc giá rẻ, sử dụng hàng ngày.

marketing 4P

Điều làm cho UNIQLO trở nên độc đáo là nó tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, sáng tạo. Nó có thể đạt được điều này bằng cách mua vải từ các đối tác sản xuất vật liệu của mình, đảm bảo vật liệu ổn định, chất lượng cao với chi phí thấp bằng cách đặt hàng với số lượng lớn và liên tục tìm kiếm vật liệu chất lượng cao nhất và chi phí thấp nhất trên thế giới. Công ty cũng trực tiếp đàm phán với các nhà sản xuất của mình và đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà sản xuất chất lượng cao và sáng tạo của Nhật Bản.

2.3. Place – Địa điểm

Khi một công ty đưa ra quyết định liên quan đến địa điểm, có nghĩa là họ đang cố gắng lựa chọn nơi phù hợp để bán sản phẩm ra thị trường. Mục tiêu của các nhà quản lý là bày bán sản phẩm của mình ở nơi có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Địa điểm ở đây được hiểu không chỉ là nơi đặt cửa hàng hoặc nơi sản phẩm được bày bán, mà còn là nơi mà phần quảng cáo sản phẩm được xuất hiện. Đó có thể là trên màn hình của một cửa hàng, hay thậm chí là đưa sản phẩm lên các chương trình truyền hình, trang web,..để khách hàng chú ý tới sản phẩm hơn.

Bộ phim GoldenEye năm 1995 là phần thứ mười bảy trong loạt phim về James Bond. Đây là bộ phim Bond đầu tiên không có sự xuất hiện của xe hơi Aston Martin. Thay vào đó, nam diễn viên người Anh Pierce Brosnan đã lên một chiếc Z3 của BMW. Mặc dù Z3 không được phát hành cho đến nhiều tháng sau khi bộ phim rời rạp, BMW đã nhận được 9.000 đơn đặt hàng cho chiếc xe trong tháng sau khi bộ phim ra rạp.

Xem thêm Vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh bán lẻ

2.4. Promotion – Khuyến mãi

Khuyến mại bao gồm quảng cáo, PR và chiến lược khuyến mãi. Mục tiêu của việc quảng bá  là tiết lộ cho người tiêu dùng lý do tại sao họ cần nó và tại sao họ nên trả một mức giá nhất định cho nó.

Các nhà tiếp thị có xu hướng kết hợp các yếu tố quảng cáo và vị trí với nhau để họ có thể tiếp cận đối tượng cốt lõi của mình. Ví dụ, Trong thời đại kỹ thuật số, các yếu tố “địa điểm” và “quảng bá” trực tuyến nhiều hơn  ngoại tuyến. Cụ thể, vị trí sản phẩm xuất hiện trên trang web hoặc kênh mạng xã hội của công ty sẽ thu hút một lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm.

Thương hiệu rượu vodka Thụy Điển Absolut chỉ bán được 10.000 thùng rượu vodka của mình vào năm 1980. Nhưng đến năm 2000, công ty đã bán được 4,5 triệu thùng, một phần nhờ vào chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng của mình. Các hình ảnh trong chiến dịch làm nổi bật chai đặc trưng của thương hiệu được tạo kiểu như một loạt các hình ảnh siêu thực: chai có vầng hào quang, chai làm bằng đá hoặc đường viền của những cái cây trên dốc trượt tuyết. Đến nay, chiến dịch quảng cáo Absolut này là một trong những chiến dịch quảng cáo liên tục hoạt động lâu nhất mọi thời đại, từ năm 1981 đến năm 2005.

Xem thêm: Tiếp thị 4C tại điểm bán

3. Kết hợp mô hình 4P và 4C trong Marketing thế nào?

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp dành cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm). Điều này thể hiện rằng, mỗi sản phẩm được ra đời đều nhằm giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải một các thiết thực. Để làm tốt chữ C này, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ những “nỗi đau” hay mong muốn thầm kín mà khách hàng đang gặp phải, từ đó tìm ra giải pháp để đáp ứng như cầu này tốt hơn.

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí mà khách hàng phải chi trả) được gắn với chữ P – Price (giá) Điều này cho thấy rằng chi phí mà khách hàng bỏ ra phải tương xứng với những giá trị mà họ nhận được, giá trị ở đây bao gồm cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
 

Chữ C thứ ba – Convenience (Sự thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (địa điểm phân phối) điều này đòi hỏi các mà các doanh nghiệp, chủ cửa hàng cần phân phối sản phẩm làm sao để thuận tiện với khách hàng nhất.

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) Sự kết hợp này đòi hỏi các chiến dịch truyền thông, quảng cáo nên có sự tương tác, lắng nghe giữa khách hàng và doanh nghiệp. Một chiến dịch truyền thông được đánh giá là hiệu quả khi có mối liên hệ dài hạn giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Cho dù là bao nhiêu P trong mô hình đi chăng nữa, thì mỗi chữ P đều cần hướng tới một chữ C đó là Customer (Khách hàng). Những nhà quản lý cần lắng nghe, tìm hiểu thật kỹ nhu cầu, vẫn đề mà khách hàng của mình đang vướng mắc, để từ đó triển khai những chiến dịch truyền thông, ra mắt sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

4. Tổng kết

Hy vọng với bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan về mô hình 4P trong Marketing và tìm được câu trả lời cho câu hỏi Mô hình 4P là gì? Để việc kinh doanh của bạn hiểu quả hơn, bạn có thể áp dụng mô hình này kết hợp với giải pháp quản lý bán hàng. Chúc bạn thành công!

[wpcc-script type=”application/ld+json”]