Kinh doanh trà sữa vỉa hè đang trở thành nghề hốt bạc triệu mỗi ngày ở Việt Nam. Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè cho người mới bắt đầu cần lưu tâm những gì? Vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ muốn dấn thân vào con đường khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh trà sữa.
Cùng Blog Sapo chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng trà sữa trân châu, đặc biệt là các phương án sống còn trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp qua bài viết sau nhé.
Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè chất như nước cất
Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của Trung – Chủ cửa hàng trà sữa từ năm 2015 đến nay thì kinh doanh trà sữa được du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 2002 nhưng phải gần 4 năm sau đó thức uống ngọt ngọt vị trái cây, ngầy ngậy vị sữa và mùi thơm nhàn nhạt cùng vị chát đặc trưng của lá trà mới thực sự trở thành cơn sốt sau khi được mang về từ Đài Loan.
Đọc thêm: Cách làm trà sữa trân châu ngon sạch khách uống là “nghiền”
Thế hệ 8X, 9X đời đầu chắc vẫn còn nhớ khoảng thời gian đó hễ nhắc tới đi ăn uống là nhắc tới quán trà sữa trân châu. Nhưng vào nửa cuối năm 2009, cơn sốt này bắt đầu hạ nhiệt bởi hàng loạt tin đồn trà sữa làm từ thành phần không rõ nguồn gốc, trân châu từ nhựa polymer,… gây hoang mang cho người dùng và lao đao cho những chủ cửa hàng kinh doanh trà sữa thời đó.
Sau gần 10 năm im hơi lặng tiếng, từ 2016, nghề kinh doanh trà sữa lại sốt trở lại với một loạt thương hiệu nổi tiếng từ trong nước đến ngoài nước như: Ding Tea, TocoToco, N’ Tea, Gong cha,…
Trà sữa Gongcha nổi tiếng một thời với giới trẻ
Kinh doanh trà sữa đang trở lại và lợi hại hơn gấp ngàn lần. Trong sự tái xuất lần này, các cửa hàng kinh doanh trà sữa thường gắn với thương hiệu “sạch”, cửa hàng được trang trí bài bản, hút khách, cách tiếp thị và quảng cáo mạnh tay.
Nếu đang có vốn và muốn kinh doanh trà sữa, bạn nên tham khảo ngay những chia sẻ bổ ích về kinh nghiệm mở quán trà sữa dưới đây.
1. Kinh doanh quán trà sữa vỉa hè
1.1. Ưu điểm và nhược điểm mô hình kinh doanh quán trà sữa vỉa hè
Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình trà sữa vỉa hè chính là bạn không nhất thiết phải đầu tư số vốn quá lớn ngay từ ban đầu nhưng vẫn có thể tạo ra được nguồn doanh thu không hề nhỏ.
Chi phí để chọn địa điểm không cao nhưng thường có không gian vỉa hè đủ để tụ tập với bạn bè thay vì chọn không gian trong nhà với mức giá cao, thậm chí với mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè còn không cần trả phí.
Ít vốn còn thể hiện ở chỗ bạn không cần lo quá nhiều vào nội thất và cách trang trí quán trà sữa vỉa hè. Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa thì một cửa hàng kinh doanh trà sữa vỉa hè khác với một quán trà sữa có view đẹp. Vì bạn không kinh doanh trong nhà, kinh doanh trà sữa vỉa hè bạn không cần xác định phong cách và trang trí nội thất cần khá nhiều tiền bạc và thời gian.
Đảm bảo an toàn thực phẩm với trà sữa vỉa hè
Khi mở quán kinh doanh trà sữa vỉa hè thì cần bàn ghế đơn giản là có thể kinh doanh được rồi. Ngoài trà sữa bạn có thể mở rộng mặt hàng với các loại đồ uống và đồ ăn vặt thích hợp với không gian vỉa hè giúp cho bạn thu được nhiều lợi nhuận hơn từ công việc này. Nếu là người có ít vốn mà đang có ý định kinh doanh thì có thể lưu ý tới mô hình trà sữa vỉa hè này nhé.
Đọc thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa đắt khách doanh thu khủng
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè cũng có những khó khăn nhất định mà cần bạn đối mặt. Đầu tiên là xung đột với các quán nước khác. Lý do là bởi bạn kinh doanh vỉa hè sẽ cạnh tranh với các quán quanh mình.
Tiếp theo là thời tiết. Bạn kinh doanh trà sữa vỉa hè đồng nghĩa với ngoài trời, rất khó để dự báo được thời tiết tiếp theo sẽ thế nào. Khi trời mưa gió thất thường thì đồng nghĩa với công việc kinh doanh trà sữa vỉa hè của bạn sẽ bị gián đoạn, không được liên tục, điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của quán.
Kinh nghiệm bán trà sữa vỉa hè – chọn địa điểm thích hợp
Ngoài ra, khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn cũng sẽ gặp khó khăn đến từ chính sự khó tính của khách hàng. Chị Hạnh – Chủ cửa hàng trà sữa vỉa hè Hà Nội chia sẻ: “Dù được lòng rất nhiều thực khách vì trà sữa vỉa hè vẫn ngon như quán, sạch sẽ lại rẻ hơn vì chi phí không bị đội lên do tiền thuê mặt bằng cao và tiền làm thương hiệu. Nhưng một số người vẫn tỏ ra khá dè dặt với việc kinh doanh trà sữa vỉa hè của tôi. Hiện giờ nhiều khách hàng mới nhất là các bậc phụ huynh lần đầu đến quán vẫn thấy e ngại khi loại trà sữa được bày bán ở quán vỉa hè. Diện tích nhỏ hẹp nên chẳng có chỗ ngồi nên thấy khá bất tiện”.
Khó khăn nhất khi kinh doanh trà sữa vỉa hè là vấp phải kế hoạch quy hoạch vỉa hè. Theo đó, chiều rộng vỉa hè hơn 6m được kẻ vạch trắng dài xuyên suốt tuyến đường, chừa khoảng 3m vỉa hè (tính từ mép nhà dân ra trục đường chính) để người dân tiện đậu xe. Nhiều quán trà sữa vỉa hè nay đã phải dạt hết vào trong mép vạch.
Đọc thêm: Các dụng cụ pha chế trà sữa cần thiết cho việc mở quán trà sữa vỉa hè thành công
1.2. Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè
1.2.1 Bán trà sữa túi zipper
Khởi nguồn của trào lưu này là Sài Gòn, một thành phố năng động và ưa thích mới lạ, trà sữa túi zipper được bày bán từ cuối năm ngoái nhưng phải hè năm nay mới thực sự “sốt xình xịch”. Bỏ qua hộp nhựa truyền thống vừa tốn công đóng gói vừa giữ nhiệt kém, trà sữa trân châu đã thay “áo mới” với túi zipper dày dạn và an toàn.
Đặc điểm của túi zipper là dễ dàng mang theo, đúng với phong cách “take away” đang được ưa chuộng thời gian gần đây, lại thêm phần đế tròn có thể đứng được khiến chúng trở thành chiếc túi 2 trong 1 cực kỳ tiện ích.
Không chỉ thế, túi zipper được chế tạo khá dày và sạch sẽ lại có thêm khoá kéo ở miệng túi nên khả năng giữ nhiệt tốt hơn hộp nhựa thông thường, trà sữa vì vậy mà mát lạnh và thơm ngon đến giọt cuối cùng. Chính hai đặc điểm này đã tạo nên cơn sốt trà sữa túi zipper tại Sài Gòn.
Trà sữa túi zipper – ý tưởng kinh doanh trà sữa túi độc đáo
Hiện nay thì trà sữa túi đã vượt ra khỏi mảnh đất mang tên Bác để đến với thành phố của những cây cầu – Đà Nẵng. Được truyền nhiệt từ Sài Gòn, trà sữa zipper tiếp tục làm mưa làm gió tại Đà Nẵng, không chỉ giới trẻ mà các bậc phụ huynh cũng thường xuyên mua về cho con nhỏ vì cảm thấy túi nhựa sạch sẽ, đảm bảo lại rất tiện lợi.
Trào lưu này nhanh chóng phổ biến vì việc mở một quán trà sữa túi rất đơn giản, không cần mặt bằng rộng, chỉ với xe đẩy chuyên dụng hay bày bán vỉa hè cũng được.
Chính sự nhạy cảm nắm bắt xu hướng đã mang về cho nhiều người nguồn thu nhập cực khủng, một chủ quán tại Đà Nẵng chia sẻ, chỉ riêng buổi tối chị có thể bán được 50 lít trà sữa, 15 hộp thạch các loại, tính riêng lãi đã trên 6 triệu đồng.
Tại Sài Gòn, anh Linh – chủ quán trà sữa Thái Rạk Khun trên đường Trần Quốc Toản, Quận 3 còn chia sẻ mỗi ngày anh bán được hơn 500 túi trà sữa, với giá dao động từ 12.000đ đến 18.000đ cứ thế nhân lên cũng đủ thấy lợi nhuận một tháng thu về của anh cao thế nào.
Đọc thêm: Hút khách với muôn kiểu biến tấu trà sữa độc và lạ
Dự đoán trà sữa túi zip sẽ nhanh chóng lan đến Hà Thành, nhiều chủ quán còn lên kế hoạch mở rộng chi nhánh tại đây, bắt đầu xây dựng hệ thống chuyên nghiệp cho mình. Qua đây mới biết thứ đã cũ chưa hẳn đã hết “hot”, quan trọng là chúng ta biết “xào nấu” ý tưởng kinh doanh thế nào cho thật độc đáo, mới lạ thôi.
1.2.2 Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa vỉa hè: “Thay áo” thôi vẫn chưa đủ
Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của chúng tôi thì có hai lý do quan trọng nhất khiến kinh doanh trà sữa vỉa hè trở thành cơn sốt, một là xu hướng thích trà sữa của giới trẻ. Trà sữa là món ăn vặt có ưu điểm nổi trội là tiện lợi, dễ sử dụng, có nhiều hương vị để lựa chọn.
Thay vì ăn một món ăn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể uống một cốc trà sữa để lót dạ. Đó là lý do vì sao, nhiều phụ huynh cũng đồng ý cho con trẻ uống trà sữa, để bổ sung năng lượng giữa các giờ học chuyển đổi. Hai là xu hướng trà sữa mới năm 2017 thực sự “quay trở lại và lợi hại hơn xưa” bởi menu món hấp dẫn và giá cả hợp lý. Vì vậy, đây gần như là thời cơ “ngàn năm có một” để kinh doanh trà sữa.
Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa vỉa hè: “Thay áo” thôi vẫn chưa đủ
Nhưng theo những người đã “phất lên” cùng việc kinh doanh trà sữa nói riêng và kinh doanh trà sữa vỉa hè nói chung chia sẻ thì chỉ “thay áo” thôi là chưa đủ, vì sau một thời gian cái gì mới cũng thành cũ, trào lưu sẽ mãi là trào lưu mà thôi, thứ trường tồn mãi mãi là chất lượng, chỉ khi chất lượng thật tốt mới giữ được khách.
Chị Thanh tại Đà Nẵng nói: “Dù có thể tôi hơi thời thượng một chút, nhưng vẫn luôn hiểu là, kinh doanh trà sữa vỉa hè muốn bán được trước hết phải ngon và tròn vị, sau nữa mới đến việc được đựng bằng cái gì, có đẹp, có tiện lợi hay không.” Đối với chị bán hàng gì thì vẫn phải đặt chất lượng lên hàng đầu.
Điều này cũng chứng minh một sự thực, không phải cứ thấy cái gì “sốt”, bắt chước theo mà thành công ngay được, nếu không có bí quyết kinh doanh riêng bạn sẽ mãi mãi chỉ là “hàng nhái” mà thôi.
Đọc thêm: Chi tiết kế hoạch kinh doanh trà sữa cho người mới bắt đầu kinh doanh
Pha trà sữa vỉa hè đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Chị Thanh cũng nói rằng, “Để pha được trà sữa vỉa hè mà vẫn ngon như các hãng, điều quan trọng nhất chính là cách chọn bột trà và cân đo nguyên liệu sao cho nó không quá ngọt, không quá nồng nhưng vẫn đủ để người ta lưu lại dấu ấn, phân biệt nó với bao cốc trà khác được bán ven đường”.
Kinh doanh trà sữa vỉa hè vốn dĩ không dễ dàng như vậy, ý tưởng thì ai cũng nghĩ ra được, vấn đề là thực hiện nó thế nào để thành công mà thôi. Và để có được những kinh nghiệm mở quán trà sữa như ngày hôm nay, thì bản thân chúng tôi cũng phải thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng.
Đọc thêm: Ý tưởng kinh doanh trà sữa giúp bạn hốt bạc mỗi ngày
2. Kinh nghiệm mở cửa quán trà sữa thu hút khách với 12 bước
Dưới đây là kinh nghiệm mở quán trà sữa với 12 bước đơn giản, nhiều chủ quán đã áp dụng thành công mà Sapo muốn giới thiệu với các bạn. Tuy nhiên, đây là những bước bản lề quyết định sự thành công cho quán.
Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có 1 bước đà thành công nhất cho sự nghiệp kinh doanh trà sữa của mình hay đó chính là việc lập kế hoạch kinh doanh trà sữa cụ thể.
Kinh doanh trà sữa vỉa hè tưởng lạ mà vô cùng quen thuộc
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Bạn cần xác định nhóm đối tượng khách hàng của bạn là ai, là sinh viên, học sinh hay là những người đã đi làm. Bởi việc xác định đối tượng này sẽ liên quan đến thiết kế không gian quán cũng như định giá sản phẩm với khách hàng.
Đọc thêm: Bật mí cách trang trí quán trà sữa đẹp, đơn giản mà hút khách
Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Một câu hỏi mà dường như được khá nhiều bạn quan tâm. Thú thật, bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa kể cả khi chỉ có dưới 10 triệu đồng bằng cách kinh doanh trà sữa handmade.
Với 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa vỉa hè. Đây là một ý tưởng kinh doanh ít vốn phù hợp với các bạn sinh viên. 10 triệu tiền vốn bạn có thể phân bổ: 6 triệu để mua 1 chiếc xe đẩy inox, 2 triệu tiền mua nguyên vật liệu và 2 triệu dùng để mua những đồ khác như thùng đá, ly cốc, ống hút, ghế nhựa…
Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, ví dụ viết menu bằng bút neon nhiều màu, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng. Mặc dù hình thức kinh doanh trà sữa này không tốn nhiều vốn, lại không mất chi phí thuê mặt bằng nhưng sẽ rất vất vả.
Ngoài việc phải đứng ngoài trời liên tục, chưa kể nắng mưa, bạn còn phải đối mặt với việc bị công an đuổi, dân phòng “hỏi thăm”… Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mở quán trà sữa vỉa hè bạn nhé!
Đọc thêm: Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn trong năm 2020 này?
Xác định rõ nguồn vốn trước khi kinh doanh trà sữa
Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán
Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì?
Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.
Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.
Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper…
Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhưng trước hết hãy đọc bài viết Điểm tên các loại trà sữa đang bán hút khách để xem bạn có thể lựa chọn được gì từ những xu hướng này không nhé.
Menu đa dạng hấp dẫn thu hút thực khách
Bước 4: Lựa chọn địa điểm quán
Địa điểm của quán sẽ tùy thuộc vào nguồn vốn và nhóm đối tượng của bạn. Được biết theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của chị Hạnh thì nếu nhóm đối tượng là học sinh sinh viên thì bạn cần mở quán trà sữa tại những nơi gần trường học.
Còn nếu nhóm đối tượng của bạn là công nhân viên thì việc thuê mặt bằng tại những tòa nhà cao tầng nơi có nhiều công ty sẽ là điểm lý tưởng dành cho bạn.
Bước 5: Lên ý tưởng quán
Sau 4 bước trên, bạn cần lên ý tưởng phù hợp với những gì bạn có như nguồn vốn, địa điểm, đối tượng và diện tích không gian căn phòng. Có một số mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp mang phong cách trẻ trung, hiện đại hoặc phong cách cổ điển. … mà bạn có thể tham khảo.
Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người.
Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp. Trong bài viết sau mình sẽ đưa ra một số mô hình quán trà sữa đẹp cũng như một số phong cách trang trí quán trà sữa đẹp cho các bạn tham khảo thêm.
Đọc thêm: Cách thiết kế quán trà sữa vỉa hè tiết kiệm mà “độc và lạ”
Trà sữa vỉa hè thu hút khách nhờ phong cách trang trí ấn tượng
Để có thể thiết kế quán trà sữa vỉa hè đẹp, thu hút khách hàng thì vị trí thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác như cảnh quan xung quanh, chất lượng không khí, vệ sinh an toàn đồ uống…
Nếu bạn lựa chọn thiết kế quán trà sữa tại nhưng nới như ngã tư đường, nhưng nơi có nhiều phương tiện xe máy, ô tô qua lại chắc chắn sẽ không phải là cách thiết kế quán trà sữa đúng đắn. Bởi thông thường nhưng khu vực này vỉa hè hẹp, lượng khói bụi nhiều không đảm bảo được vệ sinh và chất lượng không khí.
Bước 6: Nhập máy móc nguyên liệu
Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu.
Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.
Bạn cũng nên tham khảo và tìm ra nhà cung cấp về nguyên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất. Tìm một nhà cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín.
Bước 7: Thiết lập website bán trà sữa
Nếu bạn chưa đủ vốn để mở quán, bán hàng trực tuyến là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Việc đặt hàng online đang ngày một phổ biến. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà check đơn hàng, chuẩn bị đồ uống và chuyển shipper đi giao hàng. Khởi đầu như vậy sẽ dễ dàng hơn so với việc mở một quán, thuê mặt bằng rất nhiều.
Liên tục cập nhật xu hướng mới trong quá trình kinh doanh
Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, không có lý do gì để bạn không tiến hành kinh doanh online song song. Không phải ai cũng có thời gian ra ngoài ngồi nhâm nhi cốc trà sữa nhưng họ có thể đặt và ship về nhà, cơ quan văn phòng.
Lượng khách hàng online này không hề nhỏ chút nào vì vậy hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn thu về nguồn lợi lớn. Hãy dùng thử website bán hàng online 7 ngày hoàn toàn miễn phí để mở rộng và phát triển kinh doanh trà sữa hiệu quả hơn nhé!
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Có thể nhiều bạn vẫn chưa rõ vấn đề: Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong (kiểu như bạn đẩy xe bán trà sữa đi bán vậy), vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định thì tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép.
Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.
Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự cho quán
Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!
Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
Có một số cách PR cho quán như sử dụng tờ rơi, tuy nhiên với kinh nghiệm mở quán trà sữa của những người đi trước thì hiện nay khi thế giới công nghệ ngày càng phát triển. Bạn có thể sử dụng một số hình thức PR online khá hiệu quả.
3. Những lưu ý khi mở quán trà sữa thành công
Để việc kinh doanh quán trà sữa thành công bạn cần nắm rõ những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán trà sữa về những lưu ý dưới đây:
3.1. Lựa chọn địa điểm
Bạn cần đảm bảo địa điểm phù hợp với đối tượng bạn hướng đến, nó cần đáp ứng một số nhu cầu như chỗ để xe, dễ tìm, giao thông tốt, không quá ồn ào. Và tất nhiên địa điểm này cũng cần phù hợp với túi tiền đầu tư.
3.2. Liên tục cập nhật những xu hướng mới
Tuy trà sữa là một loại nước uống khá phổ biến hiện nay, nhưng nó cũng luôn có sự đổi mới về hương vị. Do đó bạn cần sự cập nhật xu hướng mới nhất về những hương vị cũng như cách pha chế trà sữa mới.
Hiện nay, xu hướng trà sữa đóng chai đang rất Hot do tình hình dịch bệnh phức tạp, các hàng quán phải đóng cửa, chỉ được bán mang về. Các chủ quán có thể nghiên cứu và nắm bắt xu hướng này để gia tăng doanh số mùa dịch.
3.3. Xác định tầm quan trọng của marketing thương hiệu
Bên cạnh sự đa dạng về hương vị, chất lượng đồ uống thì vấn đề marketing cũng là một mảng cực kì quan trọng mà bạn không bỏ qua nếu muốn việc kinh doanh nhanh chóng có kết quả tốt đẹp.
Đồng thời việc marketing thương hiệu này nó cũng giúp cửa hàng cạnh tranh với các thương hiệu khác một cách tốt nhất. Do đó trong quá trình kinh doanh của mình bạn luôn cần chú trọng đến vấn đề marketing thương hiệu.
3.4. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Yếu tố an toàn thực phẩm luôn là điều được quan tâm, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Hơn nữa nếu cửa hàng xảy ra lỗi thực phẩm bẩn chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến thương hiệu của cửa hàng.
3.5. Đầu tư view cho quán
Dừa vào những học hỏi kinh nghiệm mở quán trà sữa Sapo nhận thấy phần lớn người đi uống trà sữa là những người trẻ tuổi, họ rất thích check-in “sống ảo” mỗi ngày, vì thế nếu quán trà sữa của bạn có view đẹp thì chắc chắn sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.
3.6. Nội thất quán trà sữa vỉa hè
Với cho phí đầu tư không lớn, thiết kế quán trà sữa vỉa hè thường lựa chọn những mẫu bàn ghế quán trà sữa bình dân nhằm phù hợp với phong cách cũng như tính chất của việc kinh doanh.
Chủ đầu tư nên chọn những mẫu nội thất bằng gỗ hoặc nhựa thấp thay vì bạn ghế chân cao. Điều giúp việc di chuyển bàn ghế trở nên linh hoạt và chủ động hơn. Về kiểu dáng, những mẫu nội thất đơn giản, gọn gàng và đồng nhất nên được lựa chọn. Nó giúp bạn quản lý dễ dàng hơn.
3.7. Sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa
Một yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công khi mở quán trà sữa đó là phần mềm quản lý quán trà sữa. Một phần mềm tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát quán.
Trong mùa dịch khó khăn, nếu chủ quán vẫn loay hoay tìm giải pháp để bán online hay bán hàng mang về thì nhớ tham khảo giải pháp kênh bán online Website Order trên Sapo FnB nhé.
Kênh bán hàng online Website Order miễn phí
Tạo kênh bán online dễ dàng trên Sapo FnB và chia sẻ để khách hàng chọn món. Order, gọi ship, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
👉 XEM NGAY
Trên đây là một số kinh nghiệm mở quán trà sữa trân châu mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình khởi nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo mô hình trà sữa vỉa hè để có thêm nhiều sự lựa chọn nhé.