Tìm hiểu về luật quy hoạch năm 2021 – cập nhật mới

Các loại quy hoạch, hồ sơ xin phép quy hoạch, quy trình lập quy hoạch, lệ phí cấp giấy phép quy hoạch, thời gian duyệt và công bố quy hoạch,… Những quy định mới nhất về Luật Quy hoạch đã được HomeNext cập trong bài viết dưới đây.

Mục lục

1.Tìm hiểu quy hoạch là gì?

2.Có những loại quy hoạch nào?

3.Các bước tổ chức quy hoạch

4.Những hoạt động bị nghiêm cấm trong tổ chức quy hoạch

5. Nội dung quy hoạch được quy định như thế nào?

6.Quy định về hồ xin phép phê duyệt quy hoạch

7.Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch?

8.Thời gian thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch mất bao lâu?

9.Các quy định mới nhất về giấy phép quy hoạch

10.Đất quy hoạch có được phép xin giấy phép xây dựng hay không?

11.Những cách tra cứu thông tin quy hoạch mới nhất

————————

1.Tìm hiểu quy hoạch là gì?

Quy hoạch là hoạt động sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động trên một vùng lãnh thổ nhất định. Mục đích là sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia để phục vụ cho quá trình phát triển bền vững của đất nước trong một thời kỳ xác định.

Các hoạt động quy hoạch có thể kể đến như: hoạt động kinh tế – xã hội, hoạt động quốc phòng, an ninh gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng, hoạt động sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.  

Luật quy hoạch mới nhất

Luật quy hoạch mới nhất

2.Có những loại quy hoạch nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Quy hoạch năm 2017 có các loại quy hoạch sau:

+ Quy hoạch cấp quốc gia: quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch ngành quốc gia

+ Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

+ Quy hoạch vùng

+ Quy hoạch tỉnh

+ Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị

3.Các bước tổ chức quy hoạch

Để tổ chức được một dự án quy hoạch cần phải trải qua các bước dưới đây

Các bước thực hiện tổ chức quy hoạchCác bước thực hiện tổ chức quy hoạch

Tìm hiểu thêm dự án nhà ở được quy hoạch bài bản – Happy One Central

dự án Happy One Central

4.Những hoạt động bị nghiêm cấm trong tổ chức quy hoạch

Các hành vi KHÔNG được thực hiện trong hoạt động tổ chức quy hoạch được quy định tại Điều 13 Luật Quy hoạch 2017 gồm:

– Can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch

– Tổ chức hoạt động không đúng với quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt

– Cố ý công bố, cung cấp sai thông tin quy hoạch

– Hủy hoại, làm sai, làm giả giấy tờ, hồ sơ , tài liệu quy hoạch

– Cản trở việc tham gia ý kiến của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cộng đồng có thẩm quyền hoặc chuyên môn thẩm định, phê duyệt

Quyết định phê duyệt quy hoạch

Quyết định phê duyệt quy hoạch

– Công bố không đầy đủ, công bố chậm, không công bố hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch. Trừ các trường hợp thuộc thông tin bí mật nhà nước

– Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh các quy hoạch mang tính chất:

+ Không phù hợp với quy định của Luật quy hoạch 2017 và các pháp luật liên quan

+ Về đầu tư phát triển hàng hóa; dịch vụ; sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ

– Lựa chọn các tổ chức tư vấn phản biện độc lập, tư vấn quy hoạch không đủ năng lực chuyên môn hoặc trái với quy định pháp luật. Điều kiện của các tổ chức tư vấn lập quy hoạch được quy định tại Điều 4, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

5. Nội dung quy hoạch được quy định như thế nào?

Mỗi loại quy hoạch sẽ có quy định riêng về nội dung. Tuy nhiên, nhìn chung có một số nội dung chính trong luật quy hoạch được yêu cầu cụ thể như sau:

– Trong quá trình lập quy hoạch phải thống nhất giữa phân bổ đất đai với kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái

– Đảm bảo tính khoa học, công nghệ. Đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước

– Trong quá trình lập quy hoạch phải đảm bảo quyền tham gia ý kiến của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng và cơ quan có thẩm quyền  

– Phải giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo sinh kế đối với đời sống của người dân, kết hợp với chính sách thúc đẩy phát triển các vùng khó khăn của nhà nước.

Quy hoạch kết hợp với chính sách phát triển của nhà nước

Quy hoạch kết hợp với chính sách phát triển của nhà nước

– Bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên

– Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm lực của từng vùng và nguồn tài nguyên thiên nhiên

– Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội

– Nội dung của từng loại quy hoạch phải liên kết và thống nhất thông qua báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu

– Đảm bảo yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

Quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường

Quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường

Có 1 điểm chung trong quy định chi tiết của các loại quy hoạch chính là đều chứa hai nội dung

– Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện của từng loại quy hoạch

– Năng lực và giải pháp thực hiện quy hoạch

Ngoài ra mỗi loại quy hoạch còn được yêu cầu các nội dung cụ thể như:

*Quy hoạch tổng thể quốc gia gồm những nội dung sau

– Phân tích, đánh giá các yếu tố:

+ Xu thế phát triển trong nước và quốc tế; các chủ trương, định hướng phát triển lớn; điều kiện tự nhiên; hiện trạng phát triển quốc gia; nguồn lực phát triển; các quy hoạch và kế hoạch liên quan

+ Xu thế phát triển của khoa học, công nghệ

+ Khu bảo tồn; khu vực cần được sửa chữa, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa; danh lam thắng cảnh, đối tượng đã được kiểm kê di tích

+ Khu vực hạn chế khai thác, sử dụng; khu vực khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật.  

– Định hướng sử dụng đất quốc gia

Hội thảo quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia

Hội thảo quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia

– Định hướng phát triển các yếu tố:

+ Không gian kinh tế – xã hội

+ Không gian biển

+ Ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia

+ Ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia

+ Hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia

– Định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

– Dự báo xu thế và kịch bản phát triển

– Xác định các mục tiêu và quan điểm phát triển

(Chèn dự án)

*Quy hoạch không gian biển quốc gia gồm những nội dung sau

– Phân tích, đánh giá

+ Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động

+ Thực trạng sử dụng không gian của các hoạt động trên vùng ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời, thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam

– Phân vùng sử dụng đất ven biển, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam

Quy hoạch không gian biển quốc gia

Quy hoạch không gian biển quốc gia

– Xác định các vùng khai thác có điều kiện hoặc vùng cấm khai thác; khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần đặc biệt bảo vệ cho mục đích an ninh, quốc phòng; bảo vệ moi trường và hệ sinh thái thuộc không gian biển quốc gia Việt Nam

– Dự báo:

+ Xu hướng biến động, các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và môi trường

+ Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên; yêu cầu bảo vệ môi trường trong không gian biển của nước ta trong thời kỳ quy hoạch

+ Bối cảnh và kịch bản phát triển

+ Cơ hội và thách thức cho các hoạt động sử dụng không gian biển

– Định hướng phân bổ sử dụng không gian biển Việt Nam

– Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển  

*Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

– Dự báp xu hướng biến động của việc sử dụng đất

– Định hướng phân bố không gian, chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất rừng

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

– Xác định:

+ Không gian đất chưa sử dụng

+ Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất trong thời kỳ mới

– Phân tích, đánh giá

+ Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động

+ Thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực

*Quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia

– Phân tích, đánh giá

+ Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh

+ Thực trạng phân bổ, sử dụng không gian của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia

– Dự báo xu thế, kịch bản phát triển ảnh hưởng trục tiếp đến kết cấu hạ tầng quốc gia trong thời kỳ quy hoạch

Quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia

Quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia

– Định hướng

+ Bố trí sử dụng đất cho phát triển ngành kết cấu hạ tầng quốc gia

+ Các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hnagj quốc gia

– Xác định yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cơ hội, thách thức phát triển đối với ngành hạ tầng quốc gia

– Đánh giá liên kết ngành, vùng

*Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

– Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường

– Phân vùng môi trường; quản lý chất thải; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quan trắc và cảnh báo môi trường

– Đánh giá tình hình, diễn biến của chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát sinh chất thải, biến đổi khí hậu, quản lý và bảo vệ môi trường.  

*Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia

– Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

– Đánh giá tình trạng, diễn biến đa dạng sinh học và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

– Khu vực đa dạng sinh học cao; khu bảo tồn thiên nhiên; cảnh quan sinh thái quan học; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; hành lang đa dạng sinh học

Bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học

Bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học

*Quy hoạch vùng

– Phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên và nguồn lực đặc thù của vùng

– Mục tiêu và quan điểm phát triển vùng

– Phương hướng xây dựng, bao gồm xác định các khu vực:

+ Hệ thống đô thị, nông thôn

+ Khu kinh tế, công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao

+ Khu du lịch, thể dục thể thao

+ Khu nghiên cứu, đào tạo

+ Khu bảo tồn, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích

+ Vùng sản xuất tập trung

– Phương hướng phát triển ngành, kết cấu hạ tầng có lợi thế của vùng; phân bổ, lựa chọn và sắp xếp nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng

– Phương hướng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng

Bản đồ quy hoạch vùng

Bản đồ quy hoạch vùng

Tìm hiểu dự án nhà ở có pháp lý rõ ràng, minh bạch – Astral City

dự án Astral City Thuận An

*Quy hoạch tỉnh

– Mục tiêu và quan điểm phát triển vùng

– Phân tích, đánh giá, dự báo

+ Điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh

+ Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống đô thị, nông thôn

– Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội

– Phương án phát triển: Ngành quan trọng trên địa bàn; Mạng lưới giao thông; Mạng lưới viễn thông; Mạng lưới cấp điện; Mạng lưới thủy lợi; Các khu xử lý chất thải; Kết cấu hạ tầng xã hội

– Phương án quy hoạch hệ thống đô thị; quy hoạch vùng huyện, liên huyện;

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương

– Phân bổ khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện

– Phương án khai thác, sử dụng tài nguyên; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn

*Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

– Phân tích, đánh giá

+ Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh

+ Thực trạng phân bổ, sử dụng không gian của hệ thống đô thị và nông thôn

– Đánh giá liên kết ngành và vùng trong phát triển hệ thống đô thị và nông thôn

– Dự báo xu hướng, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn

– Yêu cầu của kinh tế – xã hội, những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển hệ thống đô thị và nông thôn

Quy hoạch vùng nôn thôn

Quy hoạch vùng nôn thôn

– Xác định phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn; các quan điểm, mục tiêu phát triển của quy hoạch đô thị và nông thôn

– Định hướng phân bổ, sử dụng đất phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn sinh thái, cảnh quan và di tích đã xếp hạng quốc gia trong phát triển đô thị, nông thôn

CTA-xem-chi-tietLuật quy hoạch đô thị – Những điểm mới nhất trong luật quy hoạch 2021

6.Quy định về hồ xin phép phê duyệt quy hoạch

Căn cứ vào Điều 35, Luật Quy hoạch 2017, quy định về hồ sơ trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch chủ yếu như sau:

– Tờ trình

Tờ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Tờ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch

– Các báo cáo liên quan

+ Báo cáo quy hoạch

+ Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định

+ Báo cáo tổng hợp, bản sao ý kiến của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch

+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

+ Báo cáo thẩm định quy hoạch kèm với bản sao góp ý của các chuyên gia, tổ chức liên quan.

– Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

– Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu của quy hoạch

Xem thêm dự án bất động sản khác pháp lý sạch tại Bình Dương – Takara Residence

Takara Residence

7.Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch?

Từng loại quy hoạch sẽ có các cơ quan thẩm quyền khác nhau chịu trách nhiệm quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

– Đối với quy hoạch cấp quốc gia sẽ do Quốc hội quyết định quy hoạch

– Đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

– Đặc biệt đối với quy hoạch Thủ đô, sau khi có ý kiến của Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt

8.Thời gian thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch mất bao lâu?

Các loại quy hoạch có tính chất khác nhau thì thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cũng sẽ khác nhau. Cụ thể

Loại quy hoạch

Nhiệm vụ

Đồ án

Thẩm định

Phê duyệt

Thẩm định

Phê duyệt

Quy hoạch vùng

 

Quy hoạch vùng tỉnh, liên tỉnh

≤ 25 ngày

≤ 20 ngày

≤ 30 ngày

≤ 25 ngày

Các vùng khác

≤ 20 ngày

≤ 15 ngày

≤ 25 ngày

≤ 20 ngày

Quy hoạch khu chức năng đặc thù

 

Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù

≤ 20 ngày

≤ 15 ngày

≤ 25 ngày

≤ 15 ngày

Quy hoạch phân khu

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù

≤ 15 ngày

≤ 10 ngày

≤ 25 ngày

≤ 15 ngày

Quy hoạch xây dựng nông thôn

Quy hoạch chung xây dựng xã

≤ 15 ngày

≤ 10 ngày

≤ 20 ngày

≤ 15 ngày

Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

≤ 15 ngày

≤ 10 ngày

≤ 25 ngày

≤ 15 ngày

 

Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyêt, toàn bộ nội dung quy hoạch phải được công bố công khai trong vòng 15 ngày. Trừ các thông tin liên quan đến bí mật nhà nước

Thông tin quy hoạch có thể được công bố bằng các phương tiện sau:

– Văn bản

– Thông tin trực tiếp

– Phương tiện truyền thông đại chúng

– Trưng bày mô hình, bản đồ, sơ đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch

– Phát hành ấn phẩm

– Tổ chức hội nghị, hội thảo

– Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch

Tra cứu quy hoạch đất đai

Tra cứu quy hoạch đất đai

9.Các quy định mới nhất về giấy phép quy hoạch

*Các trường hợp được cấp giấy phép quy hoạch

Căn cứ tại Điều 32, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết về một số dự án đầu tư xây dựng được cấp phép quy hoạch như sau:

– Công trình riêng lẻ cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất. Dự án này phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt

– Công trình tập trung tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu xây dựng

– Công trình tập trung hoặc riêng lẻ đã có quy hoạch phân khu xây dựng nhưng chưa được duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch gồm những gì?

Có 5 nội dung cần thiết trong hồ sơ xin cấp giấy phép quy hoạch

– Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch

Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch

Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch

– Sơ đồ vị trí, địa điểm xin cấp giấy phép quy hoạch

– Dự kiến nội dung, quy mô và tổng mức đầu tư

– Dự kiến phạm vi, ranh giới, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch

– Báo cáo về năng lực tài chính và pháp nhân triển khai dự án

*Giấy phép quy hoạch bao lâu thì hết hạn?

Thời hạn của giấy phép quy hoạch được chia thành 2 loại

– Đối với dự án xây dựng công trình tập trung thời hạn tối không quá 24 tháng (kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng)

Giấy phép quy hoạch công trình

Giấy phép quy hoạch công trình

– Đối với dự án xây dựng công trình riêng lẻ thời hạn tối đa không quá 12 tháng (kể từ ngày cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư)

*Lệ phí cấp giấy phép quy hoạch là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 171/2016/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép quy hoạch2 triệu đồng cho 1 giấy phép.

10.Đất quy hoạch có được phép xin giấy phép xây dựng hay không?

Việc có được xin giấy phép xây dựng trên đất quy hoạch hay không được nhiều người sử dụng đất quan tâm. Luật Xây dựng sử đổi năm 2020 có nhiều quy định liên quan đến vấn đề này. Cụ thể được chia thành 2 trường hợp

Trường hợp 1: Đã công bố quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện

+ Đối với trường hợp này, người sử dụng đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất

+ KHÔNG ĐƯỢC xây dựng mới nhà ở, công trình hoặc trồng cây lâu năm

+ Nếu muốn sử chữa, cải tạo công trình, nhà ở phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo

Trường hợp 2: Đã công bố quy hoạch nhưng có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện

+ Trong trường hợp này, người sử dụng đất sẽ được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật như: quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

+ Có nhiều trường hợp đã quá hạn quy hoạch 3 năm nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa thu hồi đất. Lúc này người sử dụng đất có thể nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn.

CTA-xem-themGiấy phép xây dựng – Chi tiết về việc xin giấy phép xây dựng, thủ tục, hồ sơ

11.Những cách tra cứu thông tin quy hoạch mới nhất

Đất trong diện quy hoạch thường rất khó xin giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, giá đất cũng bị giảm so với bình thường khiến cho người sử dụng đất có phần thiệt thòi. Vì vậy, nên kiểm tra thông tin quy hoạch để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Vậy kiểm tra quy hoạch bằng cách nào?

Có 3 cách kiểm tra thông tin quy hoạch thông dung nhất hiện nay

– Thứ nhất, kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ

Kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ

Kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ

– Thứ 2, kiểm tra quy hoạch thông qua phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai

– Thứ 3, kiểm tra thông tin quy hoạch tại UBND xã, huyện hoặc trên cổng thông tin điện tử

Với việc xem thông tin quy hoạch đất ở mỗi địa phương sẽ có một cách thức khác nhau. Điển hình như việc xem quy hoạch đất tại Bình Dương đang được rất người quan tâm. Anh chị có thể tìm hiểu thêm về cách tra cứu quy hoạch Bình Dương bên dưới đây:

cách tra cứu bản đồ quy hoạch tỉnh bình dương

Trên đây là toàn bộ những điểm mới nhất về luật quy hoạch 2021. Tin chắc sẽ giúp được cho anh chị hiểu rõ hơn về quy hoạch đất đai tại Việt Nam.

Tải MIỄN PHÍ danh sách dự án căn hộ mở bán tại Bình Dương năm 2021

CTA danh sách mở bán căn hộ bình dương 2021

Truy cập Website https://homenext.vn hoặc đăng ký kênh Youtube của HomeNext để theo dõi những thông tin, video hấp dẫn về thị trường bất động sản Bình Dương.

New call-to-action