Nguyên tắc 5C trong tín dụng là gì? Các yếu tố quan trọng cấu thành nguyên tắc 5C

Khi tiến hành vay vốn ngân hàng, quá trình thẩm định hồ sơ sẽ quyết định bạn có được vay vốn hay không. Mỗi ngân hàng sẽ có một tiêu chí xét duyệt hồ sơ khác nhau nhưng vẫn dựa trên hệ thống các chỉ tiêu chung gọi là nguyên tắc 5C tín dụng. Nguyên tắc điều này quy định những điều gì? Các yếu tố cấu thành nguyên tắc 5C là gì? Cùng Sapo Money đi tìm hiểu nhé.

1. Nguyên tắc 5C trong tín dụng là gì?

5C trong tín dụng là là một mô hình/nguyên tắc được người cho vay sử dụng để đánh giá khả năng trả được nợ của những người đi vay. Mô hình này cân nhắc 5 đặc điểm của người vay và các điều kiện của khoản vay, đồng thời cố gắng ước tính nguy cơ vỡ nợ và tổn thất tài chính của người cho vay. 

Nguyên tắc này bao gồm 5 yếu tố: Character (Uy tín người vay), Capacity (Năng lực của người vay), Capital (Vốn), Collateral (Tài sản đảm bảo), Conditions (Các điều kiện khác).

Báo cáo được thành lập sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về người vay như các thông tin về tổng nợ, hạn mức tín dụng, số dư hiện tại thậm chí cả thông tin rằng người vay có từng bị vỡ nợ hay phá sản hay không.

Nguyên tắc 5C cung cấp một khuôn khổ tổng quát mà hiệp hội tín dụng, ngân hàng hoặc người cho vay dùng để xác định xem bạn có đủ điều kiện để vay vốn hay không. Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm của người đi vay, tạo ra tác động lớn đến quá trình phê duyệt khoản vay.

Nguyên tắc 5C là gì?
Nguyên tắc 5C là gì?

2. Mục đích của việc thẩm định tín dụng 5C

Nguyên tắc 5C xem xét 5 đặc điểm quan trọng của người đi vay và khoản vay của họ. Thông qua việc phân tích những yếu tố này, các tổ chức tín dụng sẽ có cơ sở để đánh giá độ tin cậy đội với khách hàng vay. Nguyên tắc này còn giúp họ ước tính về khả năng vỡ nợ của khách hàng, dự báo rủi ro về tổn thất tài chính có thể xảy ra. Đây là cơ sở để tổ chức tín dụng đánh giá đây có phải là một khoản cho vay tốt hay không và quyết định chấp nhận hay từ chối hồ sơ vay.

Đối với người đi vay, hiểu được nguyên tắc 5C giúp họ có cái nhìn rõ ràng trong trình thẩm định, các giấy tờ hồ sơ liên quan để chuẩn bị đầy đủ hơn. Việc hiểu về nguyên tắc này cũng một phần giúp người đi vay tự xác định được họ có đủ khả năng để vay vốn hay không. 

Xem thêm: Top 3 ngân hàng cho vay tín chấp hộ kinh doanh cá thể tốt nhất

3. Các yếu tố quan trọng cấu thành nguyên tắc tín dụng 5C

3.1 Character (Uy tín người vay)

Uy tín của người đi vay là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trong nguyên tắc tín dụng 5C. Mục đích của việc xác định uy tín của người vay nhằm đánh giá xem người vay có trách nhiệm và có khả năng trả nợ hay không. 

Để đánh giá uy tín, tổ chức tín dụng thường xem xét về lịch sử tín dụng, sự hợp tác trong quá khứ, có trả nợ đúng hạn hay không, sự minh bạch trong mục đích đi vay. Thông qua các báo cáo tín dụng, người cho vay sẽ biết được thông tin về các khoản vay trong quá khứ, điểm tín dụng của khách hàng.

Đối với các khách hàng là cá nhân, bên cung cấp tín dụng sẽ đánh giá những vấn đề liên quan như nơi làm việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, sự minh bạc trong hồ sơ vay để đánh giá uy tín và thẩm định hồ sơ.

Thông thường, người đi vay có lịch sử tín dụng càng tốt thì điểm tín dụng sẽ càng cao. Điều này đồng nghĩa với khả năng hồ sơ vay được duyệt sẽ càng lớn và ngược lại. Tổ chức cho vay cũng thường xuyên dựa vào chỉ tiêu điểm tín dụng và xem nó như một phương tiện để thiết lập lãi suất, các điều khoản cho vay.

Character (Uy tín người vay)
Người đi vay có lịch sử tín dụng càng tốt thì điểm tín dụng sẽ càng cao

3.2 Capacity (Năng lực của người vay)

Năng lực của người vay là khả năng hoàn trả khoản vay cho các tổ chức tín dụng. Đây là một yếu tố để người cho vay xác định mức độ rủi ro về khoản vay. Người cho vay sẽ ước tính liệu rằng người đi vay có khả năng nhận thêm một khoản nợ mới hay không. Việc đánh giá về công việc, mức thu nhập, sự ổn định trong dòng tiền thu nhập cho biết khả năng trả nợ của người đi vay.

Hệ số nợ trên thu nhập (DTI) càng thấp, chứng mình khả năng thanh toán của người vay càng cao. Hệ số này được tính theo công thức: Nợ phải trả mỗi tháng/Tổng thu nhập hàng tháng

Chỉ số DTI càng thấp thì cơ hội được chấp nhận khoản vay càng cao. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ có quy định về “ngưỡng an toàn” riêng cho tỷ lệ nợ trên thu nhập của khách hàng. Thông thường, tỷ lệ DTI được chấp thuận sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 35%.

3.3 Capital (Vốn)

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ xem xét cả nguồn vốn chủ sở hữu sẵn có của người vay để xem xét khoản vay, bao gồm cả tài sản mà người đi vay đứng tên. Tổ chức tín dụng sẽ an tâm hơn khi người vay đóng vào trước một số vốn, làm giảm nguy cơ vỡ nợ của người vay hơn. 

Đối với khách hàng cá nhân, người cho vay sẽ đánh giá về phần tiền thanh toán trước của các khoản vay mua nhà, mua ô tô hay mua sắm lớn khác. Các trường hợp vay để đầu tư, các tổ chức tín dụng sẽ xem xét số vốn mà người đi vay bỏ vào hoạt động kinh doanh, nguồn tiền tự có, hàng tồn kho, trang thiết bị. 

Các khoản vay thường sẽ được trả bằng thu nhập của người vay. Vốn là sự đảm bảo bổ sung nếu xảy ra các rủi ro như làm ăn thua lỗ hoặc thất nghiệp.

Capital (Vốn)
Vốn là sự đảm bảo cho người đi vay

3.4 Collateral (Tài sản đảm bảo)

Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị mà người đi vay dùng để thế chấp. Tài sản đảm bảo có thể là bất cứ thứ gì như bất động sản, xe, giấy tờ có giá,…Nó mang lại sự cam kết giữ người đi vay và các tổ chức tín dụng. Nếu người đi vay không trả được nợ, bên cho vay có thể lấy lại bằng cách thu hồi tài khoản thế chấp. Vì vậy, các khoản vay có tài sản thế chấp thường ít rủi ro hơn đối với các bên cho vay.

Các khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn vì có tính đảm bảo cao hơn. Cùng với đó, các điều kiện đi kèm cũng tốt hơn so với các khoản vay thông thường.

Collateral (Tài sản đảm bảo)
Tài sản đảm bảo giúp người vay có điều khoản tốt hơn và lãi suất ưu đãi hơn

3.5 Conditions (Các điều kiện khác)

Bên cạnh những yếu tố đã được đề cập ở trên, các tổ chức tín dụng cũng xem xét những vấn đề khác như mục đích sử dụng của khoản vay, tình trạng sức khỏe, khoảng thời gian mà người đi vay gắn bó với công việc, các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến việc hoàn trả nợ của người vay. 

Ngoài ra, tổ chức cho vay còn có thể xem xét các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của người đi vay như tình trạng của nền kinh tế, xu hướng thay đổi của ngành hoặc các thay đổi về luật pháp đang chờ xử lý. Từ đó xác định khoản vay có phù hợp với khách hàng hay không. Bởi vậy, những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì sẽ được các tổ chức cho vay ưu ái hơn khi duyệt khoản vay.

Ngoài 5 yếu tố trên, trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, một chữ “C” thứ 6 cũng được quan tâm đó là: Coverage (Bảo hiểm). Chỉ tiêu này có thể là khoản bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh hay bảo hiểm cho những cá nhân nắm quyền điều hành như giám đốc, phó giám đốc…. Theo đó, nếu xảy ra tình huống doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hoặc lãnh đạo chủ chốt tử vong hay mất năng lực hành vi, bảo hiểm sẽ đảm bảo việc tổ chức cho vay sẽ được thanh toán.

Xem thêm: Covid-19 tô đậm thêm lợi thế của ngân hàng số

4. Ý nghĩa của nguyên tắc 5C trong thẩm định tín dụng

Trong thẩm định tín dụng nói riêng và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung, mô hình 5C tín dụng được xem là hệ thống mô hình quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Theo đó:

  • Nguyên tắc 5C giúp tổ chức tài chính thực hiện việc thẩm định hồ sơ một cách chuyên nghiệp và giảm tải thời gian, chi phí.
  • Giúp tổ chức tín dụng phân tích hiệu quả hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp đi vay, từ đó đi đến quyết định cho vay ít, vay nhiều hoặc không cho vay.
  • Giúp tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro trong quá trình thu hồi vốn
  • Giúp tổ chức cho vay đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng trong suốt quá trình vay vốn
  • Giúp tổ chức tín dụng thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn.

Đối với người đi vay, nguyên tắc 5C cũng mang lại cho họ ý nghĩa to lớn như phát huy những điểm tốt, cố gắng cải thiện những yếu tố mà mình còn thiếu như:

  • Lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý, xem xét lại các khoản chi không cần thiết, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi.
  • Hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn
  • Cân nhắn về việc trả trước một phần tiền hoặc ký quỹ một số vốn khi vay, đưa ra những tài sản đảm bảo để tăng thêm uy tín để có được những điều kiện vay có lợi hơn
  • Sử dụng khoản vay có mục đích rõ ràng, lập kế hoạch trả nợ hợp lý
Ý nghĩa của nguyên tắc 5C trong thẩm định tín dụng
Hiểu được nguyên tắc 5C giúp người đi vay và người cho vay dễ dàng đi đến ký kết hợp đồng hơn

5. Sapo hợp tác cùng TPBank cung cấp gói vay tín chấp 

Sapo kết hợp cùng đối tác TPBank cung cấp các sản phẩm vay vốn dành riêng cho khách hàng Sapo với nhiều đặc quyền và ưu đãi lớn. Chủ cửa hàng có thể linh hoạt lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả của mình. Vay vốn kinh doanh qua Sapo Money, bạn không còn lo ngại về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn. Sapo và TPBank hợp tác cung cấp một số gói vay vốn kinh doanh như sau:

5.1: Gói vay số hóa 100% online

Sapo kết hợp cùng đối tác TPBank cung cấp gói “Vay tín chấp” dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng nhà bán hàng trên hệ thống Sapo. Theo gói vay này, các nhà bán hàng sẽ được xếp hạng uy tín và phê duyệt hạn mức vay vốn dựa vào lịch sử kinh doanh trên nền tảng quản lý bán hàng của Sapo với quy trình online.

  • Thủ tục đăng ký, xét duyệt và giải ngân được thực hiện 100% Online, nhanh chóng và tiện lợi, có thể giải ngân ngay trong ngày
  • Lãi suất thấp chỉ từ 1,8%/ tháng
  • Kỳ hạn thanh toán linh hoạt từ 12 đến 36 tháng
  • Không thế chấp tài sản, không cần người bảo lãnh
  • Cam kết bảo mật khoản vay tuyệt đối
  • Dễ dàng đăng ký vay qua Sapo Money
Sapo hợp tác cùng TPBank cung cấp gói vay tín chấp
Vay vốn TPBank qua Sapo giúp bạn tiết kiệm được quy trình chuẩn bị hồ sơ thẩm định và tỷ lệ phê duyệt hồ sơ cao hơn

5.2 Gói vay dành cho các nhà bán hàng Sapo

Vay tiền nhanh chóng tiện lợi với gói vay TPBank dành cho các hộ kinh doanh cá nhân cá thể, giải quyết nhu cầu cần tiền nhanh của bạn. Vay vốn TPBank qua Sapo Money, khách hàng Sapo sẽ tiết kiệm được quy trình chuẩn bị hồ sơ thẩm định và tỷ lệ phê duyệt hồ sơ cao hơn, giúp nhà bán hàng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

  • Số tiền vay lên đến 300 triệu đồng
  • Kỳ hạn thanh toán lên đến 36 tháng
  • Trả góp từng tháng trên dư nợ giảm dần
  • Nhận giải ngân về tài khoản cá nhân

Các nhà bán hàng Sapo đang có nhu cầu vay vốn nhưng còn lo ngại về thủ tục và quy trình thẩm định khắt khe, thì hãy liên hệ ngay với Sapo Money để được tư vấn gói vay phù hợp và nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên Sapo để tiếp cận với nguồn vốn vay kinh doanh dễ dàng hơn.

Giải pháp vay vốn kinh doanh

arrow
Nhận tư vấn ngay

Nguyên tắc 5C là hệ thống các nguyên tắc cơ bản nhất mà một người làm thẩm định cần nắm vững  trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng, cũng như giúp người vay có thêm kiến thức để chuẩn bị tốt hơn cho mình. Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp ích được cho bạn.