Khi kinh doanh, ai cũng mong muốn thu được tiền nợ nhanh chóng để xoay vòng vốn. Vậy làm thế nào để đòi nợ khách hàng khéo léo và hiệu quả? Trong bài viết này, Sapo sẽ tiết lộ cho bạn nghệ thuật đòi nợ khách hàng để có thể thu hồi khoản nợ nhanh hơn.
1. Nghệ thuật đòi nợ khách hàng hiệu quả
1.1. Nhắc nợ thường xuyên
Đây là cách đòi nợ hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bạn có thể nhắc nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin, gửi email,.. để yêu cầu khách hàng trả nợ. Tần suất nhắc nợ có thể từ 2 – 3 ngày/lần. Việc nhắc nợ cần thực hiện một cách khéo léo nhưng cần dứt khoát, mạnh mẽ, việc này sẽ tùy thuộc vào tâm lý, hoàn cảnh của từng khách hàng khác nhau.
Nhắc nợ thường xuyên là cần thiết nhưng đừng dồn họ vào “bước đường cùng”, gây tâm lý chây ỳ trả nợ. Việc nhắc nợ với tần suất quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy bị khó chịu. Thêm vào đó, lựa chọn thời điểm phù hợp cũng được xem là cách đòi nợ khách hàng hiệu quả. Hãy nhắn tin và gọi điện vào những khoảng thời gian rảnh như lúc nghỉ trưa hay buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đó, họ sẽ khó tìm ra được lý do để từ chối cuộc gọi của bạn.
1.2. Đề xuất trả góp
Trong trường hợp bạn bị khách hàng nợ một khoản tiền lớn và chưa có khả năng thanh toán hết trong một lần, bạn có thể đề xuất chia nhỏ số tiền để khách hàng trả góp theo từng tháng. Cách này sẽ giúp bạn tăng cơ hội đòi lại khoản vay mà đồng thời cũng giảm gánh nặng trả nợ cho người vay.
1.3. Nhắc nhở tế nhị nhưng kiên quyết
Thay vì bạn đề cập trực tiếp về khoản nợ khiến khách hàng cảm thấy ngại thì bạn nên nhắc khéo léo về khoản nợ. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiên quyết để có thể đòi được nợ nhanh nhất. Nếu đã đến hẹn lần thứ hai mà khách hàng vẫn khất nợ thì bạn cần kiên quyết với họ: “Bạn cần trả tiền cho mình trước ngày…… bởi đã quá hạn 2 lần mà bạn vẫn chưa chuyển tiền cho mình.”
Nghệ thuật đòi nợ khách hàng như thế nào?
1.4. Giọng nói mạnh mẽ, dứt khoát khi gọi điện nhắc nợ
Kỹ năng đàm phán là 1 trong những phẩm chất mà người đòi nợ cần có. Đừng nên sử dụng giọng điệu trầm trầm thông thường khi gọi điện nhắc nợ, bạn nên nói với tông giọng mạnh mẽ, tốc độ nói vừa phải, rõ ràng, dứt khoát để có sức ảnh hưởng tới người nghe.
Bạn có thể ghi âm giọng nói của mình trước khi gọi điện nhắc nợ và sau đó lắng nghe lại giọng nói của chính mình để có những điều chỉnh lại khi cần thiết. Việc này sẽ giúp nâng cao kỹ năng đàm phán và củng cố sự tự tin của bạn.
1.5 Đề nghị trả nợ bằng cách trao đổi những thứ khác.
Đây là cách đòi nợ hiệu quả với những món tiền nợ không quá lớn. Trong lúc đến nhà người mượn nợ chơi hoặc hẹn hò cà phê, ăn uống, bạn có thể vu vơ khen ngợi một món đồ nào đó của con nợ mà bạn thích (hoặc tương xứng với số tiền nợ) và yêu cầu trao đổi để trừ nợ.
Chú ý, với cách này bạn hãy đề cập vấn đề một cách tự nhiên nhất. Chắc chắn, việc này sẽ khiến con nợ nhớ đến món tiền cần trả và trả tiền cho bạn hoặc họ sẽ sẵn lòng trao đổi cho bạn món đồ đó.
Xem thêm: Quản lý công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho nhà bán lẻ
1.6 Thuê công ty đòi nợ
Hiện nay, việc các công ty sử dụng các dịch vụ đòi nợ bên ngoài đã trở nên phổ biến. Đây cũng là cách đòi nợ khách hàng hữu hiệu nếu công ty bạn không có phòng ban chuyên trách. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cá nhân thuê các công ty đòi nợ chuyên nghiệp. Họ thấy được lợi ích từ việc hợp tác này. Kết quả thu nợ nhanh hơn, tốt hơn. Chi phí hợp lý. Dịch vụ đòi nợ của các công ty đòi nợ thuê chuyên nghiệp, hiệu quả.
1.7 Sử dụng các app nhắc nợ tự động
Nếu bạn là người bán hàng nhỏ, bán tập trung trong các chung cư, khu dân cư, chủ tạp hóa nhỏ,… và chưa có nhu cầu dùng phần mềm trả phí chuyên nghiệp thì những ứng dụng tích hợp tính năng nhắc nợ tư động sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Trong đó, sổ ghi nợ, nhắc nợ và bán hàng online Sapo 365 được xem là giải pháp kịp thời, giúp đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà bán hàng. Không chỉ là vũ khí “đắc lực” nhằm chuyên nghiệp hóa kinh doanh online mà còn giúp chủ shop tiếp cận nhiều khách hàng hơn, gia tăng doanh số bán hàng.
Tải ngay ứng dụng Sapo 365 về điện thoại và cùng trải nghiệm nhé.
[the_ad id=”157″]
2. Những lưu ý giúp hạn chế các khoản nợ từ khách hàng
2.1. Thiết lập quy trình bán hàng chặt chẽ
Để có thể kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh, bạn cần thực hiện các bước sau:
– Tiếp nhận đơn hàng
– Ký hợp đồng mua bán
– Nhận tiền đặt cọc hoặc thanh toán trước
– Triển khai dịch vụ
– Thực hiện nghiệm thu
– Thanh toán nốt số tiền còn lại
– Thanh lý hợp đồng
Đối với những người kinh doanh online thì có thể yêu cầu khách hàng chuyển khoản hoặc đặt cọc trước với những đơn hàng có giá trị lớn.
2.2. Theo dõi sát sao tình hình hoạt động của khách hàng khi gặp nợ xấu, khó đòi
Bạn cần nắm bắt tình hình hoạt động của khách nợ để nhanh chóng tìm cách giải quyết và lên phương án thu hồi công nợ. Nếu đối tác hoặc khách hàng đang có những khó khăn về tài chính bạn có thể kéo dài thời gian thanh hoặc đề xuất chia nhỏ khoản nợ theo từng tháng tùy thuộc vào thiện chí và độ uy tín của khách hàng.
Làm thế nào để nhắc nợ khách hàng văn minh mà hiệu quả?
2.3. Chọn mặt gửi vàng
Lựa chọn đối tác kinh doanh là một yếu tô vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hướng đến việc thành công hay thất bại của thương vụ kinh doanh. Bạn nên đưa ra các tiêu chí để lựa chọn đối tác như tình hình hoạt động công ty, năng lực tài chính, uy tín của công ty đó trên thị trường. Bạn nên tránh những đối tác vừa không có uy tín, vừa không có tiền, bởi những người này một khi đã nợ thì rất khó đòi lại tiền.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo mẫu quản lý công nợ đơn giản nhất
Trên đây là nghệ thuật đòi nợ khách hàng tinh tế và khéo léo mà các bạn có thể áp dụng thử. Hy vọng rằng những phương pháp trên có thể giúp bạn thu hồi được nợ.