Công nợ trên thực tế không phải là khái niệm xa lạ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng và báo cáo công nợ cũng là yếu tố quan trọng mà bất kỳ kế toán công nợ hay chủ kinh doanh nào cũng cần nắm rõ. Vậy báo cáo công nợ là gì và đâu là những điều cần lưu ý khi làm báo cáo công nợ khách hàng? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Báo cáo công nợ là gì
Báo cáo công nợ là một trong những loại báo cáo quan trọng đối với kế toán công nợ hoặc kế toán tổng hợp với nhiệm vụ lập và cập nhật định kỳ theo ngày, tháng, quý, năm cũng như theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Báo cáo công nợ được lập ra nhằm giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc kiểm soát cũng như quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải trả và từ đó đưa ra các kế hoạch thu hồi, thanh toán công nợ để quản lý tài chính một cách chính xác, giảm thiểu tối đa rủi ro và quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp.
2. Cách lập báo cáo công nợ
Báo cáo công nợ phải chứa rất nhiều thông tin quan trọng để đảm bảo khả năng quản lý công nợ cũng như tính pháp lý. Đó là lý do mà đảm bảo tất cả các yêu cầu bắt buộc trong quá trình làm báo cáo công nợ khách hàng là điều mà bất kỳ kế toán công nợ và chủ kinh doanh nào cũng cần hiểu rõ.
Công nợ trong một doanh nghiệp, cửa hàng sẽ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả, vì vậy, công nợ cần phản ánh được tất cả tình hình nợ phải thu và phải trả. Mỗi loại công nợ cần được thể hiện chi tiết và rõ ràng trên từng báo cáo riêng biệt là báo cáo tổng hợp nợ phải thu và báo cáo tổng hợp nợ phải trả.
Tuy nhiên, một mẫu công nợ thông thường sẽ đều bao gồm các nội dung thuộc khung cơ bản được hướng dẫn theo thông tư 200 như sau:
- Báo cáo phải thể hiện được khoảng thời gian tổng hợp công nợ là từ ngày nào đến ngày nào
- Xác định tài khoản sử dụng để định khoản là 131 cho báo cáo tổng hợp công nợ phải thu và 331 cho báo cáo tổng hợp công nợ phải trả.
- Mã số và tên của từng nhà cung cấp hay khách hàng,…
- Số dư nợ đầu kỳ được lấy từ Sổ dư nợ đầu kỳ trong sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hoặc khách hàng cụ thể
- Số dư có đầu kỳ được lấy từ số dư có đầu kỳ tại sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hoặc khách hàng
- Số phát sinh trong kỳ gồm cả phát sinh nợ và phát sinh có
- Số dư cuối kỳ
- Tổng cộng công nợ phải thu và phải trả dựa trên số dư đầu kỳ và toàn bộ phát sinh trong kỳ để xác định doanh nghiệp, cửa hàng còn phải trả hay phải thu bao nhiêu.
3. Các loại mẫu báo cáo công nợ quan trọng
-
Báo cáo công nợ đầu năm
Mẫu báo cáo công nợ đầu năm dành cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để tổng hợp tình hình công nợ của doanh nghiệp.
-
Báo cáo công nợ phải thu
Mẫu báo cáo công nợ phải thu dưới đây được ban hành theo Quyết định số 07/2003/QĐ – BTC ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài Chính.
-
Báo cáo công nợ phải trả
Mẫu Báo cáo công nợ phải trả dưới đây được ban hành theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BTC ngày 17/01/2003 của Bộ Tài Chính
Trên đây là những khái niệm và yếu tố quan trọng cần nắm vững khi lập báo cáo công nợ. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh tối ưu hoạt động quản lý công nợ và đưa ra kế hoạch thu hồi nợ hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cấn trừ công nợ là gì? Các quy định liên quan đến biên bản cấn trừ công nợ