Logistics là gì? Tất tần tật thông tin từ A đến Z về ngành logistics

Logistics là hoạt động mang tính dây chuyền bởi nó là mạng lưới kết nối nhiều hoạt động từ sản xuất, cung ứng hàng hóa cho tới dịch vụ vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Logistics đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo vòng đời của sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Sapo sẽ cung cấp tới bạn các thông tin chi tiết về logistics là gì.

1. Logistics là gì?

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC – The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Logistics ban đầu là một thuật ngữ quân sự được sử dụng để chỉ cách những người quân nhân lấy, cất giữ và di chuyển thiết bị, vật tư. Thuật ngữ này hiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực sản xuất, để chỉ cách hàng hóa được xử lý và vận chuyển theo một chuỗi cung ứng.

Logistics đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng nhất là trong thời điểm các sàn TMĐT bùng nổ như hiện tại. Do đó, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và phân phối đang cải thiện quy trình logistics của mình để đáp ứng như cầu của khách hàng về thời gian vận chuyển.

nganh logistics la giNgành Logistics là gì?

Cốt lõi của logistics là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Điểm A đến Điểm B. Đầu tiên, một công ty cần chọn phương thức vận chuyển tốt nhất (ví dụ như đường hàng không hoặc đường bộ) và người vận chuyển tốt nhất dựa trên chi phí, tốc độ và khoảng cách, bao gồm cả việc tối ưu hóa các tuyến đường. Trong trường hợp vận chuyển toàn cầu, người gửi hàng cần phải cập nhật nhanh chóng về hải quan, thuế quan, tuân thủ và bất kỳ quy định liên quan nào. Các nhà quản lý vận tải cần lập hồ sơ và theo dõi các lô hàng, quản lý việc lập hóa đơn và báo cáo về hiệu suất bằng cách sử dụng bảng điều khiển và phân tích.

Bên cạnh đó, thực hiện đơn hàng cũng là một chức năng của dịch vụ Logistics. Theo đó, để hoàn thành một giao dịch, các mặt hàng phải được “chọn” từ kho theo đơn đặt hàng của khách hàng, đóng gói và dán nhãn đúng cách và sau đó vận chuyển cho khách hàng. Nói chung, các quy trình này bao gồm việc thực hiện đơn hàng và là trung tâm của chuỗi hậu cần trong việc phân phối sản phẩm tới khách hàng.

Xem thêm: Quy trình xử lý đơn hàng tối ưu nhất cho chủ kinh doanh

2. Phân loại Logistics theo quá trình

Dịch vụ Logistics bao gồm 3 quá trình, đó là Inbound Logistics, Outbound Logistics và Reverse Logistics. Dựa vào các quá trình này, Logistics được phân chia thành 3 loại như sau:

2.1. Inbound Logistics

Là một quá trình trong Logistics, tuy nhiên inbound logistics là gì thì khá nhiều người cảm thấy băn khoăn. Theo đó, Inbound Logistics có nghĩa là Logistics đầu vào, bao gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ các nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp cho tới doanh nghiệp. Quá trình này cần đảm bảo được các yếu tố đầu vào như tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí sản xuất. Các dòng vận chuyển này cần được giám sát hết sức nghiêm ngặt để công đoạn sản xuất được diễn ra trơn tru, ít rủi ro và đạt hiệu quả.

inbound logistics la gi

Logistic có 3 quá trình là Inbound Logistic, Outbound Logistic và Reverse Logistic

2.2. Outbound Logistics

Vậy còn Outbound Logistics là gì? Đây là khái niệm chỉ Logistics đầu ra, bao gồm các hoạt động liên quan đến lưu trữ kho bãi, phân phối sản phẩm tới tay người nhận sao cho tối ưu về thời gian, địa điểm, chi phí để giá thành sản phẩm giảm, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.3. Reverse Logistics

Reverse Logistics là Logistics ngược, quá trình này bao gồm các hoạt động thu hồi lại sản phẩm bị lỗi, phế phẩm hoặc phế liệu được phát sinh khi phân phối sản phẩm để tái chế.

3. Sự khác biệt giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics là một phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Đôi khi khái niệm Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên logistics tập trung vào việc vận chuyển các sản phẩm và nguyên vật liệu sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, SCM bao gồm một loạt các hoạt động như lập kế hoạch chuỗi cung ứng (SCP), lập kế hoạch nhu cầu, lập kế hoạch bán hàng (S&OP), thực hiện chuỗi cung ứng (SCE). Cụ thể như sau:

dich vu logistics la giLogistics và Quản lý chuỗi cung ứng có nhiều điểm khác biệt

3.1. Hoạt động của Logistics

Logistics là khâu vận chuyển trung gian giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa, quản lý đội tàu vận chuyển, quản lý tồn kho, hoạch định cung cầu. Bên cạnh đó, Logistics còn đảm nhận các công việc liên quan đến việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất,..

3.2. Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của 4 yếu tố sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển. Sự kết hợp này nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm quản lý hậu cần, trong đó có lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, và các hoạt động logistics.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được cơ bản khái niệm Logistics là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn là nhà bán lẻ và đang chưa biết quản lý chuỗi cung ứng như thế nào cho hiệu quả, thì hãy đọc ngay bài viết “Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trong bán lẻ”
 

[wpcc-script type=”application/ld+json”]