Bán hàng nhiều nơi, ở nhiều nền tảng khác nhau không còn là câu chuyện xa lạ đối với các chủ shop. Một trong những vấn đề thường xuyên phát sinh khi bán hàng nhiều kênh chính là rắc rối và phức tạp trong khâu quản lý đơn hàng vận chuyển do người giao hàng (shipper) thực hiện. Sapo sẽ chia sẻ ngay về cách làm thế nào để shop đỡ vất vả hơn khi quản lý shipper.
1. Những vướng mắc của chủ shop với shipper
1.1. Cộng đồng shipper quá lớn khó quản lý
Có những ngày, shipper ruột của shop đều bận, shop lại có đơn hàng cần kíp phải chuyển đi, chủ shop thường phải sử dụng shipper từ cộng đồng ship tìm người – người tìm ship, hoặc tìm shipper trên các ứng dụng giao hàng hiện nay. Không phải lúc nào chủ shop cũng tìm được một shipper có uy tín. Nên tình trạng shipper có thể nhận đơn rồi bắn cho người khác đã từng xảy ra, đến lúc shop muốn lấy lại hàng cũng không được. Lúc ấy, shop chỉ biết than phiền.
1.2. Khách hàng “bỏ bom” từ chối nhận hàng vì không hài lòng với shipper
Nhiều khách không có thói quen xài thẻ nên thường yêu cầu shop chuyển hàng theo hình thức COD. Thế nhưng, hàng đến tận nơi thì khách lại từ chối nhận vì thấy phí ship cao do shipper tự ý tăng thêm, hoặc gọi điện thoại cho khách không liên lạc được thì shipper lập tức mang đơn về chuyển hoàn. Với những shipper thiếu trách nhiệm thì rủi ro này ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của shop. Mỗi trường hợp như thế, shop mất 2 lần tiền ship, chưa kể hàng bị hỏng, va đập do quá trình vận chuyển mà không biết kêu ai.
1.3. Không có thông tin về lộ trình vận chuyển của shipper
Thiếu thông tin về kiện hàng để báo lại cho khách là tình huống khiến không ít chủ shop than phiền. Nhiều shop chia sẻ về chuyện cười ra nước mắt khi hàng chưa tới nơi, khách giục ầm ầm còn điện thoại của shipper thì “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được,…”. Shop chỉ còn lại một cách duy nhất là lên hệ thống của đơn vị vận chuyển để kiểm tra đơn hàng. Thao tác log in – log out này sẽ gây ra nhiều phiền toái đặc biệt là khi chủ shop đang không có mặt trực tiếp ở cửa hàng.
1.4. Khó khăn quản lý công nợ shipper
Do không tích hợp với phần mềm bán hàng, gần như tất cả các shop quản lý công nợ cho shipper hiện nay đều phải tách ra một file lẻ đối chiếu hàng tháng với đơn vị vận chuyển hoặc shipper ruột. Thực sự rất mất thời gian!
Quản lý shipper thế nào hiệu quả nhất?
2. Làm thế nào để quản lý shipper hiệu quả chính xác
Như vậy cách quản lí shipper hiệu quả nhất là khi xây dựng quy trình quản lý kho hàng chăt chẽ và điều đặc biệt quan trọng là sử dụng các công cụ hỗ trợ hợp lí để việc quản lí đạt hiệu quả cao. Shop có thể tham khảo các cách sau:
2.1. Sử dụng công nghệ để quản lý shipper
Ứng dụng công nghệ để quản lý shipper là một trong số các cách hiệu quả nhất để giải quyết những khúc mắc trong khâu giao vận hàng hóa. Giới thiệu với bạn ứng dụng Sapo, bạn có thể quản lý từng shipper, chuyển đơn hàng từ Sapo cho shipper chỉ với vài click chuột.
Sau khi nhận được thông tin đơn hàng trong ứng dụng, shipper sẽ lấy hàng và mang đi giao. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi vị trí, lên kế hoạch ship hàng tối ưu lộ trình di chuyển và tiết kiệm chi phí.
App quản lý bán hàng miễn phí Sapo tích hợp với các đơn vị vận chuyển uy tín và giá rẻ nhất hiện nay như: Ninja Van, Shippo, Ahamove, Best Express, GrabExpress, Giao hàng nhanh,….đây đều là những hãng giao hàng có tiếng hiện nay, nên khi bạn gọi ship qua các đơn vị này trên ứng dụng Sapo sẽ yên tâm hoàn toàn rằng hàng sẽ tới tay người mua nhanh chóng.
Hơn thế nữa, khi gọi ship qua ứng dụng Sapo không chỉ theo dõi được tình trạng đơn hàng mà bạn còn có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn đơn vị vận chuyển có giá ship rẻ nhất hoặc giao hàng nhanh nhất để tối ưu chi phí, giá ship hàng qua app Sapo chỉ từ 9.500đ.
Ngoài ra, khi sử dụng Sapo, bạn còn nhận được hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn như mã giảm giá 10 – 100% phí ship hàng. rất tuyệt vời phải không nào? Bất cứ bạn là shop nhỏ hay shop lớn, kinh doanh nhiều đơn hàng hay ít đơn hàng đều nhận được những khuyến mãi này của Sapo.
Tải ngay ứng dụng quản lý shipper tại đây:
[the_ad id=”11″]
2.2. Khai thác tối đa hình thức shipper ứng tiền khi nhận hàng từ shop
Với các đơn chuyển cho khách nội thành, shop nên yêu cầu shipper đặt cọc tiền cho cửa hàng. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của shipper đối với đơn hàng, tránh trường hợp shipper xù tiền.
2.3. Áp dụng mô hình quản lí shipper khép kín
Với các đơn hàng chuyển cho khách ngoài tỉnh – thành, shipper thu tiền COD từ khách – Số tiền này bằng với số tiền cần thu hộ trong vận đơn. Cuối tháng, shop đối chiếu công nợ với ship qua phần mềm quản lý bán hàng.
2.4. Xây dựng hệ thống quản lý shipper chuẩn
Giao dịch với shipper diễn ra hàng ngày, hàng tuần, để quản lý tốt nhất khâu này, ngoài việc thực hiện chu trình khép kín, shop nên tổng hợp các thông tin:
- Mã vận đơn, tiền thu hộ, phí trả shipper, tiền hàng.
- Sắp xếp các mã vận đơn theo tiêu chí: trạng thái vận đơn, ngày thao tác vận đơn.
- Xuất file danh sách các vận đơn cho shipper khi đối chiếu công nợ.
- Đối chiếu file với lịch sử giao hàng này cập nhật vào tồn – dư khi xuất kho.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này của Sapo, bạn sẽ giải quyết được những khúc mắc trong quá trình tìm shipper, gọi ship giao hàng để việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Đừng quên tải ứng dụng Sapo để việc quản lý shipper trở nên đơn giản hơn nhé!
[the_ad id=”11″]