Khi mở shop kinh doanh thì kỹ năng bán hàng luôn cần đặt lên hàng đầu. Bởi nó quyết định rất lớn đến mức độ tiêu thụ sản phẩm là nhiều hay ít. Nếu bạn thuê được những nhân sự giỏi giang, có kỹ năng bán hàng tốt thì doanh số cửa hàng sẽ tăng lên rất cao, và ngược lại.
Vậy mở shop kinh doanh cần có những kỹ năng bán hàng như thế nào. Hãy cùng tham khảo 85 tình huống dưới đây, và ghi nhớ các mẫu câu gợi ý sử dụng, kết hợp với từng tình huống thực tế để có những ứng biến linh hoạt cho cửa hàng của bạn.
Lưu ý: Đây là 85 tình huống rất hay gặp trong thực tế, và có thể áp dụng cho bất kỳ 1 ngành hàng nào bạn đang kinh doanh. Vì vậy, đừng bỏ qua nếu bạn đang cần nhiều hơn những kỹ năng bán hàng đỉnh cao.
❌ Ứng đối sai
- Dạ vâng, vậy anh/chị cứ xem thoải mái ạ, cần gì cứ gọi em nhé (và lờ khách hàng đó đi ).
- Dạ vâng ạ, vậy anh/chị cứ tự nhiên ạ.
- Dạ vâng, anh/chị cứ xem đi ạ, nếu thích có thể thử ạ.
❓ Phân tích vấn đề
Đối tượng khách hàng nào khó tiếp xúc nhất trong các cửa hàng thời trang? Chính là những khách hàng không nói gì hoặc chỉ nói “Cứ để tôi xem đã”. Đây là một hiện tượng rất phổ biến.
Kiểu trả lời “Dạ vâng, vậy anh/chị cứ xem tự nhiên ạ” hay “ Dạ vâng, anh/chị cứ xem thoải mái, có gì cần cứ gọi em ạ” đều thuộc loại ngôn ngữ mang tính chất tiêu cực, ngầm ám chỉ khách hàng cứ xem thoải mái, xem xong rồi đi, thậm chí sau đó, chúng ta sẽ gặp khó khăn để chủ động tiếp cận lại với khách.
📝 Kỹ năng bán hàng
Khách hàng khi vừa bước chân vào cửa hàng thường mang tâm lý “phòng thủ” và họ thể hiện điều đó bằng cách im lặng. Họ e ngại rằng nếu lỡ mở miệng sẽ bị người bán hàng nắm được điểm yếu, từ đó khó mà rời đi. Ngược lại, người bán hàng lại không nắm bắt được tâm lý này của khách, nên khi khách vừa bước chân vào cửa hàng, họ lập tức đon đả chào mời, áp sát và di chuyển theo khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái và phát sinh áp lực tâm lý, thậm chí có khách hàng còn tỏ thái độ khó chịu với nhân viên bán hàng .
Trên thực tế, khi khách hàng nói “Cứ để tôi xem đã” thì nhân viên bán hàng có thể làm giảm áp lực tâm lý của khách bằng cách biến lời viện cớ đó thành lý do để tiếp cận gần hơn với khách, đẩy quá trình bán hàng theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu khách hàng thực sự cần một không gian tự do để thoải mái lựa chọn thì nhân viên bán hàng nên tôn trọng điều đó, để cho khách tự lựa chọn và lui về vị trí của mình, đồng thời chú ý để sẵn sàng giúp đỡ những lúc họ cần.
👍 Các mẫu câu nên sử dụng
NVBH: (Lợi dụng tính hiếu kỳ để hướng sự tập trung của khách hàng).
Mẫu mã chủng loại và thương hiệu quần áo bây giờ rất đa dạng, cửa hàng bên em loại nào cũng có, nhưng có vài mẫu này cửa hàng em đang áp dụng chương trình giảm giá, bán rất chạy, màu sắc và kiểu dáng rất phù hợp với dáng người của chị, mua hay không không thành vấn đề, chị cứ thử xem sao, xin mời chị qua bên này ạ…
NVBH: (Hội thoại này dùng với khách hàng dễ tính).
Chị cứ xem qua hàng trước nhé, nếu bây giờ không mua cũng không sao, sau này muốn mua thì mời chị quay lại cửa hàng bên em. Thương hiệu của bên em…
NVBH: (hỏi ngay sau khi giới thiệu nhãn hàng)
Bình thường chị thích mặc màu gì ạ?
NVBH:
Chị nói đúng ạ, bây giờ quần áo mẫu mã kiểu dáng nhiều, cũng phải xem để so sánh sau này mua xong cũng không hối hận phải không ạ? Chị cứ tự nhiên xem đồ trước nhé, cần gì cứ gọi em.
(Nhường lại không gian cho khách, sau đó để ý quan sát một cách khéo léo).
NVBH: (khi thời cơ đến, lập tức xuất hiện)
Đây là mẫu mới cửa hàng bên em vừa nhập về, bán rất chạy đấy ạ. À, chị định mua để dùng trong dịp nào?