Con người là yếu tố quan trọng quyết định thành công cho dù đó là công việc lớn của các doanh nghiệp hay việc kinh doanh tại các cửa hàng nhỏ lẻ. Sản phẩm của bạn có thể có sức cạnh tranh không cao nhưng chỉ cần sự khéo léo và nhiệt huyết từ phía nhân viên khách hàng vẫn có thể chấp nhận sản phẩm đó và quay lại cho những lần tiếp theo. Tuy nhiên, thay vì tạo ra động lực cho nhân viên và đào tạo họ đạt hiệu quả thì các chủ cửa hàng thích việc thanh lọc nhân viên hơn. Họ tin rằng cứ tìm kiếm tìm kiếm sẽ cố tìm ra được 1 người nhân viên đúng theo ý muốn. Nhưng trên thực tế điều này tiêu tốn chi phí và hiệu quả trong 1 thời gian dài sẽ không cao. Điều đó là do bạn chưa biết cách tạo động lực cho nhân viên để họ phát triển và nhiệt huyết với công việc. Dưới đây là 1 số cách cơ bản:
1, Đào tạo là 1 cách tạo động lực cho nhân viên
Những khóa đào tạo trước khi giao việc cho nhân viên là 1 cách hiệu quả không chỉ cho nhân viên có được các kỹ năng cần thiết để họ đạt được hiệu quả như ý muốn trong công việc. Nó còn là công cụ hữu hiệu thôi thúc, tạo động lực cho nhân viên nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí đầu tư cho bạn.
Công việc này chỉ đơn giản là thiết lập một chương trình đào tạo cho bất cứ nhân viên nào khi mới vào làm việc. Chia sẻ cho họ những điều thú vị xung quanh công việc, cửa hàng, quá trình kinh doanh và thôi thúc, cho họ thấy những điều tuyệt vời họ sẽ được trải qua với công việc này. Động lực của nhân viên không có cơ bản là do chính họ không yêu thích điều họ đang làm, và bạn cần cải thiện điều đó thông qua cách tạo động lực này.
5 bí quyết giúp lãnh đạo tạo dựng lòng tin
Đào tạo nhân viên bán hàng một cách hiệu quả
2, Đừng tiết kiệm những lời khen ngợi
Lời khen không đánh thuế, nếu ai đó thật sự làm việc hết mình và có được hiệu quả hãy khen họ bằng lời chân thành nhất từ chính miệng bạn chứ không phải qua giao diện máy tính hay những chiếc điện thoại. Giao tiếp luôn khiến chúng ta gần nhau hơn. Khi tạo động lực cho nhân viên theo cách này có hiệu quả, sẽ tạo sự thôi thúc họ làm việc tốt hơn và cống hiến tốt hơn.
Tuy nhiên cách tạo động lực cho nhân viên này không nên sử dụng quá bừa bãi đến mức khen họ quá nhiều, điều đó sẽ khiến họ nghĩ rằng công việc họ đang làm quá đơn giản và không cần mất nhiều công sức. Nhân viên sẽ ì lại và dừng ở 1 mức hiệu quả nhất định.
3, Đừng tiến hành quá nhiều cuộc họp
Những lời nhắc nhở thường ngày khiến chúng có hiệu quả hơn là tiến hành các cuộc họp vào những buổi sáng sớm nhàm chán mong tìm ra cách tốt cho công việc kinh doanh. Điều này không thể tạo động lực cho nhân viên mà về lâu dài nó sẽ khiến suy nghĩ của họ luôn căng thẳng, và chán với việc đưa ra ý kiến, cứ để tình trạng đó diễn ra tồi tệ như vậy.
Tạo động lực cho nhân viên theo cách nhận xét các khuyết điểm của họ nhưng đừng thông qua các cuộc họp thường niên. Không phải ai cũng muốn cố gắng khi nghe quá nhiều điều phàn nàn về chính họ.
4, Tạo động lực cho nhân viên bằng cách tặng thưởng
Ai cũng thích những món quà. Bạn có biết công việc tại ngân hàng, lương ổn định là 1 chuyện mà thưởng ở đó mới chính là vấn đề ai cũng ưa thích. Vì vậy đừng ngại trích ra một khoản doanh thu cho những người xứng đáng. Tạo động lực cho nhân viên theo cách này sẽ khiến họ yên tâm và hứng thú hơn với việc cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được nhiều sự tán thưởng, phần thưởng hơn.
5, Khơi dậy và khai phá khả năng tiềm ẩn của đội ngũ nhân viên
Nhiều nhà lãnh đạo là một cá nhân bán hàng xuất sắc, nhưng họ chưa thực sự hiểu ý nghĩa của việc trở thành một nhà lãnh đạo bán hàng. Điều quan trọng để tạo động lực cho nhân viên là huấn luyện và phát triển nhân tài trong chính đội ngũ của mình để nâng cao khả năng và hiệu quả toàn đội.
Trên đây là 5 cách cơ bản để bạn có thể gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua thôi thúc động lực của nhân viên. Những cách này khá đơn giản và không làm khó chịu cho những nhân viên của bạn. Bạn đã thực hiện những điều đó chưa?
Có thể bạn chưa biết:
Những việc khởi nghiệp kinh doanh lúc mới ra trường cần làm
Nể phục chàng sinh viên khởi nghiệp từ 1 triệu đồng
Bạn đã biết cách tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh chưa?
Bạn đang quản lý nhân viên của mình theo mô hình nào?