Không cần phải bàn cãi, thúc đẩy nhân viên là công việc luôn phải được người quản lý ưu tiên. Nhân viên có động lực, có hứng thứ với công việc và sẵn sàng làm việc hăng say thì doanh nghiệp mới ngày càng thành công. Nhưng đôi khi, để ý xem cấp dưới của mình có đang yêu công việc hay không là một điều khó khăn, đòi hỏi sếp luôn phải tỉnh táo và tập trung tinh thần. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà cấp trên cần phải biết.
Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng phần mềm quản lý kho Sapo POS để quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Dùng thử miễn phí ngay
Biết làm giương
Hành động luôn thuyết phục hơn lời nói. Nếu bạn không chịu làm giương, mọi quy định chỉ là lý thuyết suông. Muốn nhân viên của mình chăm chỉ làm việc, người quản lý phải là người có ý thức và đam mê làm việc nhiều hơn ai hết. Khi bạn mang đến một năng lượng tích cực, nhân viên sẽ phản ứng tích cực theo.
Từ cách điều hành cuộc họp, đến cách tác động mọi người khi gửi email, diễn thuyết, giảng giải khi giao tiếp, sếp luôn phải là tấm giương để nhân viên nhìn theo học hỏi. Cách bạn phản ứng và cư xử chính là một phần làm nên động lực để nhân viên làm việc chăm chỉ và nhiệt huyết.
Không ai muốn làm việc cho một cấp trên cau có, hay nóng nảy, chỉ biết gây áp lực. Nếu một vị sếp thường xuyên quát thao nhân sự, làm mất thể diện của người khác, bảo thủ… chắc chắn vị sếp đó sẽ bị coi là một nhà lãnh đạo kiểu “quân phiệt”. Hãy nhớ rằng, những nhân sự giỏi luôn có nhiều lựa chọn, và chẳng ai trong số họ muốn làm việc cho một vị sếp độc đoán như vậy. Các cư xử kiểu như thế rốt cục sẽ chỉ khiến bạn mất đi những nhân viên tốt nhất. Hãy nghiêm khắc và tập trung trong công việc nhưng vẫn truyền cảm hứng cho nhân viên của mình mỗi ngày.
Hiểu nhân viên
Tất cả mọi người đều có những ước mơ, những điều tạo động lực riêng thúc đẩy chúng ta sống và làm việc. Vậy một người sếp giỏi phải biết lắng nghe và hiểu nhân viên, chỉ cho cấp dưới thấy họ đang đứng ở đâu, cho dù vị trí của nhân sự đó có như thế nào đi chăng nữa. Sếp giỏi hiểu rõ từng nhân sự về việc nhân sự đó đã làm tốt được việc gì và cần cố gắng ở điểm nào.
Bạn cần ngồi nói chuyện với cấp dưới để tìm hiểu những điều họ mong muốn trong sự nghiệp, hoài bão của họ trong cuộc đời. Hãy thực hiện một cuộc điều tra, phỏng vấn nho nhỏ để xem nhân viên thích được thưởng gì. Một số nhân viên có thể chỉ thích phong bì, một số khác có thể thích một bữa liên hoan cơ quan. Nếu có thể, cho anh chị em nghỉ nửa ngày hoặc có sự linh động hơn về giờ giấc làm việc cũng là những cách rất hay để khích lệ họ làm việc. Đặt mục tiêu cần hướng tới cho nhân viên, có phần thưởng cho những cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Hành động khuyến khích này cần được thực hiện công khai, minh bạch.
Động lực đến từ nhiều nơi
Một trong những cách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả đó là tiền lương nhưng nó không phải là tất cả. Còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới thái độ làm việc của cấp dưới. Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và năng động, đối xử công bằng mới là cách để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả.
Để làm sếp giỏi không phải chuyện dễ dàng
Nhà quản lý phải tạo ra cho nhân viên một môi trường làm việc chủ động, tạo cho họ một mục tiêu phấn đấu để họ có thế phát triển năng lực cá nhân của bản thân. Chẳng hạn chế độ đãi ngộ theo hiệu quả công việc hay các cuộc thi thành tích nội bộ. Truyền đạt cho nhân viên hướng tiếp cận thực hiện công việc, nhấn mạnh mục tiêu chính của công việc, còn vấn đề giải quyết như thế nào thì để nhân viên tự sáng tạo trên nền tảng có sự hỗ trợ và kiểm soát của sếp. Có như vậy thì nhân viên mới có điều kiện phát triển năng lực cá nhân, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc. Bằng mọi cách hãy làm cho nhân viên của bạn chủ động từ chính trong suy nghĩ của họ để tăng sự hăng say và động lực làm việc.
Giữa sếp và nhân viên dù khác nhau bao nhiêu đi nữa vẫn có cái chung để hướng tới, đó là thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của đơn vị, thực sự lắng nghe và tìm hiểu, bạn có thể định hướng thành công cho nhân viên, để tạo động lực cho họ làm việc chăm chỉ và có hiệu quả hơn.
Xem thêm: Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng bạn cần biết