Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới. Trên thực tế, tỉ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng cửa hàng là sự khó khăn trong việc quản lý chuỗi cửa hàng thật hiệu quả. Không thể nhắc đến các doanh nghiệp bán lẻ đã thành công với hình thức chuỗi cửa hàng trên thế giới cũng như Việt Nam như Metro, BigC, Parkson, Co-op mart… họ thực sự là những nhà quản lý có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, trong khi các cửa hàng cách xa nhau về mặt địa lý và nhà bán lẻ không thể lúc nào cũng có mặt tại tất cả các cửa hàng để giám sát công việc hàng ngày, thì cách quản lý hiệu quả nhất chuỗi cửa hàng này là gì và phải thực hiện như thế nào để thành công? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được hướng giải quyết hợp lý nhất.
1. Quản lý hiệu quả bán hàng của nhân viên
Các chuỗi cửa hàng trên thực tế thường được đặt ở những vị trí địa lý khác nhau, và người chủ cửa hàng đó chắc chắn không thể có mặt thường xuyên ở tất cả mọi cửa hàng để điều hành công việc buôn bán được. Vì thế, có không ít những nhà bán lẻ đã chịu thất thoát lớn khi phó mặc cửa hàng cho sự trung thực và đạo đức của nhân viên.
Tuy nhiên, với phần mềm quản lý bán hàng, hiệu quả bán hàng của nhân viên như thế nào đều được các chủ cửa hàng dễ dàng quản lý. Mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên được nhà quản lý quan sát mọi lúc mọi nơi mà không cần đến trực tiếp tại cửa hàng. Với phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, mỗi việc làm của nhân viên hay các hóa đơn được tạo ra đều được ghi dấu ở sự thay đổi về các số liệu trên phần mềm, do đó, không dễ dàng gì để từng nhân viên bán hàng có thể trốn việc, hay gian dối trong việc bán hàng. Từ đó, ý thức và trách nhiệm của mọi thành viên được nâng cao rõ rệt.
2. Đơn giản hơn trong việc quản lý tài chính của công ty
Với cách quản lý truyền thống theo sổ sách, thu chi tài chính của từng cửa hàng bán lẻ và cả chuỗi cửa hàng sẽ không được kiểm soát chặt chẽ. Và sẽ mất quá nhiều thời gian để tính toán thủ công bằng tay. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, những khó khăn thường gặp sẽ được hạn chế. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, ngân sách thu chi của từng cửa hàng đã được kiểm soát và hơn hết, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quát về sức tiêu thụ của từng cửa hàng và chuỗi cửa hàng.
Không chỉ dừng lại ở đó, tùy theo tình hình kinh doanh của cửa hàng vào từng thời điểm được thống kê, tổng hợp, báo cáo doanh số theo thời gian thực mà các nhà bán lẻ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn và đưa ra được những phân tích, nhận định và thay đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời cho phù hợp với từng thời điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng.
3. Giảm thất thoát trong khâu quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu và bài toán quản lý nguyên vật liệu là bài toán khó khăn nhất trong quản lý kinh doanh bán lẻ. Việc thừa hay thiếu nguyên vật liệu đều gây ảnh hưởng đến quá trình bán hàng và gây thất thoát cho cửa hàng. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn này?
Sử dụng phần mềm bán hàng là trợ giúp đắc lực cho bạn.
Với chức năng trừ trực tiếp nguyên vật liệu đã sử dụng trên phần mềm kho giúp cập nhật số lượng nguyên vật liệu trong kho nhanh và hoàn toàn sát với thực tế, vì thế nhân viên nhà bếp và quản lý dễ dàng kiểm tra được số lượng hàng tồn, biết được hàng đó nhập khi nào và hạn sử dụng đến ngày bao nhiêu – để có kế hoạch cho đợt mua hàng tiếp theo hoặc tiêu hủy hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Áp dụng ở chuỗi cửa hàng, phần mềm này sẽ giúp các cửa hàng nhanh chóng kiểm tra lượng hàng hóa còn, hết trong kho để giúp việc chuyển kho liên cửa hàng không còn quy trình rắc rối, phức tạp và trở nên nhẹ nhàng trong cả quản lý và di chuyển.
4. Quản lý dữ liệu khách hàng
Dữ liệu khách hàng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp rất nhiều trong công tác marketing. Tuy nhiên, từ trước tới nay, các nhà kinh doanh bán lẻ thường không để tâm đến vấn đề này. Phải chăng vì lý do số lượng các khách hàng đến với chuỗi cửa hàng quá lớn nên việc thu thập thông tin và quản lý dữ liệu khách hàng để “chăm sóc” là cực kỳ khó khăn.
Giờ đây, với các phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, bạn không phải mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn có đủ danh sách khách hàng với các thông tin được tổng hợp đầy đủ trên phần mềm như: họ tên, sđt, email, ngày sinh…
Hơn thế, tùy theo quy định của từng cửa hàng mà khách hàng đến quán từ bao nhiêu lần trở lên sẽ được xếp vào nhóm khách hàng thân thiết. Theo đó, nhóm khách hàng thân thiết này sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn những khách hàng bình thường khác.
Nhờ vào chức năng này của phần mềm, nhiều cửa hàng còn có chính sách ưu đãi, quà tặng cho các khách hàng có sinh nhật trong tháng, kích thích sự gắn bó lâu dài với cửa hàng của mình.
Nói tóm lại, để góp phần vào sự thành công của chuỗi cửa hàng, người chủ cửa hàng cần nhanh chóng ứng dụng phần mềm quản lý vào công việc kinh doanh của mình. Như thế mới mong có được sự kiểm soát chặt chẽ các khâu để tránh được thất thoát trong kinh doanh.