Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam hiện nay?
Vậy tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam là tỉnh nào? Những nội dung sau sẽ trực tiếp giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam luôn là câu hỏi được đặt ra khi muốn tìm hiểu về địa lý lãnh thổ. Bắc Ninh luôn là góp mặt trong danh sách 10 tỉnh nhỏ nhất Việt Nam với tổng diện tích là 822,7 km2, nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Đây là quê hương của dân ca quan họ với lịch sử cổ xưa và từng là trung tâm của Xứ Kinh Bắc.
Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng Bắc Ninh vẫn là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội. Đây là miền quê “địa linh nhân kiệt”, nơi gắn bó với di sản văn hóa và lịch sử lâu đời.
Bắc Ninh còn nổi tiếng với làn điệu quan họ, hội Lim cùng những truyền thống khoa bảng và danh nhân như Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, Tiến sĩ Nguyễn Nhân Thiếp, được tôn vinh tại Văn miếu Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam
Tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội với diện tích khoảng 860km2 và là tỉnh nhỏ thứ hai của Việt Nam, chỉ lớn hơn Bắc Ninh – tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam một chút. Tỉnh này thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nổi tiếng là nơi lưu giữ nền văn minh lúa nước cùng văn hóa dân gian phong phú. Thành phố Phủ Lý là trung tâm văn hóa và kinh tế đô thị bậc 3 của tỉnh, cũng là điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nam.
Tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên có diện tích nhỏ thứ ba tại Việt Nam, là 926km2, chỉ lớn hơn Bắc Ninh và Hà Nam nhưng không nhiều.
Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng Bằng sông Hồng cách Hà Nội khoảng 64 km về phía Đông Nam. Tỉnh này nổi tiếng với trái cây nhãn lồng ngọt thơm, được ca ngợi trong câu ca dao: “Dù ai buôn bắc bán đông, Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Ngoài nhãn lồng, Hưng Yên còn nổi tiếng với địa danh Phố Hiến, được mệnh danh là ‘Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến’ – một danh thắng đẹp của miền Bắc nước ta.
Tỉnh Hưng Yên có diện tích nhỏ thứ ba tại Việt Nam
Tỉnh Vĩnh Phúc
Vị trí thứ tư là tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích là 1235 km2, nằm phía Bắc thuộc vùng châu thổ sông Hồng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch như Tây Thiên, Tam Đảo, hồ Đại Lải, thác Bản Long,… Nơi này vẫn giữ dấu ấn lịch sử của nền văn hóa Hùng Vương và đất Kinh Bắc, Thăng Long với lối sống xã hội chuẩn mực đạo đức.
Đà Nẵng
Đáng ngạc nhiên là Đà Nẵng cũng nằm trong top 5 tỉnh thành nhỏ nhất Việt Nam với tổng diện tích là 1256 km2. Nằm ở vị trí trung tâm, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục và ngoại giao, thu hút khách du lịch với cảnh quan đẹp như Bà Nà Hills, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, cầu Hàm Rồng… Đà Nẵng cũng là điểm giao cắt của ba danh thắng nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
>>> Có thể bạn muốn biết: Bật mí 10 tỉnh thành có diện tích lớn nhất Việt Nam
Mục đích của việc phân loại đơn vị hành chính là gì?
Căn cứ vào Điều 3 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các quy định về phân loại các đơn vị hành chính được quy định như sau:
- Phân loại các đơn vị hành chính là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thiết lập cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại các đơn vị hành chính phải là cơ sở để xác định các tiêu chí như quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các đặc điểm riêng của từng loại đơn vị hành chính ở vùng nông thôn, thành thị, và đảo quần.
Phân loại đơn vị hành chính để xây dựng chính sách phát triển phù hợp
Chính quyền địa phương ở các tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 17 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh bao gồm:
- Tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định các vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương để thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 10 thành phố đáng sống nhất Việt Nam
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi liên quan thường gặp về địa lý Việt Nam.
Thành phố nào nhỏ nhất Việt Nam?
Thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa là thành phố có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với chỉ 44,94km2. Điểm nổi bật nhất của thành phố là tiềm năng du lịch vượt trội. Năm 2022 còn được xem là một năm thành công đối với du lịch Sầm Sơn khi thu hút hơn 7 triệu lượt khách, đạt tổng doanh thu ước tính hơn 14 tỷ đồng, tương đương 182,4% so với kế hoạch, vượt qua cả các điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang và Vũng Tàu.
Tỉnh nào nhỏ nhất ở Miền Tây?
Miền Tây hay còn gọi là Tây Nam Bộ là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở cực Nam Việt Nam với các tỉnh thànhbao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau và Bạc Liêu.
Theo dữ liệu thống kê năm 2022, tổng diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 40.577,6 km2 và tổng dân số là 17.744.947 người. Trong đó:
- Cần Thơ là thành phố có diện tích nhỏ nhất ở miền Tây với 1.402 km2.
- Vĩnh Long là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai ở miền Tây với 1.527 km2.
- Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất ở miền Tây với 6.346 km2.
Cần Thơ là tỉnh có diện tích nhỏ nhất miền Tây
Tỉnh nào nhỏ nhất ở Miền Nam?
Lãnh thổ Miền Nam được tính bao gồm cả hai khu vực là Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Theo đó, Cần Thơ không chỉ là thành phố có diện tích nhỏ nhất ở miền Tây mà cũng là thành phố có diện tích nhỏ nhất ở miền Nam với diện tích chỉ 1.402 km2.
Tỉnh nào nhỏ nhất ở Miền Trung?
Miền Trung bao gồm 3 khu vực chính:
- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh là: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ gồm: thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh gồm Bình Định, Quảng Nam, Ninh Thuận. Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận và Khánh Hòa.
- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai.
Miền Trung Việt Nam có tổng diện tích là 151,234km2. Trong đó, Đà Nẵng là tỉnh có diện tích nhỏ nhất miền Trung với 1,285km2.
Tỉnh nào ít dân nhất ở Việt Nam?
Theo Tổng cục Thống kê năm 2022, Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất Việt Nam với 454,700 người. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông nhất cả nước với 9,840,800 người, xếp sau là Hà Nội với 8,824,700 người.
Bắc Kạn là tỉnh thưa dân nhất Việt Nam
Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam. Hy vọng bài viết này của UNLOCK DREAM HOME đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về địa lý lãnh thổ nước ta.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 thành phố lớn nhất Việt Nam