Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong cuộc sống, hiện diện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, trả lời câu hỏi AI là gì, cách thức hoạt động cũng như ứng dụng thực tiễn của nó.
1. Trí tuệ nhân tạo AI là gì? AI viết tắt của từ gì?
AI là từ viết tắt của Artificial intelligence (Trí tuệ nhân tạo/ trí thông minh nhân tạo). Đây là công nghệ tiên tiến thường được điều hành bởi một loạt thuật toán, máy tính hoặc robot, sử dụng dữ liệu thời gian thực để mô phỏng trí thông minh của con người.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có khả năng tái tạo nhận thức của con người và đưa ra những quyết định theo thời gian thực. Nói cách khác, trí tuệ nhân tạo được lập trình để suy nghĩ, hành động cũng như phản hồi giống như người thật.
AI và tự động hóa là hai khái niệm dễ khiến nhiều người nhầm lẫn nhưng bản chất hoạt động của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như, tự động hóa yêu cầu nhập dữ liệu thủ công để thực hiện một tác vụ nhất định. Bằng cách sử dụng một thuật toán, tác vụ đó sẽ lặp lại quy trình, dù dữ liệu có lỗi hay không. Nhưng cơ chế của AI lại hoàn toàn khác. AI là máy học và con người cần cung cấp dữ liệu đầu vào cho nó. Khi xử lý dữ liệu, AI có thể phát hiện lỗi và có thể tự điều chỉnh chức năng, thuật toán nếu cần.
2. AI hoạt động như thế nào?
Quan tâm AI là gì bạn không thể không tìm hiểu cơ chế hoạt động của công nghệ này. Theo góc nhìn của những chuyên gia công nghệ, AI rất phức tạp nhưng chúng ta có thể lý giải cơ chế hoạt động của nó một cách dễ hiểu như sau: AI kết hợp các tập dữ liệu lớn với các thuật toán xử lý trực quan. Công nghệ này có thể điều khiển các thuật toán này bằng cách học các hành vi trong tập dữ liệu. Cần nhấn mạnh rằng, AI không phải là một thuật toán, đây là máy học có thể giải quyết vấn đề và đề xuất kết quả.
Các bước hoạt động của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI như sau:
- Bước 1 – Đầu vào: Các kỹ sư thu thập dữ liệu cần thiết để AI có thể hoạt động bình thường. Dữ liệu ở đây không nhất thiết phải là kiểu nhập văn bản, nó cũng có thể là hình ảnh hoặc lời nói. Tuy nhiên, điều quan trọng là thuật toán AI có thể đọc được dữ liệu mà bạn nhập vào.
- Bước 2 – Xử lý: Máy học AI lấy dữ liệu và quyết định xem cần phải làm gì với dữ liệu đó. Trong quá trình xử lý, AI diễn giải các dữ liệu được lập trình sẵn và sử dụng những hành vi mà nó đã học được ở bước 1 để nhận ra các kiểu hành vi giống nhau hoặc tương tự trong dữ liệu thời gian thực.
- Bước 3 – Cho kết quả dữ liệu: Sau khi công nghệ AI xử lý dữ liệu sẽ dự đoán kết quả. Bước này sẽ xác định dữ liệu dự đoán đưa ra thất bại hay thành công.
- Bước 4 – Điều chỉnh: Nếu xác định tập dữ liệu lỗi, AI có thể rút kinh nghiệm từ lỗi đó và thực hiện theo một quy trình khác. Các quy tắc của thuật toán có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi để phù hợp với tập dữ liệu.
- Bước 5 – Đánh giá: Giai đoạn đánh giá cho phép công nghệ phân tích dữ liệu và đưa ra các suy luận và dự đoán. AI cũng có thể đưa ra những phản hồi cần thiết trước khi tiến hành chạy lại thuật toán.
3. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo (AI)
Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đem đến nhiều lợi ích, điển hình là:
- Giảm lỗi của con người: Mặc dù AI hoạt động giống như con người nhưng nó có thể giảm đáng kể lỗi thông qua việc giúp chúng ta hiểu tất cả những kết quả có thể xảy ra và chọn kết quả phù hợp nhất. AI sử dụng dữ liệu thời gian thực để dự đoán các kết quả thay thế. Bằng cách sử dụng dữ liệu dự đoán, chúng ta có thể hiểu rõ hơn các lựa chọn, kết quả cũng như tác động của những kết quả đó.
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu: Công nghệ trí tuệ nhân tạo thông minh AI có thể thu thập thông tin cần thiết và đưa ra dự đoán trong vài phút. Bởi vậy, công cụ này có thể giúp chúng ta tiết kiệm sức lực đáng kể, hoàn thành những công việc đôi khi mất cả tháng trời thực hiện chỉ trong vài phút. Dựa trên những dữ liệu thu thập của AI, các nhà phân tích dữ liệu có thể đưa ra những quyết định thông minh, sáng suốt trong thời gian ngắn hơn.
- Đưa ra những quyết định thông minh: Khi bạn cung cấp đủ dữ liệu đầu vào, AI có thể dự đoán đúng kết quả, giải quyết đúng vấn đề cũng như thực hiện đúng chức năng của mình. Ngược lại, nếu dữ liệu đầu vào thiếu và không chính xác, rất có thể kết quả bạn nhận được sẽ bị sai lệch. Đừng quên kiểm tra kỹ dữ liệu AI cung cấp để tối ưu lợi ích của công cụ này.
- Thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại: Dù không phải là tự động hóa nhưng AI hoạt động giống như một phiên bản tự động hóa nâng cao. Việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và đề xuất những kết quả thay thế, giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những vấn đề phức tạp khác như chốt giao dịch hoặc liên hệ với khách hàng.
4. Phân loại trí tuệ nhân tạo AI
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI gồm 4 loại chính, đó là:
- Công nghệ AI phản ứng: Cho phép máy có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của mình và đối thủ để đưa ra những phương pháp tối ưu. Lấy ví dụ về công nghệ AI phản ứng chúng ta có thể kể tới Deep Blue – một chương trình chơi cờ vua tự động được tạo ra bởi IBM, có khả năng xác định nước cờ, đoán bước đi đối thủ để có nước đi phù hợp.
- Lý thuyết trí tuệ nhân tạo: Đây là loại công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi, tự suy nghĩ và áp dụng những điều đó để làm một việc cụ thể. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại loại AI này vẫn chưa phải là một phương án khả thi.
- Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế: Đây là loại công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định ở tương lai. Loại AI này cũng có khả năng kết hợp với những cảm biến xung quanh nhằm dự đoán những tình huống có thể xảy ra và đưa ra những quyết định tốt nhất cho thiết bị. Ví dụ điển hình của loại AI này là các dòng xe tự lái trang bị cảm biến để tránh các chướng ngại vật phía trước cũng như dự báo các tình huống có thể xảy ra va chạm để điều chỉnh cơ chế lái phù hợp.
- Tự nhận thức: Đây là công nghệ AI có khả năng tự nhận thức về bản thân, có suy nghĩ và khả năng bộc lộ cảm xúc giống như con người. Đây là loại công nghệ AI phát triển nhất nhưng ở thời điểm hiện tại chúng chưa khả thi.
5. Những ứng dụng của công nghệ AI trong cuộc sống thực tiễn
Tìm hiểu AI là gì không thể bỏ qua những ứng dụng của nó trong thực tiễn cuộc sống. Có thể nói, AI hiện diện ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực từ y tế, giáo dục, hoạt động truyền thông marketing, bán hàng…
5.1. Ứng dụng AI trong hoạt động truyền thông marketing
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI đã giúp hoạt động truyền thông marketing hoạt động hiệu quả, tối ưu chi phí và nguồn lực hơn.
Ứng dụng rõ ràng nhất của công nghệ AI với ngành này là:
- Tìm kiếm thông tin: AI có khả năng phân tích và thu thập dữ liệu của khách hàng như các hành động ở trên website, hành vi mua sắm… giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng mục tiêu và đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
- Sáng tạo nội dung: Chat GPT xuất hiện cùng một loạt những app viết content khác đã khiến khái niệm AI là gì trong ngành marketing được thảo luận nhiều hơn bao giờ hết. Những công cụ ứng dụng công nghệ AI giúp bạn sáng tạo nội dung nhanh với nhiều ý tưởng độc đáo thông qua những yêu cầu dữ liệu đầu vào mà bạn cung cấp.
Tích hợp công nghệ AI trong tạo nội dung mô tả sản phẩm cũng được nền tảng thiết kế website bán hàng Sapo Web tận dụng. Chỉ cần cung cấp một số những thông tin cơ bản như tên, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu giọng văn… là hệ thống sẽ đề xuất cho bạn bản mô tả ngắn gọn hoặc chi tiết theo yêu cầu. Bạn có thể trải nghiệm tính năng này của Sapo bằng cách click nút “Dùng thử miễn phí ngay” bên dưới.
- Bán hàng: AI có thể tối ưu hóa và nâng cao quy trình bán hàng bằng cách tự động hóa các quy trình tư vấn bán hàng online, chăm sóc khách hàng, gửi email marketing, phân tích dữ liệu bán hàng để đưa ra những phương án tối ưu.
- Quảng cáo: AI có khả năng phân tích dữ liệu quảng cáo, nhóm khách hàng để đưa ra đề xuất những kênh quảng cáo phù hợp nhắm đúng đến tệp khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí nhất có thể.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về AI Marketing: Ưu nhược điểm và những ứng dụng trong nghề
- Bật mí 5 công cụ vẽ logo bằng AI là lựa chọn hàng đầu của designer [Cập nhật 2024]
5.2. Ứng dụng AI trong giáo dục
Ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục là cá nhân hóa việc học tập thông qua các ứng dụng (app) học online, giúp người học nhận được lộ trình học phù hợp với năng lực. Công nghệ này cũng giúp thực hiện các quy trình tự động hóa các nhiệm vụ như báo cáo, chấm bài kiểm tra, đưa đánh giá. Ngoài ra, AI còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác của ngành giáo dục như theo dõi thí sinh qua camera web, phân tích các thao tác gõ phím để cảnh báo cho giám thị…
5.3. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế
Y tế là một trong những lĩnh vực tận dụng mạnh mẽ sức mạnh của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Một số ứng dụng nổi bật bao gồm: Quản lý dữ liệu, hồ sơ khám bệnh; Thực hiện các công việc chuyên ngành như quét CT, tìm mạch, X quang…
5.4. Ứng dụng AI trong giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một trong những ngành ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI. Điển hình là xe tự lái, camera giao thông thông minh, giám sát và điều hành giao thông thông minh, bãi đỗ xe thông minh, giám sát tài xế…
Qua những thông tin tổng hợp chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi AI là gì. Tiếp tục những thông tin hữu ích về chủ đề AI bằng cách truy cập blog Sapo.vn.